Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài hồi ức về Hòa Thượng Thích Như Điển

21/05/201821:04(Xem: 13396)
Vài hồi ức về Hòa Thượng Thích Như Điển

htnhudien (54)



Vài hồi ức về Hòa Thượng Thích Như Điển



Kính bạch Thầy Nguyên Tạng,

Con được quen biết HT Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Germany từ những năm 2000. Dáng Thầy cao to như người ngoại quốc nhưng giọng nói lại dịu dàng, ấm áp làm cho những ai đã từng nghe Thầy nói /giảng ... thì khó quên. Thầy còn có một đặc điểm nữa là tuy Thầy thông Hán học nhưng Thầy ít dùng chữ Hán nên những bài giảng của Thầy giới trẻ dễ tiếp thu.

Thầy có một thời niên thiếu gắn liền với Gia Đình Phật Tử ( GĐPT) nên Thầy rất yêu mến tổ chức này … Năm 2000 chính Thầy đã bảo trợ cả tinh thần lẫn vật chất cho một Đại hội Huynh trưởng và Ban Bảo Trợ của GĐPT/VN tại Hải Ngoại, được tổ chức tại Chùa của Thầy, Viên Giác, Hannover. Ban Hướng dẫn GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại (BHD/HN) và sau đó là BHD/GĐPTVN trên Thế giới (BHD/TG) được thành lập là nhờ sự yểm trợ tích cực của một số chư Tăng ở Hải Ngoại trong đó Thầy Như Điển đóng vai trò quan trọng.

Con được gặp HT Thích Như Điển vào những kỳ Đại hội của BHD Hải Ngoại tại Đức, tại Bodhi Gaya ( Bồ Đề Đạo Tràng) Ấn Độ, Thái Lan v.v… và một lần con được BHD /GĐPT Âu Châu mời qua Đức nhân Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Huyền Trang. Nếu ở Đức thì con đều được ở lại Chùa Viên Giác, một ngôi chùa đặc biệt ở Hải ngoại không phải vì kiến trúc hay vì to lớn mà vì sự tu học của Tăng chúng ( tất nhiên đây là nhận xét riêng của con nên con phải nêu lý do).

Hồi con đến đó, con thấy đệ tử của Thầy rất nhiều, có cả người Việt lẫn người Đức, họ ở trong các phòng riêng và con không biết có bao nhiêu vị, nhưng vào buổi công phu sáng con nghe tiếng chư Tăng tụng Lăng Nghiêm y như tiếng thủy triều ... con rất xúc động và có cảm tưởng họ rất đông nhưng ban ngày không thấy quý vị đó xuất hiện, hình như họ ở trong thư phòng. Hồi đó, con rất ngạc nhiên là cửa chùa không bao giờ đóng và có khi đã khuya mà vẫn có người vào, có lẽ họ quen vào Chùa khi đói bụng (?) và được cho ăn.

Con cũng đã được nghe đệ tử người Đức của HT Như Điển nói Pháp cho các anh chị Trại sinh Huyền Trang nghe (về Bát Chánh Đạo). Và con cũng đã được ăn pizza chay do các tu sĩ trẻ của Chùa Viên Giác tự làm lấy chứ không phải mua ở ngoài.

Nói tóm lại, đến Chùa Viên Giác con được thấy chư Tăng tinh tấn tu hành nề nếp rất hiếm thấy trong các Chùa ở Hải ngoại, nhất là con từ Mỹ đi qua Đức. Tăng Chúng là một tập thể vững mạnh có năng lực tu tập, có đức độ và phạm hạnh trang nghiêm. Con cũng được may mắn tiếp xúc với quý Thầy đệ tử của HT Như Điển, con còn nhớ nhất là Thầy Hạnh Tấn. Ngoài ra, Chùa còn có một đội ngũ cư sĩ  đến làm công quả … con nghĩ đây có thể là phụ huynh các em trong GĐPT sinh hoạt tại Chùa, hay các vị đệ tử tại gia của Hòa Thượng.

Hòa Thượng có rất nhiều vị “đại đệ tử” có tài tổ chức những chuyến hành hương, hướng dẫn Phật tử đi chiêm bái các Phật tích ở Ấn Độ. Hòa Thượng cũng có chùa ở Bồ Đề Đạo Tràng ( Bodhi Gaya, Ấn  Độ) và con cũng có dịp đến đó với ACE GĐPT. Ở đây, chúng con được an trú trong chánh niệm nhiều nhất: Giờ ăn, giờ họp, sáng sớm tinh mơ ( trước 5 giờ sáng) Hòa Thượng và chư Tăng của Chùa đã hướng dẫn anh chị em chúng con ra tụng kinh và lễ bái ở Bodhi Gaya, chỗ có cây Bồ Đề nơi Đức Bổn Sư thành đạo ) Nét nổi bật ở Hòa Thượng là sự tinh tấn không dừng nghỉ và tinh thần kỷ luật (dù là kỷ luật tự giác). Trước khi đi đâu, làm gì ... Hòa Thượng đều nhắc nhở ACE, dặn đi dặn lại từng chi tiết nhỏ.  Khi “chỉ huy” Hòa Thượng rất  nghiêm minh, và khi “vui quanh đèn” hay lửa trại thì Hòa Thượng rất nghệ sĩ , Thầy cũng ca hát, ngâm thơ, v.v.. với ACE chúng con.

