Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018

04/09/201810:18(Xem: 9656)
Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018




Tuyen Tap Tho_Tanh Thien_2018

Thơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật Giáo. Mở bất kỳ một kinh nhật tụng nào, dù truyền thốngNam Tông hay Bắc Tông, bạn cũng sẽ thấy thơ. Đôi khi, kinh nhật tụng là thơ, ngay từ dòng đầu tới dòng cuối. Thơ, hiển nhiên là một phương pháp của đạo.

Thơ là một dạng ngôn ngữ cô đọng, từ rất xưa đã gắn liền với nhà Phật. Kinh Pháp Cú là thơ. Một phần rất lớn trong Kinh Tiểu Bộ là thơ. Trong nhiều kinh khác, sau khi Đức Phật thuyết giảng, Ngài tóm tắt bằng mấy đoạn thơ.

Hãy hình dung một tạp chí Phật giáo, dù in trên giấy hay trên mạng, không có mục thơ.  Có vẻ gì như dị thườngnếu không có thơ. Tương tự, hãy hình dung rằng dân tộc Việt Nam không có ca dao.

Nói như thế, không có nghĩa thơ là đạo. Chỉ có thể nói ngược lại, rằng với người đã hiểu xong ý Đức Phật, dù có lời hay không có lời cũng vẫn tương ưng với đạo. Nơi đó, động hay tịnh, nói hay nín đều tương ưng với giới định huệ.

Do vậy, khi chúng ta đọc kinh nhật tụng mỗi ngày -- mở trang kinh ra, khép trang kinh lại, lời lời là thơ – từng âm vang, kể cả từng khoảng tịch lặng, đều là các nỗ lực tương ưng với giới định huệ

Trong Kinh Ud 5.6, có kể về nhà sư trẻ Sona, học trò của Ngài Maha Kaccayana (tiếng việt thường gọi là Maha Ca Chiên Diên), một lần, sau khi rời hạ, ghé thăm tu viện Anathapindika tại Vườn Jeta, thành Savatthi, được Ngài Ananda sắp xếp nơi ngủ cùng chỗ với Đức Phật. Kinh kể rằng, hầu hết trọn đêm, Đức Phật ngồi ngoài trời, rồi mới rửa chân vào phòng. Nhà sư Sona cũng làm như thế.

Tới gần hết đêm, thức dậyĐức Phật nói với nhà sư Sona rằng ta muốn nghe ngươi đọc tụng Pháp (I would like you to recite the Dhamma). Kinh kể rằng lúc đó, nhà sư Sona đọc trọn 16 kinh trong Aṭṭhaka Vagga. Đức Phật nghe xong, khen ngài Sona đọc rõ ràng, không sai, làm cho nghĩa minh bạch.

Kinh này cho thấy rằng: Đức Phật và chư tăng thời xưa ngủ ít, sống gần thiên nhiên (phần lớn trong đêm là ngồi ngoài trời); kinh nhật tụng được truyền dạy bằng thơ vì 16 kinh nêu trên là trong thể thơ; khi đọc tụng, phải đọc cho nghe rõ từng chữ, không sai (không ê a khó nghe)…

 

Với truyền thống Phật giáo nhiều ngàn năm sống với thơ như thế, chúng ta dễ hiểu vì sao các nhà sưthường làm thơ.

Thi sĩ Tánh Thiện cũng có một nỗ lực tương tự để tiếp cận với Pháp. Có khi chúng ta thấy anh làm thơ mỗi ngày, hay mỗi tuần. Thơ của anh là thuần về đạo pháp, không bận tâm bàn chuyện đời.
Nhu Hung_Tanh Thien

Nhà thơ Tánh Thiện  (bên phải) và pháp hữu Như Hùng

Thơ với Tánh Thiện có vẻ như một pháp thiền, một cách vào định.

Hãy hình dung rằng, khi bạn đi bộ, phải định tâm mới an toàn băng ngang qua một ngã tư, hay ngã sáu. Bạn phải chú tâm tới không gian quanh mình. Xe các loại có thể từ các hướng tới gần. Có lúc nghe tiếng máy xe hay tiếng còi từ sau, từ trước, từ hai bên… Có lúc bạn thấy những xe hay người chuyển động phía trước, phía bên hông… Bạn phải chú tâm từng khoảnh khắc để giữ an toàn, để khỏi bị xe đụng.

Tương tự, khi vượt sông, khi vượt qua cõi ái dục để tới bờ an toàn bên kia… bạn cũng phải định tâm để không bị sóng gió cuốn trôi.

Đối với Tánh Thiện, làm thơ là đối diện với một tự điển nhiều chục ngàn chữ, là lựa chọn chữ để ngợi ca Tam Bảo, để lấy thơ làm hành trang, làm cây gậy chống qua rừng hiểm nạn. Làm thơ không phải băng qua ngã tư, ngã sáu. Làm thơ là băng qua vô số ngã rẽ của ngôn ngữ. Làm thơ, hễ sơ suất, nếu không phạm giới cũng sẽ rơi vào đùa cợtlẳng lơ. Nhưng Tánh Thiện từng dòng thơ đều là từng bước đi thẳng qua các ngã tư an toàn.

