Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua(1979-2019)

30/06/201820:50(Xem: 16441)
Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua(1979-2019)

chua vien giac hannover 1
Sự hình thành, phát triển và tồn tại
của Chi Bộ Đức Quốc

thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
hơn 40 năm qua (1979-2019)

Thích Như Điển

 

40 năm là một chặng đường ngắn với một tổ chức tôn giáo còn non trẻ như Phật giáo tại xứ Đức nầy. Bởi lẽ tại đây Thiên Chúa giáo và Tin Lành giáo là tôn giáo chính của người Đức. Ngoài ra những tín đồ theo Hồi giáo cũng chiếm đến gần 6% dân số của những người di cư đến từ các nước theo Hồi giáo. Trong khi đó, Phật giáo dù đã được bắt đầu có mặt tại xứ Đức nầy trên 200 năm, nhưng chưa được 1% kể cả những người gốc Á Châu theo Phật giáo và những người Đức đã quy y Tam Bảo. Tài liệu chính thức của chính phủ Đức về các tôn giáo tại đây được thống kê vào năm 2010, thì số tín đồ Phật giáo chỉ hơn 250.000 người mà thôi. Trong khi nước Đức có hơn 85 triệu dân, thì con số hơn 250.000 người là một con số khiêm nhường và bây giờở thời điểm nầy số lượng của Phật tử Việt Nam tại Đức cũng gần 100.000 người rồi.

 

Từ Nhật Bản xa xôi, tôi hầu nhưchẳng biết gì nhiều về xứ Đức nầy,ngoài việc biết rằng những đồ chế tạo của Đức ai cũng mến mộvìnổi tiếng trên thế giới về sự bền chắc; người Đức thông minh; tiếng Đức khó v.v…Cho đến khi thực tế va chạm đến ngôn ngữ Đứcmới biết nó khó cỡ nào; khi làm việc chung với người Đức mới thấy tinh thần trách nhiệm của họ đối với quê hương đất nước và bản thân của họ ra sao, và còn rất nhiều việc nữa, mà ai đó nếu ở xa thì khó phán đoán một sự kiện qua tầm nhìn cá nhân của mình cho đúng được. Trong đó có tôi, và tại sao lần đầu tiên khi đến Đức vào năm 1977, chưa hề cóýđịnh ở lại Đức mà nay(2018) tôiđãtrú ngụ tại nơi nầy trên 40 năm rồi?Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời, nhưng việc chính của tôi làở lại xứ nầy để giúp cho Phật giáo được phát triển, theo như lời đề nghị của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm,khi Ngài đến tham dự lễ An Vị Phậttại Niệm Phật Đường Viên Giácở đường Kestnerstr.37, Hannover vào mùa Phật Đản năm 1978.

chua vien giac hannover 2


Nhiều người nghe chữ Chi Bộ GHPGVNTN Đức Quốc, nhưng không hiểu vì lý do gì màđã hiện hữu trên 40 năm nay tại đây. Năm 1966 là thời điểm mà GHPGVNTN đã thành lập Phân Bộ GHPGVNTN tại Pháp, do Thiền Sư Nhất Hạnh đảm nhận, sau đó Ngài Nhất Hạnh đi các nơi để vận động thành lập các Chi Bộ nơi có chư Tăng Ni đang du học hay hành đạo như: Ấn Độ, Lào, Tích Lan, Nhật Bản v.v…Và khi tôi đến Nhật năm 1972 thì Chi Bộ Phật Giáo tại đây đã được thành lập rồi, lúc ấy Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm làm Chi Bộ Trưởng, Hòa Thượng Thích Chơn Thành làm Chi Bộ Phó vàđa phần chư Tăng Ni đang du học tại Nhật thuởđóđều là thành viên của Chi Bộ nầy.Về sau các Chi Bộ tại Ấn Độ, Lào, Tích Lan đã không còn hiện hữu nữa, chỉ còn Chi Bộ tại Nhật Bản hoạt động cho đến trước khi cố Hòa Thượng Thích Minh Tuyền viên tịch vào năm 2017 và nay xem như Chi Bộ tại Nhật cũng không còn. Riêng xứ Đức nầy Chi Bộ nhờ nhân duyên và hoàn cảnh cũng như tinh thần Thống Nhất của Giáo Hội ở trong cũng như ngoài nước, luôn muốn được bảo tồn và phát triển, nên danh xưng nầy vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay.


