Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chung Một Niềm Đau (thơ)

12/09/201807:03(Xem: 7972)
Chung Một Niềm Đau (thơ)
 
khung bo 911 
  CHUNG MỘT NIỀM ĐAU
Sáng nay, 11-9 nhớ lại hai toà cao ốc ở New York bị khủng bố tấn công biết bao mạng người đã chết.
Con đã có giây phút yên lặng nguyện cầu và viết bài này để chia sẻ.

Chung một niềm đau xót tim gan
Tháng chín mười một cảnh hoang tàn
Lửa ngùn bốc cháy toà cao ốc
Cả biết bao người xác nát tan.
Sáng nay ngồi lặng trong giây phút
Nhớ lại cảnh xưa thật bẽ bàng
Chắp tay nguyện cầu người đã chết
Mong người còn lại sống bình an.

   Viết xong lúc 8:25 AM sáng ngày 11-9-2018
              Tánh Thiện




Nỗi ám ảnh của người Mỹ
17 năm sau thảm họa 11/9

Gia đình các nạn nhân vụ khủng bố vẫn sống trong sợ hãi suốt nhiều năm, đồng thời không muốn sự kiện bị lợi dụng vì mục đích chính trị.

Một phụ nữ cầm tấm biển in hình người thân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9 tới lễ tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ hôm nay. Ảnh: AP.

Một phụ nữ cầm tấm biển in hình người thân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9 tới lễ tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ hôm nay. Ảnh: AP.


Người dân Mỹ hôm nay tổ chức lễ kỷ niệm 17 năm ngày diễn ra vụ khủng bố 11/9 với các hoạt động tưởng nhớ và một số dự án tình nguyện. Một đài tưởng niệm mới cho các nạn nhân cũng vừa khánh thành tại bang Pennsylvania hôm 8/9, AP đưa tin.

Vụ khủng bố xảy ra vào năm 2001 khi nhóm không tặc thuộc tổ chức Hồi giáo al-Qaeda lái hai phi cơ lao vào Tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, khiến cả hai tòa tháp cao 110 tầng sụp đổ và gần 3.000 người thiệt mạng. Trong số hai máy bay dân dụng bị kiểm soát khác có một chiếc đâm vào Lầu Năm Góc, chiếc còn lại rơi xuống cánh đồng gần thị trấn Shanksville,  bang Pennsylvania.

Margie Miller, vợ của Joel Miller, một trong số các nạn nhân, cùng những người sống sót, đội cứu hộ và nhiều người khác đã tập trung tại quảng trường tưởng niệm tại New York, nơi hai tòa tháp sụp đổ.

"Với tôi, anh ấy vẫn ở đây. Chỗ này là thánh địa của tôi", bà Miller chia sẻ trước khi buổi lễ bắt đầu với một khoảng lặng. Tiếng chuông ngân lên lúc 8h46 (giờ địa phương), thời điểm hai chiếc máy bay lao vào trung tâm thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence cũng sẽ tham gia các lễ tưởng niệm. Trump và phu nhân Melania dự kiến tới đài tưởng niệm mới tại bang Pennsylvania, nơi một trong bốn chiếc máy bay rơi xuống. Còn Pence sẽ tham gia lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc.

Đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9 với tên gọi Tower of Voices mới khánh thành tại bang Pennsylvania. Ảnh: AP.

Đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9 với tên gọi "Tower of Voices" mới khánh thành tại bang Pennsylvania. Ảnh: AP.

Sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách của Mỹ và tâm lý người dân dù 17 năm đã qua. "Bạn không muốn sống trong nỗi sợ hãi, nhưng nó rất chân thực", bà Miller cho biết.

Ngay sau lễ kỷ niệm vào năm ngoái, một chiếc xe tải đã lao vào đám đông gần Trung tâm Thương mại Thế giới, khiến 8 người thiệt mạng. Nghi phạm được cho là lấy cảm hứng từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Debra Sinodinos, thân nhân của lính cứu hỏa Peter Carroll thiệt mạng trong sự kiện 11/9, cho biết cô phải cố gắng không để những cuộc tấn công khủng bố làm mình trở nên yếu đuối. "Bạn phải để mọi thứ qua đi, nếu không bạn sẽ sống trong sợ hãi", cô cho biết.

Dù lễ kỷ niệm đã trở nên quen thuộc, gia đình của các nạn nhân vẫn không ngừng truyền tải những thông điệp cá nhân và bày tỏ sự lo ngại với tình hình đất nước. Nicholas Haros Jr., con của một nạn nhân 76 tuổi, kêu gọi các chính trị gia ngừng lợi dụng sự kiện 11/9 để phục vụ mục đích chính trị. 