Riêng con, con hay nhờ vả  Hòa Thượng lắm. Khi có những trại huấn luyện lớn, con đều “níu áo” Thầy, xin Thầy giảng cho anh chị em … Thầy hoan hỷ nhận lời và sau đó cũng thức khuya dậy sớm … với trại sinh qua “các diễn đàn trên hư không”. Thầy rất nhiệt tình đối với sự tu học của ACE/GĐPT nói riêng và việc hoằng dương chánh pháp nói chung.

Nói tới 2 chữ “hoằng Pháp” thì con phải nhớ ra Hòa Thượng Như Điển có lẽ là vị Giảng sư đặc biệt nhất: Chịu khó đi khắp thế giới, từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu, chỗ nào cũng có dấu chân Thầy, từ những chùa to lớn, kiến trúc đồ sộ, danh tiếng, đến những tu viện nhỏ, những niệm Phật đường sơ sài Thầy đều quang lâm giảng Pháp, khai mở cho quần chúng Phật tử … Con cảm thấy rất hổ thẹn vì có khi Hòa Thượng ghé Houston mà con cũng không biết hay biết mà không đến vấn an Hòa Thượng được vì không có phương tiện (con không biết lái xe nên muốn đi đâu đều phải nhờ )

Công việc trước tác của Hòa Thượng cũng nhiều … Con tự hỏi, ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày mà không hiểu sao HT Như Điển làm được nhiều việc như thế? Đó là chưa kể con nghe nói HT Như Điển đã lạy Kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy! Thật là “bất khả tư nghì”.

Con xin kết thúc bài viết về HT Như Điển ở đây để kính gởi đến Hòa Thượng và Thầy lời kính mừng Phật Đản và kính mến chúc nhị vị một mùa Phật Đản an lạc và giải thoát

Trân trọng,
Tâm Minh Vương Thúy Nga

hoa sen 2a

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2016(Xem: 6178)
Tu Phật không khó Chỉ khó nơi ta Chẳng biết bỏ tà Theo con đường chánh
13/06/2016(Xem: 12144)
Muốn có phước thì tự mình phải tạo Từ việc làm đến lời nói hiền lương Trong thâm tâm không thủ đoạn so lường Mỗi hành động phải chánh chơn ngay thẳng
11/06/2016(Xem: 6831)
Hôm nay đọc được trang kinh Hiểu sâu ý nghĩa lòng mình tịnh an. Trên đời nhiều chuyện trái ngang Nảy sinh phiền não..., chuyển sang nghiệp trần Nghiệp kia xoay chuyển dần dần Lại là nhân của thế trần khổ đau Cho nên gặp cảnh cơ cầu
07/06/2016(Xem: 6430)
Ẩn Hiện Phật Pháp suối nguồn nối tiếp luôn Tuỳ duyên tu tập chẳng nói suông Lợi ích an vui thường tinh tấn Vấn đạo hành trì học bỏ buông
06/06/2016(Xem: 7107)
Thiền sư cất túp lều tranh - Một mình ẩn dật tu hành rừng sâu - Thị thành xa lánh từ lâu - Tâm hồn thanh thản, đạo mầu kiên trinh.
06/06/2016(Xem: 7280)
Làng kia có một lão bà - Sống đời lầm lũi, cửa nhà đơn côi - Chồng con đều đã qua đời - Bà nhờ mảnh đất nhỏ nơi sau nhà
06/06/2016(Xem: 7399)
Cổ thụ nghìn năm, vươn thẳng trời phương nam Đâm chồi, tủa nhánh, tỏa bóng bao la trên đất lành Người nương thân, cỏ cây trổ hoa đơm trái, Chim, sóc, côn trùng... đêm ngày lừng tiếng hoan ca Một thời vòi vọi bờ đông, sừng sững non đoài, cao vút Nào ai hay, có khi cũng hiện tướng suy tàn!
06/06/2016(Xem: 9821)
Tùy duyên không phải cho qua Tùy duyên là để tránh xa hứa liều Tùy duyên hai chữ đáng yêu Tùy duyên điều kiện bấy nhiêu hiểu rồi Tùy duyên khỏi nói lôi thôi Tùy duyên xem lại hạ hồi giải phân Tùy duyên là có nghĩa nhân Tùy duyên để khỏi đổi thân thành thù Tuy duyên là biết hòa nhu Tùy duyên lặng lẽ thiên thu không hèn Tuy duyên chấp nhận cho quen Tùy duyên không phải đợi khen mới làm
04/06/2016(Xem: 6835)
Quảng Đức cửa Phật từ bi Tâm Phương Thượng Tọa chủ trì thâm niên Tổ chức tu học tinh chuyên Hoằng dương Chánh Pháp gieo duyên cõi thiền Giải thoát bao nỗi oan khiên Độ cho bá tánh mọi miền vui tươi Đẹp sao công đức của Người Tinh nghiêm giới hạnh, rạng ngời chân tu
04/06/2016(Xem: 6839)
Lá cờ Phật Giáo thiêng liêng - Năm châu bốn biển mọi miền - Thắm tô màu cờ ngũ sắc - Biểu trưng Đạo Phật linh thiêng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567