Khi thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác(1978), chúng tôi dùng danh xưng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Chi Bộ Đức Quốc để tiếp nối truyền thống bên trên, chưa khai báo gì cả, nhưng sở ngoại kiều của thành phố Hannover đã biết được danh xưng nầy và ngày 20.10.1978 họđã gửi đến cho tôi một văn thư với số ký hiệu 32.42-1 H/Hm và gửi kèm mấy hồ sơ liên hệ để khai báo tên tuổinhững thành viên của Chi Bộ nầy. Họ cũng bảo rằng đến ngày 27.10.1978 phải khai báo đầy đủ, nếu không khi quá hạn có thể nhận tiền phạt hành chánh lên đến 2.000,--DM và tối thiểu cũng là 1.000,--DM. Đến ngày 30.10.1978 Đạo Hữu Thị Minh Văn Công Trâm lúc ấy là Hội Trưởng Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật tử Việt Nam tại Đức đã viết thơ trả lời(mặc dầu đã trễ 3 ngày) về việc ghi danh Chi Bộ nầy với lý do là Hội Sinh Viên đã được ghi danh vào ngày 8.8.1978 và cũng đã được thành phố Hannover chấp nhận hồ sơ ngày 29.8.1978 và giải thích rằng danh xưng Chi Bộ chỉ để dành cho những vị Tăng Sĩ lãnh đạo của Giáo Hội tại Đức, mà lúc đó thật ra chẳng có Thầy Cô nào hiện diện tại đây cả, chỉ có một mình tôi thôi, thì chữ Chi Bộ khó tồn tại theo luật định của nước Đức nầy. Tình cờ tôi đọc báo Süddeustche Zeitung thấy có tường thuật về chuyến vượt biên của một số Thầy, Cô ra đi từ Việt Nam vàđã đến trại tỵ nạn München vào cuối năm 1979. Hình ảnh trên báo ấy là của Sư Cô Diệu Chương(sau nầy Côđã hoàn tục). Thuởấy tôi cũng hay đến các trại tỵ nạn khắp nơi trên nước Đức để thăm hỏi bà con mình mới đến, nên cũng đã đến München và sau nầy là Münnerstadt để gặp những vị Tăng Ni mới nầy, trong đó có Thầy Thiện Tâm, Thầy Minh Phú, Cô Diệu Ân, Cô Diệu Hạnh, Cô Minh Loan(sau nầy đã hoàn tục), Cô Diệu Chương(cũng vậy) v.v…Trong lòng cũng khấp khởi mừng thầm là từ đây trởđi sẽ mời Quý Thầy Cô về Niệm Phật Đường Viên Giác ở đường Kestnerstr.37 Hannover để thăm viếng và khi dần quen rồi sẽ trình bày việc thành lập Chi Bộ tại Đức. Đúng là do Phật bổ xứ và cuối cùng thì chúng tôi đã có một thành phần Chi Bộ gồm 8 vị xuất gia đã ký tên để thành lập Chi Bộ Đức Quốc thuộc GHPGVNTN ở thời điểm ban đầu là năm 1979, nhưng mãi cho đến 1980 thì mới chính thức được chính quyền công nhận gồm có: Chi Bộ Trưởng: Đại Đức Thích NhưĐiển; Chi Bộ Phó Ngoại Vụ: Đại Đức Thích Giác Minh(nay Sưđang ở Hoa Kỳ); Chi Bộ Phó Nội Vụ: Đại Đức Thích Minh Thân(nay Thầy đang ở Hoa Kỳ); Thầy Thích Thiện Tâm, Thầy Thích Minh Phú, Sư Cô Thích Nữ Diệu Ân, Sư Cô Thích Nữ Minh Loan và Sư Cô Thích Nữ Diệu Hạnh. Đây là thành phần cốt cán trong suốt 25 năm trường, kể từ năm 1978 đến năm 2003 khi tôi trở về ngôi Phương Trượng. Suốt trong 25 năm đó nhân sự có thay đổi, cũng có vui buồn khi việc nầy, khi việc nọ, nhưng dẫu sao đi nữa thì trong thời gian nầy chúng tôi đã gieo được lòng tin Tam Bảo vào người Phật tử Việt Nam cũng như người Đức một cách vững chắc, như chưa bao giờ có. Vì lẽ khi tôi đến Đức vào năm 1978 mới chỉ có một người Phật tử Việt Nam duy nhất biết mặc áo tràng, đó là cố Đạo hữu Diệu Anh Diệp Ngọc Diệp,thế mà sau khi Chi Bộ thành lập, phát triển và tồn tại cho đến năm 2018 nầy là 40 năm,đã có hằng ngàn, hằng vạn hay cho đến cả trăm ngàn người Phật Tử Việt Nam kể cả Đức đều biết ăn chay, niệm Phật, ngồi Thiền, lễ bái, làm phước, bố thí, cúng dường… quả làđiều không hổ danh là Thích tửkhi mang chuông đi đánh xứ người, như đã có lần cố Hòa Thượng Thích Quảng Thạc, Trụ Trì chùa An Lạc tại Sài Gòn đã tặng cho tôi hai câu thơ:

                                       Tuệ cự cao tiêu, quang Việt địa

                                       Từ chung trường khấu chấn Tây Dương

Nghĩa:

                                      Giương cao đuốc tuệ, sáng trời Nam

                                      Chuông từ vang vọng khắp Tây Phương.


Bây giờ dẫu cho chúng tôi không còn làm việc chung nữa, nhưng nhớ lại thuở xa xưa ấy chúng tôi đã tự gây dựng được ngôi Niệm Phật Đường và những ngôi chùa nhỏ nhắn xinh xinh, vốnlà tiền thân của những ngôi chùa ngày nay như: Viên Giác, Bảo Quang, Linh Thứu, Phật Bảo, Quan Âm, Thiện Hòa, Tâm Giác, Viên Đức v.v… Xin niệm ân tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni thuở ban đầu của Chi Bộ GHPGVNTN tại Đức. Nếu không có Quývị ngày ấy thì riêng cá nhân tôi cũng đã khó thành tựu với một danh xưng tổ chức Tăng Ni như thế tại xứ Đức nầy.

Năm 2003, sau 25 năm làm Trụ Trì và Chi Bộ Trưởng, tôi đã họp Chi Bộ lại và trao quyền lãnh đạo Giáo Hội tại Đức lại cho thành phần trẻ.Đại Hội đã tán đồng và lúc đó Thầy Hạnh Tấn làm Chi Bộ Trưởng, Thầy Đồng Văn, Thầy Thiện Sơn, Thầy Hạnh Bảo, Cô Minh Hiếu, Cô TuệĐàm Nghiêm, Cô Tâm Viên….thay thếđảm nhận cho chúng tôi. Thầy Hạnh Tấn đảm nhiệm Chi Bộ Trưởng từ năm 2003 đến năm 2008. Thầy Hạnh Giới từ năm 2008 đến 2017 và Thầy Hạnh Bổn từ năm 2017 đến nay. Mỗi năm Chi Bộ họp một lần tại một chùa của Chi Bộ, và hầu như mỗi tháng hay hai tháng đều có trao đổi sinh hoạt Phật sự tại các địa phương qua điện thoại cho những công việc cần thiết. Thành phần Ban Chấp hành của Chi Bộ trong giai đoạnđầu có thêm Thầy Trí Hòa(nay ở Hoa Kỳ), Thầy Từ Trí, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Sư Bà Thích Nữ Như Viên, Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước, Sư Cô Thích Nữ Như Hân, Sư Cô Thích Nữ Diệu Linh…Về sau nầy thì tại Đức có thêm nhiều Thầy, Cô nữa, nhưng có vị không sinh hoạt trực tiếp trong Chi Bộ và dĩ nhiên là trí nhớ của tôi không thể nhớ hết tên tuổi của Quý Thầy Cô đã làm việc chung suốt cả một khoảng thời gian dài như vậy, cũng mong Quý vị hoan hỷ bỏ qua cho.