"Hãy dừng lại đi. Đừng lợi dụng tro cốt những người thân yêu của chúng tôi làm đạo cụ trong nhà hát chính trị của các người. Cuộc sống và sự hy sinh của họ đáng giá hơn rất nhiều. Đừng coi thường chúng", anh nhấn mạnh.

Việc xây dựng lại các công trình bị thiệt hại sau vụ khủng bố vẫn tiếp tục. Một ga tàu điện ngầm bị phá hủy đã hoạt động trở lại hôm 8/9. Hồi tháng 6, tòa nhà 80 tầng thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới được xây gần khu vực xảy ra thảm họa đã mở cửa.


Ánh Ngọc

vnexpress.net



Nữ phi công F-16 được giao
tấn công cảm tử máy bay khủng bố 11/9

Khi xuất kích với mục tiêu ngăn chặn chiếc máy bay bị không tặc kiểm soát năm 2001, Heather Penney đã sẵn sàng hy sinh mạng sống.

nu-phi-cong-f-16-san-sang-tan-cong-tu-sat-de-ngan-khung-bo-11-9

Phi công Heather "Lucky" Penney. Ảnh: Washington Post.


Trưa ngày 11/9/2001, Heather "Lucky" Penney ở trên đường băng của Căn cứ không quân Andrews và sẵn sàng điều khiển tiêm kích F-16 với ý định đâm hạ chuyến bay 93 của hãng United Airlines - máy bay thứ tư bị không tặc khống chế, theo Washington Post.

Penney khi đó là nữ phi công F-16 đầu tiên của Phi đoàn tiêm kích số 121 thuộc Vệ binh Quốc gia D.C. Phi đội vừa hoàn thành hai tuần huấn luyện trên không tại Nevada. Khi vụ khủng bố xảy ra, không hề có máy bay vũ trang nào tại căn cứ. Các tiêm kích vẫn còn trang bị đạn giả từ nhiệm vụ đào tạo. (Sau vụ 11/9, họ đã bố trí hai máy bay được vũ trang đầy đủ, sẵn sàng xuất kích mọi thời điểm).

Nhóm không tặc của tổ chức khủng bố al-Qaeda đã cướp quyền kiểm soát 4 chiếc máy bay. Chúng lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York. Phi cơ thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc tại Virginia.

Khi có thông tin rằng máy bay thứ tư có thể đang trên đường đến Washington, đại tá Marc Sasseville đã yêu cầu Penney cùng mình triển khai máy bay để ngăn chặn nó. Tiêm kích của họ không hề mang theo đạn thật hay tên lửa.

"Lucky, cô đi với tôi", đại tá Marc Sasseville hô lên.

"Tôi sẽ đâm vào buồng lái", Sasseville nói.

"Tôi sẽ đâm vào đuôi", Penny trả lời không do dự.

"Chúng tôi lao vào máy bay", Penney nhớ lại. "Tôi sẽ là phi công tấn công cảm tử".

Họ bay qua Lầu Năm góc đang cháy, hướng về phía tây bắc với tốc độ hơn 650 km/h ở độ cao thấp.

"Chúng tôi không được huấn luyện để đâm hạ máy bay chở khách", Sasseville nói. "Nếu đâm vào động cơ, máy bay vẫn có thể lượn đi. Lúc đó tôi nghĩ phải nhắm vào buồng lái hoặc cánh".

Ông cũng nghĩ về việc liệu có thể sử dụng ghế phóng ngay trước khi va chạm hay không. "Tôi hy vọng có thể làm đồng thời cả hai việc", ông nói.

Penney thì lo lắng rằng nếu cô dùng ghế phóng để thoát ra trước, tiêm kích sẽ trượt mục tiêu. Đối với cô, lo lắng thất bại còn tệ hơn lo lắng về cái chết.

Nhưng cuối cùng Penney không phải chết. Cô không phải đâm hạ một chiếc máy bay chở đầy hành khách. Các hành khách đã tự làm điều đó.

Máy bay United 93 rơi xuống Pennsylvania. Các con tin đã chống cự những tên không tặc và làm điều mà hai phi công chiến đấu đã sẵn sàng làm: hy sinh để ngăn chặn máy bay gây ra thiệt hại nặng nề dưới mặt đất.

nu-phi-cong-f-16-duoc-giao-tan-cong-cam-tu-may-bay-khung-bo-11-9-1

Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống Pennsylvania sau khi con tin chống cự không tặc. Ảnh: alchetron.

