Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ Phật giáo: Sự khôn ngoan của Hoàng Hậu Từ Tâm

30/10/201813:20(Xem: 10272)
Truyện thơ Phật giáo: Sự khôn ngoan của Hoàng Hậu Từ Tâm

 hoanghau_painting1

SỰ KHÔN NGOAN CỦA HOÀNG HẬU TỪ TÂM

 

Ngày xưa có một gia đình

Tiền rừng bạc bể quả tình giàu sang

Con trai sinh được một chàng

Trưởng thành, học vấn vững vàng vừa xong

Chàng bèn quyết chí một lòng

Bao nhiêu tham dục chàng không còn màng

Xuất gia vào chốn rừng hoang

Sống đời ẩn sĩ đạo vàng chuyên tâm.

*

Một ngày thiếu muối để ăn

Chàng rời núi Tuyết về thăm kinh thành

Ngủ qua đêm rất an lành

Trong vườn thượng uyển cây cành tốt tươi,

Hôm sau vào lúc sáng trời

Sau khi tắm rửa, tóc thời cột lên

Chiếc y chàng xếp một bên

Áo da dê núi khoác lên thân rồi

Ra đi khất thực khắp nơi

Bước chân thư thái, dáng người ung dung,

Khi chàng tới cổng hoàng cung

Vua nhìn ẩn sĩ vô cùng oai nghi

Lòng thán phục, tâm nể vì

Truyền mời hiền sĩ ghé về trong cung

Tiếp người long trọng, tiệc tùng

Cao lương, mỹ vị cúng dường thành tâm

Chàng bèn cảm tạ ân cần.

Vua mời chàng hãy dừng chân chốn này

Vào hoa viên ở luôn đây

Vua cung cấp bốn thứ ngay cúng dường:

“Thức ăn, quần áo thông thường

Tiện nghi chỗ ở, sẵn sàng thuốc men.”

Nhận lời lưu lại hoa viên

Chàng trong mười sáu năm liền tĩnh tâm

Trở nên thanh tịnh vô ngần

Đạo vàng thuyết giảng, vua quan thấm nhuần.

*

Một ngày vua phải mang quân

Ra nơi biên địa dẹp mầm loạn ly

Trước khi cất bước ra đi

Vua chăm sóc ẩn sĩ kia tận tình

Rồi truyền hoàng hậu đẹp xinh

Khi mình vắng mặt thay mình trông coi.

Từ Tâm hoàng hậu tuyệt vời

Thông minh, khôn khéo, thạo đời, đảm đang

Thay vua chăm sóc đàng hoàng

Để ông hiền sĩ dễ dàng tu thân.

Một ngày bày sẵn thức ăn

Nhưng ông hiền sĩ bất thần chậm sang

Trong khi chờ đợi cúng dường

Từ Tâm hoàng hậu điểm trang mặn mà

Thân người tắm rửa nước hoa

Xiêm y lộng lẫy, dáng bà tốt tươi

Bà nằm trên ghế thảnh thơi

Đợi chờ hiền sĩ tới nơi cúng dường.

Sau khi chậm trễ bất thường

Thế là hiền sĩ vội vàng tới ngay

Vào cung điện chợt ngất ngây

Thấy bà hoàng hậu tại đây tuyệt vời,

Khi nghe vọng tiếng chân người

Bà bèn ngồi dậy, xiêm rơi vô tình

Phô ra lồ lộ thân hình

Chao ơi quyến rũ đẹp xinh cực kỳ

Ôi thôi thanh tịnh còn chi

Lòng người ô uế chỉ vì nữ nhân,

Dục tình nhen nhúm trong tâm

Bốc ngùn ngụt tựa lửa thần khác chi

Tựa như rắn hổ mang kia

Ngóc đầu khỏi giỏ mỗi khi nghe kèn

Thế là mất hết lực thiền

Tâm hồn sa đọa đảo điên rối bời

Như là quạ cụt cánh rơi

Trong khi bay lượn giữa trời thênh thang.

Không ăn nổi bữa cúng dường

Ông mang thực phẩm tìm đường trở lui

Về nơi am thất mình rồi

Lên giường nằm liệt thân người thảm thay

Bỏ ăn bỏ uống bảy ngày

Bóng hình hoàng hậu cuồng quay não nề.