Cái được, cái mất trong cuộc đời nầy vốn là cái thường tình của nhân thế, thì việc thành, trụ, hoại, không của một quốc độ, một tổ chức nó cũng phải bị chi phối bởi những sự vô thường của sinh, trụ, dị diệt mà thôi. Nếu có còn chăng! Đó là những âm hưởng, những hình ảnh thân thương của thuở ban đầu khi chúng ta gầy dựng nên nó và trải qua thời gian năm tháng của  tổ chức kia, hội đoàn nọ phải thay đổi để tự tồn; đôi khi phải giải thể để cho phù hợp với môi trường mới cũng là việc cần thiết, mà nhiều lúc người lãnh đạo cũng phải hy sinh thôi.Nhưng khi ở vào giai đoạn nào thì chúng ta cũng nên đóng đúng vai trò và vị trí của mình thì khi thời gian có trôi qua đi chăng nữa, chúng ta cũng không hổ thẹn với những thế hệ đi sau của mình là được rồi. Vì lẽ không ai có đôi tay thật dài có thểdang ra để ôm tròn vũ trụ vào mình được cả, mà hãy dùng lòng từ bi và vị tha hiến dâng thì tâm từ nầy sẽ trải rộng khắp cõi Tam thiên Đại thiên thế giới nầy rồi. Hãy nên luôn niệm ân, báo ân và đừng bao giờ niệm oán. Khi niệm ân nhiều rồi thì cái oán sẽ mờ dần đi. Lúc đó, chúng ta chỉ thấy bên cạnh mình toàn là những người thân yêu, đáng được cứu khổ. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo tuyệt đối. Do vậy niệm cảm ân nầy tôi xin ghi lại nơi đây và mong cho Quý Thầy Cô đã làm việc trong Chi Bộ với tôi suốt 25 năm qua, hay những Thầy Cô trẻ hơn đãđảm nhận điều hành Chi Bộ từ năm 2003 đến nay(2018)cũng đã được 15 năm rồi, hãy hoan hỷ cho những sự muộn phiền mà tôi đã gây ra cho Quý vị, nếu có. Hãy nhớ rằng: “Dẫu cho có thăng trầm bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng phải cố gắng kham nhẫn để vượt qua những gian nan trở ngại nếu có, để báo Phật ân đức”.Đó làđiều mà tôi muốn nhắn gửi đến những thế hệ Tăng Ni trẻ sau nầy.

 