"Những hành khách trên chuyến bay United Airlines 93 là những anh hùng thật sự, họ đã sẵn sàng hy sinh bản thân mình", Penney nói. "Tôi

chỉ là một nhân chứng lịch sử".

Cô và Sasseville sau đó chuyển nhiệm vụ sang hộ tống tổng thống và rà soát không phận.

Bố của Penney là phi công của hãng United Airlines. Penney khi đó không biết liệu bố mình có phải là người điều khiển United Airlines 93 hay không.

"Nghe có vẻ nhẫn tâm nhưng thẳng thắn mà nói, tôi không có cách nào để biết và việc đó cũng không thay đổi điều tôi cần phải làm", Penney nói. Thực tế, bố cô không có mặt trên chuyến bay định mệnh.

Penney hiện là một giám đốc trong chương trình F-35 của Mỹ. Dù không còn là phi công chiến đấu, cô vẫn thích bay lượn và thường nhớ lại chuyến xuất kích đặc biệt cách đây hơn một thập kỷ.

"Lúc đó tôi thực sự tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng tôi cất cánh", cô nói.


Phương Vũ

vnexpress.net



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2013(Xem: 11278)
Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.
21/11/2013(Xem: 10680)
Khắp nơi Phật tử tụ về đây Tu học cần chuyên suốt mấy ngày Sáng dậy an nhiên cùng nắng gió Chiều buông tỉnh lặng với ngàn mây Khách trần xao xuyến dần xa vắng Ông chủ thong dong tự hiện bày Giáo dưỡng ơn sâu mong đáp trả Giúp đời hiển Đạo giữ lòng ngay
21/11/2013(Xem: 17446)
10 bài viết về Bão Lụt Miền Trung Mặc Giang [email protected] 01. Thương lấy Miền Trung 02. Bao giờ thoát khổ hỡ em ? 03. Miền Trung, tôi thấy rồi em 04. Thương về Miền Trung 05. Lại Thương về Miền Trung 06. Thương Người Miền Trung 07. Bão lụt thảm thương 08. Máu chảy về tim, rung lòng nhân thế 09. Quê Hương máu chảy ruột mềm 10. Hỡi hai mùa mưa nắng
30/10/2013(Xem: 19565)
Miền trung mưa nắng quê tôi hai mùa Ruộng nương xơ xác quê tôi thật buồn Đã bao nhiêu năm ngàn giông bão xuống Một vùng đất nghèo bao nỗi đau thương
27/10/2013(Xem: 17034)
Không biết từ đâu ta đến đây Mang mang trời thẳm đất xanh dày Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ Sống điêu linh rồi chết đọa đày Mấy câu thơ thời tuổi trẻ, lúc mới 23 tuổi ấy đã theo suốt cuộc đời Nguyễn Đức Sơn, một thi sĩ kiệt xuất trên bầu trời văn nghệ Việt Nam hiện đại. Rờn lạnh hoang vu một tâm hồn cô độc, cô liêu khốc liệt, luôn luôn ngún cháy bên trong chiều sâu linh thức một ngọn lửa tịch mịch vô hình, thường trực đứng giữa đôi bờ sống chết giữa đỉnh cao và hố thẳm của tồn sinh bức bách ngay từ những ngày còn chạy lông bông đùa rỡn cùng sóng vàng cát trắng vu vơ dọc mấy hàng cây thông xanh ngút ven bãi biển Ninh Chữ xa mù. Từ đó, từ thuở nhà thơ chào đời năm 1937 ở làng Dư Khánh, Thanh Hải, Ninh Thuận đến nay cũng hơn 70 năm trời đằng đẵng trôi qua rồi mà ngọn lửa tịch mịch đó vẫn còn hừng hực rực ngời như một ngọn lửa thiêng trong lòng người thi sĩ dị thường :
19/10/2013(Xem: 11873)
" Đau thì đau vậy để mà Trả xong nghiệp báo vượt qua luân hồi. Trải qua vô số kiếp rồi Gây bao tội ác cho người khổ đau,
10/10/2013(Xem: 15317)
Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, Phạm thế Mỹ, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đức Sơn, Bùi Giáng, Trí Hải...
06/10/2013(Xem: 71733)
Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này
06/10/2013(Xem: 14383)
Những sóng nước biển xưa Đi về trong giấc ngủ Mù sương xuân mờ phủ Một châu quận bên đèo Một bình minh mang theo Một hoàng hôn cô tịch Những sóng nước trong veo Dọi ánh trời chuyển dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]