Thơ Tánh Thiện, mỗi bài thường là ba đoạn, thỉnh thoảng có bài bốn đoạn, và thường mỗi đoạn thơ gồm bốn dòng. Thơ anh làm trong nhiều thể loại: lục bát, bốn chữ, năm chữ, tám chữ, song thất lục bát…

Có nhiều cơ duyên để Tánh Thiện làm thơ. Có khi anh viết là để tự nhắc nhở rồi tiến tu  (như trong bài thơ nhan đề Viết Thật Lòng Mình), có khi nói về nguồn vui chia sẻ đơn sơ cuối đời (bài Vui Niềm Hạnh Phúc).

Có khi Tánh Thiện làm thơ để cúng dường, để biết ơn các bậc tiền bối. Như khi anh ngợi ca Hòa Thượng Thích Quảng Đức:

Ngọn lửa từ bi muôn đời luôn rực sáng
Chuyển hoá lòng người đánh mất cả tim gan
Kẻ  chuyên quyền đều ngưỡng kính quy hang
Thân bất động an nhiên trong lửa táp.
(bài Ngọn Lửa Từ Bi).

Hay như khi họa bài “Dòng Tào Khê” của Thầy Nhất Hạnh, Tánh Thiện viết:

Tào Khê dòng nước BIẾT
Hướng về cõi phương Đông
Cuốn trôi dòng sanh tử
Sạch hết chốn bụi trần.

Có khi Tánh Thiện làm thơ để bày tỏ lòng biết ơn các bậc  tôn túc, như với quý ngài Thích Mãn Giác, Thích Trí Tịnh, Tuệ Sỹ, Thích Tâm Ngoạn, Thích Từ Lực, Thích Nguyên Tạng, Thích Tánh Tuệ, Phạm Công Thiện…

Có khi Tánh Thiền làm thơ để bày tỏ đồng cảm với tình thân hữu, như với Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, Tâm Thường Định (Bạch Xuân Phẻ)…

Trong một bài phơi phới tuyệt vời có nhan đề “Chỉ Là Cánh Chim Rong” để dâng Thầy Lê Mạnh Thát, nhà thơ Tánh Thiện viết:

Tóc vẫn mọc mà tâm hồn vẫn sáng
Sáng như làn mây trắng mãi thong dong
Ta đến đây chỉ là cánh chim rong
Bay phất phới trên vòm trời sanh tử…

Nhiều đề tài khác cũng trở thành thơ, đối với Tánh Thiện. Như thơ viết trong mùa Phật Đản, viết cho Lễ Vu Lan…

Tánh Thiện viết trong bài “Vu Lan Nhớ Mẹ” những dòng xúc động, như:

Vu Lan nhớ mẹ bao giờ
Dù bao cách biệt hai bờ đại dương
Mẹ là bài hát quê hương
Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều

Thơ Tánh Thiện cũng bày tỏ nỗi lo về quê hương, về lãnh thổ, về Biển Đông. Nhưng tận cùng vẫn là những lời thơ tha thiết khuyến tu.

Như trong các dòng thơ sau, trích:

Tư duy ngồi nghiệm lại
Vạn pháp vốn giai không
Duyên sanh càng như huyễn
Phật pháp một tấm lòng (bài Như Huyễn)

Cuối đời học mãi chưa xong
Duyên sanh diệu hữu pháp không nhiệm mầu
Ta về nhớ Phật ân sâu
Ta về quán chiếu từng câu thấm vào (bài Một Cõi Thong Dong)

Tứ đại chỉ là vay mượn
Cuộc đời tạm bợ mà thôi
Ta chẳng có gì để mất
Lo gì gió cuốn mây trôi (bài Về  Nguồn)

Bao năm ta từng thở
Mà quên hẳn từ lâu
Do sống đời thất niệm
Gây bao nỗi khổ sầu
(bài Hãy Thức Dậy Mà Đi)

Rồi một ngày sẽ đến
Ta về lại chính ta
Như lửa về với lửa
Tất cả rồi cũng qua
(bài Còn Bản Thiền Ca)

 

Thơ Tánh Thiện tuyệt vời như thế. Dễ hiểuđơn giản, trực tiếp, giàu cảm xúc, không mơ hồ, không phức tạp. Đó là những dòng thơ viết trong truyền thống nhiều ngàn năm của Phật giáo, là lời khuyến tu chân thành của tác giả, là cảm xúc tự nhiên của người con Phật, là những bước đi của ngôn ngữ trên ngàn dặm đường qua sông. 
Và cũng là lời thảng thốt của Tánh Thiện giữa cõi vô cùng tịch lặng: từng chữ bước qua sông.


Nguyên Giác





pdf-iconTuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2010(Xem: 25365)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 8033)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 6653)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 10203)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 7725)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 12225)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 7514)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 31226)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567