Bây giờ kể chuyện đời xưa của hơn 40 năm về trước, không phải để kể công, mà là để nhớ lại một thời như vậy. Ai cũng biết câu chuyện 2 túi ni lông tôi lấy làm găng tay khi mùa Đông năm 1977 tại Kiel mà Bác Sĩ Thị Minh Văn Công Trâm đã có lần kể lại; nhưng cũng rất ít người biết rằng, ngay cả khi dời về chùa mới năm 1980 tại đường Eikelkamsptr. số 35A tôi nhiều khi cũng không đủ tiền đểđi mua hoa cúng Phật, nên phải ra ngoài vườn chùa hái tạm hoa gìđó, miễn sao có màu sắc là được rồi, mang vào chưng lên bàn thờ.  Ngày đó của những năm 1979,1980 cũng có những niềm vui nho nhỏ. Nguyên là Sư Giác Minh kể chuyện rất hay và nấu ăn thì thật là tài tình, ai cũng phải khâm phục, ngay cả Cô Diệu Ân là người nấu món chay ở Đức nầy không ai bì nổi, nhưng cũng phải phục Sư Giác Minh vô cùng. Khi Cô Như Viên được bảo lãnh qua Đức để làm Phật sự vào năm 1990, Cô cứ đi tìm cái cổng Tam Quan của chùa Viên Giác Hannover, nhưng nào đâu có thấy, vì lúc đó chùa thuê nên đã không xây cổng Tam Quan. Mãi cho đến năm 1991 sau khi khánh thành chùa Viên Giác đợt 1 tại Karlsruherstr. số 6 thì cổng Tam Quan mới định hình.Cuộc sống của mỗi người trong chúng ta nó thăng trầm như thếđó và ngày ấy khi làm báo Viên Giác chỉ một mình tôi đánh máy,incòn Phật tử Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp lo Layout. Sau nầy cóanh Mai Vi Phúc giúp thay đổi nội dung cũng như hình thức của tờ báo thì có Cô Diệu Ân đánh máy, Thị Chánh Trương Tấn Lộc bỏ dấu,tôi chụp hình bản kẻm, bác Thị Tâm Ngô Văn Phát  hay Thiện Tấn Vũ Quang Tú, ThịĐạo Ngô Ngọc Trung đứng quay máy in. Kế tiếp là Cô Hạnh Niệm, Cô Hạnh Tịnh, Cô Hạnh Ân, Thiện Giác HồVinh Giang, Thiện Phúc Châu Huệ Phấn, Bác Sáu Lầu, Chị Tiến, Chị Hồng, Anh Quang, Cô Hạnh v.v…. đều nhập vào tất cả những khâu xếp báo và cắt báo. Dĩ nhiên mỗi tờ báo đều có nhiều người đóng góp khác nhau, nhưng nó là tiếng nói chung của người Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức trong suốt thời gian của 40 năm qua. Quả là một sự cố gắng phi thường của Ban Biên Tập cũng như của những người đóng góp bài vở không một đòi hỏi thù lao, nhuận bút nào. Những người thư ký văn phòng như Chị Nga, Chú Sanh, Anh Như Thân, Thiện Đạo, Hugo v.v… họđã, đương và sẽ miệt mài với việc văn phòng, với báo chí sách vở, với bao nhiêu lần trả lời điện thoại cho những người ở xa gọi về, và dòng thời gian cứ trôi qua, nhưng công việc thì chưa bao giờ ngừng lại. Sang năm 2019 kỷ niệm 40 năm của Chi Bộ cũng là 40 năm kỷ niệm xuất bản báo Viên Giác. Thời gian đầu từ đầu năm 1979 còn ra khổA5, đến đầu năm 1981 thì trở thành A4 và cho đến hết năm 2018 nầy, báo Viên Giác sẽ đạt đến số 228 lần xuất bản và cứ hai tháng một lần như vậy, suốt trong 40 năm qua chưa bao giờ trễ nải và cũng chưa bao giờ than vãn chuyện tài chánh. Số lượng độc giả khắp nơi trong32 nước của thế giới nầy có trên dưới 5.000 người. Có khi tăng, có khi giảm, nhưng tựu chung là như vậy.


chua vien giac hannover 3


Từ khi tôi sinh ra cho đến năm nay là 70 năm trên trần thế rồi và 55 năm xuất gia học đạo, tôi đã đọc rất nhiều sách báo Phật Giáo và các sách, báo văn hóa đời thường, nhưng ít thấy có tờ báo nào mà có tuổi thọ như tờ bào Viên Giác nầy. Đó cũng là nhờ tấm lòng của Ông Chủ Bút Nguyên Trí Nguyễn Hòa,8 cây bút nữ và hằng trăm văn, thi sĩ trải qua nhiều chặng đường lịch sử khác nhau đã đóng góp cho báo Viên Giác. Bây giờ nhiều người đã đi vào lòng đất lạnh như: Giáo Sư Vũ Ký(Bỉ) Vũ Ngọc Long(Đức), Sư Huynh Hà Đậu Đồng(Đức)Huy Giang(Đức)v.v…. Chính quyền Cộng Hòa Liên bang Đức đã giúp các chi phíấn loát và cước phí bưu điện từ năm 1979 đến đầu năm 2004 là 25 năm, sau đó chúng ta tự lực cánh sinh. Thế mà tờ báo nầy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ân ấy là nhờ Quý độc giả khắp nơi vậy.