*

Sau khi dẹp loạn trở về

Ghé thăm hiền sĩ vua thì ngạc nhiên

Thấy ông nằm liệt giường bên

Tưởng ông đau ốm vua liền vỗ chân

Hỏi thăm sức khoẻ ân cần

Chân thành hiền sĩ trút tâm sự mình:

“Nhìn hoàng hậu, khởi dục tình.”

Vua cười: “Hoàng hậu xin dành cho ông

Để cho ông được thỏa lòng

Chúng ta về lại hoàng cung. Xin mời!”

Vua cùng hiền sĩ tới nơi

Từ Tâm hoàng hậu đón người thiết tha,

Nhà vua ra lệnh cho bà

Hãy vào trang điểm thật là tươi xinh

Với quần áo đẹp trên mình,

Nhà vua bí mật tâm tình đôi câu

Nhờ bà khéo léo cách nào

Cứu hiền sĩ khỏi đảo chao tâm hồn,

Bà hoàng hậu trấn an luôn

Rằng bà có cách tinh khôn giúp người.

Vua trao hoàng hậu xinh tươi

Cho ông hiền sĩ nổi trôi biển tình.

*

Cả hai ra khỏi cung đình

Ông đang mơ cuộc hành trình yêu đương

Chợt nghe bà nói thân thương:

“Giờ mình cần chỗ để nương thân rồi

Một nơi để ở mà thôi

Về trình vua rõ mong người cấp cho.”

Quả nhiên vua chẳng chối từ

Cấp cho lều cũ rất ư tồi tàn.

Nhận lều bà cất tiếng than:

“Nơi này dơ bẩn hoang tàn biết bao!”

Bà không chịu bước chân vào

Nói ông dọn dẹp cách nào sạch đi

Khiến ông lại phải quay về

Xin vua dụng cụ quản chi xa gần.

Rồi bà đòi hỏi nhiều lần

Gây ra nhiều chuyện khó khăn muộn phiền:

“Tô tường, trét vách, sửa nền

Kiếm thêm bàn ghế, mùng mền, chiếu chăn

Rồi đồ dùng để nấu ăn…”

Tới lui bao chuyến nhọc nhằn trước sau

Cuối cùng ngồi cạnh bên nhau

Trong phòng im lắng bà đâu ngại ngùng

Bất ngờ nắm lấy râu ông

Tay vùng giật mạnh, miệng cùng la lên:

“Sao ông lại nỡ chóng quên

Mình là hiền sĩ tu thiền thanh cao

Từ lâu thanh tịnh biết bao

Giờ đây bỗng chốc rơi vào vô minh!”

Ông nghe tiếng thét thình lình

Trong tâm bừng ngộ, giật mình tỉnh ra

Sau cơn cuồng loạn mê mờ

Cúi đầu hổ thẹn thẫn thờ khẽ than:

“Con đường tham dục chớ ham

Đọa vào địa ngục vô vàn đớn đau!”

Ông kêu lên: “Hãy trả mau

Nữ nhân trả lại, chớ đâu chần chờ

Trả hoàng hậu lại cho vua

Ta quay trở lại rừng xưa tu hành!”

Ông bèn thực hiện ý mình

Gặp vua ông nói tâm tình đôi câu:

“Tôi vừa chìm xuống dòng sâu

Cõi lòng khát ái sóng sầu bủa vây

Chính vì người nữ này đây

Xin trao hoàng hậu từ nay trả ngài.”

*

Từ Tâm hoàng hậu thật tài

Vô cùng thông thái, tuyệt vời khôn ngoan

Tặng cho ẩn sĩ non ngàn

Món quà vô giá muôn vàn quý thay

Bao nhiêu “thiền lực” trước đây

Đã từng bị mất, giờ này phát huy,

Trước khi ẩn sĩ ra đi

Ông bèn thuyết pháp vua nghe điều lành,

Trở về chốn cũ rừng xanh

Lánh xa cõi tục kinh thành mãi thôi,

Nhiều năm thiền định dần trôi

Hưởng nhiều an lạc của đời ẩn tu

Cõi trần ông chợt giã từ

Tái sinh thiên cảnh rất ư tốt lành.

*

Nhận diện tiền thân:

Ẩn sĩ là tiền thân Đức Phật. Vua là A Nan.

Hoàng hậu Từ Tâm là Liên Hoa Sắc.

 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE WISDOM OF QUEEN TENDERHEARTED

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

                       

_________________________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2010(Xem: 15236)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 31872)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 9624)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 7904)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 11934)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9103)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 13726)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 9678)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 34133)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]