Tôi không biết diễn tả bằng lời nào trong cương vị là Chi Bộ Trưởng của Chi Bộ GHPGCVNTN Đức Quốc trong suốt 25 năm(1978-2003)và làm chủ nhiệm báo Viên Giác cũng trong suốt một thời gian dài 25 năm như vậy. Bây giờ mặc dầu không còn làm Chủ Bút báo Viên Giác nữa, nhưng hầu như số báo nào tôi cũng đều viết thư Tòa Soạn trong tháng lẻ để báo kịp ra vào tháng chẳn.

Để đảm bảo cho lỗi chính tả, sau khi viết, tôi thường hay gửi qua Úc, nhất là chừng 10 năm nay khi Computer được xử dụng một cách tiện lợi, nhanh chóng thì tôi lại nhờ Cô Thanh Phi sửa lại những chữ cần phải sửa, cũng như đề nghị những chỗ cần thay đổi chữ hay hình thức câu văn v.v... Công việc chưa dừng lại ởđó mà còn đi xa hơn nữa đến các độc giả bốn phương qua các trang nhà như quangduc.com của Thượng Tọa Nguyên Tạng ởÚc; trang hoavouu.com của Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, Hoa Kỳ và trang nhà viengiac.de của chùa Viên Giác Hannover do Đại Đức Thích Hạnh Luận post bài thường xuyên. Cả 3 trang nhà nầy đều  có số lượng độc giảlớn từ hơn 10 năm nay, không có trang nhà nào dưới 15 triệu lượt người vào xem nhiều tiết mục khác nhau. Đây cũng là công việc truyền bá giáo lý của Đạo Phật rất cần thiết và thịnh hành trong thời đại kỹ nghệ tân tiến như ngày nay. Tất cả đều có một tấm lòng, nhưng đúng là: “Nhất niệm biến tam thiên” như trong Kinh mà Phật đã dạy. Có nghĩa là ta đang suy nghĩ ở đây thìở kia cũng có người sẽ tiếp tục suy nghĩ như vậy và điện từ vô hình ấy sẽ phủ khắp cả 3.000 Đại Thiên thế giới nầy.

Một mai nầy tôicũng sẽ nằm xuống để lấy xác nầy bón phân cho cây cỏ và lấy tâm nầy để phụng sự cho nhân sinh, tôihy vọng rằng Phật Giáo tại xứ Đức nầy nói riêng hay những hành hoạt của những người đi trước nói chung,dẫu có thế nào đi chăng nữa thì thế hệ đi sau nên tiếp tục kế thừa và cố gắng làm cho nền Đạo phát sinh nhiều sắc thái cao đẹp hơn. Đó chính làý niệm đẹp của bài nầy mà tôi muốn viết, nhằm niệm ân những người đã cộng tác hy sinh với mình suốt một chặng đường dài hơn 40 năm như vậy, và cũng để nói lời nhắn nhủ với những thế hệ kế thừa là luôn tăng trưởng niềm tin vào công việc, để việc chung luôn được vẹn toàn để báo Phật ân đức vậy.

Tuổi đã 70 là cái tuổi xưa nay trong đời rất hiếm. Vậy nơi đây tôi xin chắp hai tay lại để nguyện cầu cho thế giới nầy luôn được sống trong hòa bình, an lạc, không chiến tranh, không hận thù, không gây oán lẫn nhau và xin cầu nguyện cho tất cả Quý thiện hữu tri thức, học trò, tử đệ lúc nào cũng như lúc nào, hãy tự soi rọi tâm tư mình trước khi nói đến hay phán xét việc của người.

Viết xong vào sáng ngày 28 tháng 6 năm 2018 nhân lần sinh nhật thứ 70(tuổi ta)tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc trong mùa An Cư Kiết Hạ, nhằm ngày Rằm tháng Năm năm Mậu Tuất.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2019(Xem: 6866)
Sống biết đủ tâm hồn mình thanh thản Lo chi giàu mà chẳng được an vui Sáu mươi năm cũng chỉ một kiếp người Đừng tham vọng chuyện tiền tài danh tiếng.
29/05/2019(Xem: 6559)
Kính bạch Thầy, con tự nghĩ đôi khi sống giữa bụi trần chỉ cần một chút lòng từ bi mà mình có thể chuyển hoá tất cả ...còn hơn lý thuyết nhiều quá ... Con xúc độnh khi nhìn thấ hình ảnh Thầy phát giày, phát áo, kính đeo mắt, bao thư và bánh chưng cho 10 chú thợ đúc chuông đồng, tượng đồng … tại Xưởng Đúc Đồng Đắc An, Nha Trang, họ làm cực khổ mà không có giày mang, chỉ mang dép nhựa, quá nguy hiếm…. tội nghiệp lắm, Phật tử Loan-Tỷ, Steve Lowe NTB, Linh Vân đã gởi tịnh tài cho Thầy làm từ thiện này. Con xin thành tâm tán thán công đức Thầy và quý Phật tử cũng như xin dâng Thầy và đại chúng bài thơ này. Kính, HT.
27/05/2019(Xem: 6097)
Nắng sương mai ta một mình lặng lẽ Cảnh sau vườn gió nhẹ chút thoáng qua Nhìn mây trời mà lòng chợt nhớ ra Bao giấc mộng chẳng có gì là thật.
25/05/2019(Xem: 6312)
Ta dừng chân giữa đầm sen Ngát thơm hương đạo Thiêng liêng ngày mùa Góc xa nương bóng sân chùa Trước hoa ai lại hững hờ, vô tâm? Ngắm nhìn
24/05/2019(Xem: 6002)
Hạnh phúc thay … được nghe bài pháp thoại ! Lặng người, rưng rưng khi quá tuyệt hay . Hiểu rõ chi li … giảng sư muốn trình bày, Sao đam mê … thích nghe đi … nghe lại mãi.
22/05/2019(Xem: 10281)
Mấy ngày qua tin tức thật rùng rợn: Một giáo phái lạ giết người đổ đúc bê tông. A Di Đà Phật con xin chia sẻ bài thơ đến với Tăng Ni và Phật tử gần xa. Cơ duyên lớn một đời theo Phật Mong tu hành giữ trọn đức tin Chuyên tâm nổ lực chính mình Con đường giác ngộ hành trình là đây.
21/05/2019(Xem: 6309)
Phật Pháp chuyên tu đẹp cõi lòng Dứt trừ mê vọng ngộ Tánh Không Xuất nhập hoá duyên tuỳ phương tiện Chuyển hoá nhân sinh chốn bụi hồng
17/05/2019(Xem: 11308)
Thuở xưa có một ông vua Quý yêu công chúa mới vừa sinh ra Nên vua mong muốn thiết tha Con mình mau lớn để mà ngắm trông Vua bèn triệu đến hoàng cung Lương y một vị tiếng lừng khắp nơi
15/05/2019(Xem: 6926)
Mấy ngày nay người con Phật thật hoang mang về một bức hình: Một người ngồi ngang hàng với Đức Phật. Nhìn bức hình TT kính cảm tác bài thơ này để trình lên chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa. Đấng Toàn Giác cả một đời cứu khổ Mỗi bước đi Ngài chuyển hoá tha nhân Trời và Người đều quy ngưỡng muôn phần Bậc Xuất Trần ngàn nhà qua một bát.
11/05/2019(Xem: 10908)
Cúi đầu đảnh lễ Phật Đản Sinh Cho con ghi dấu phút tư tình Ân thâm giáo pháp con nguyền thỉnh Trí Nhã luôn cầu sáng tỏa vinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]