Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

13/05/201806:41(Xem: 8131)
Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

Vesak_Melbourne_2018 (139)
Vesak_Melbourne_2018 (116)

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào


Hãy giơ tay vẫy  chào,
Ông Mặt Trời vừa thức giấc.
Để sáng soi và ban sự sống cho đời.
Chỉ cần ông ấy ngủ yên thôi.
Thì trái đất sẽ biến thành đất chết.
***
Hãy giơ tay vẫy  chào,
Cô tiên nữ hiện ra nơi Cung Quảng.
Để ánh trăng rằm chiếu sáng lung linh.
Để thủy triều con nước dâng lên.
Để thôn làng rộn rã suốt thâu đêm .
Chày giã gạo rộn ràng theo tiếng hát.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những học sinh đang tung tăng chân sáo,
Cắp sách đến trường.
Và cả những em bé trong khu vườn Mẫu Giáo.
Đó là tương lai của Tổ Quốc.
Là những búp măng non.
Thật dịu dàng…
Xin chớ mạnh tay măng sẽ gẫy.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những nông phu đang dầm mưa dãi nắng.
Chào ruộng đồng và cả cái nắng, cơn mưa.
Bằng tấm lòng biết ơn và chân thành cảm tạ.
Khi ăn một bát cơm xin cúi đầu hồi hướng.
***
Hãy giơ tay vẫy chào những bà mẹ.
Chẳng quản gian lao, tần tảo nuôi con.
Nay chim đủ lông bay khắp bốn phương.
Lòng thương nhớ không bao giờ đứt đoạn.
Vậy nhớ công ơn cha mẹ.
Không gì hơn là lễ Vu Lan.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những người thợ đang đổ mồ hôi trên công trường xây dựng.
Họ là những vị thần sáng tạo.
Từ đất hoang lên thành phố.
Từ bãi lầy lên nhà ở của chúng ta.
Từ con sông hai bờ chia cắt.
Nay nhịp cầu thuận tiện biết là bao.
Xin cúi đầu và chân thành ngưỡng mộ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Mái trường xưa cũ.
Bao thầy cô miệt mài làm chức năng Khổng Tử.
Trong thời đại học trò tinh ranh hơn quỷ dữ .
Với đồng lương chết đói,
Thế mà vẫn không rời.
Nền giáo dục quốc gia không hề đứt đoạn.
Công ơn này lớn như cha mẹ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào ngôi bệnh viện.
Hỏi ai trong đời chưa một lần không đến?
Từng phút giây cứu giúp mạng người.
Dù có ăn lương, dù chức năng phải thế.
Nhưng tình người sao nỡ quên ơn?
Xin nghiêng mình và dâng đóa hồng thắm đỏ.
***
Hãy đưa tay vẫn chào các ni cô đang ngồi tụng Kinh Cứu Khổ.
Xóa nhòa nhan sắc.
Phẩm hạnh không rời.
Đem tình thương, cứu độ đến cho người.
Nhưng ngoài kia bao cô gái thương ôi!
Khoe tất cả, không chút gì giấu diếm!
Tìm tiền bạc, tiếng tăm bằng đường lõa thể.
Chẳng tìm đâu xa.
Địa Ngục, Cung Trời ngay trước mắt chúng ta.
***
Hãy giơ tay vẫy chào cả những ông cảnh sát.
Đang chạy ngược chạy xuôi lo xã hội yên bình.
Rồi mưa nắng đứng điều hòa xe cộ.
Trong lúc chúng ta an lành ngồi trong công sở.
Hãy nở một nụ cười cảm tạ.
Mạch máu lưu thông quan trọng lắm đó nghe.
***
Hãy đưa tay vẫn chào.
Những chiến binh còn rất trẻ.
Canh giữ biên cương, núi rừng, biển cả.
Súng chẳng rời tay.
Mắt nhìn phía trước.
Đời chiến binh gian khổ biết là bao.
Lòng yêu nước không thước nào đo được.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những người phu đổ rác.
Họ thức dậy rất sớm khi chúng ta còn ngủ.
Họ làm vệ sinh, làm đẹp thành phố này.
Họ cả đời phải ngửi những mùi hôi mùi thối.
Những đồ dơ của chính chúng ta.
Nhưng tâm hồn họ rất đẹp...
Và có khi đẹp hơn cả chúng ta.
***
Hãy giơ tay vẫy chào.
Cả những người vô gia cư.
Đang vật vờ trên đường phố.
Hay chui rúc ở những bụi cây khốn khổ.
Hay dưới gầm cầu xa lộ.
Chẳng còn nhân cách con người!
Nghĩ thật bùi ngùi thương cảm.
Và hiểu rằng rồi ta cũng có thể ngồi đây.
Khi gia đình đổ vỡ.
Khi mộng ước tiêu tan.
Khi tình yêu ngang trái.
Khi nghị lực chẳng còn.
Khi rượu và xì-ke tàn phá.
Ôi cuộc đời thật muôn vàn đau khổ!
***
Hãy đưa tay vẫy chào,
Cực Lạc Quốc.
Mà chúng ta thường mơ ước.
Không phải ở Phương Đông.
Mà ở ngay chính lòng ta.
Khi tâm mình trong sạch,
Thì Tịnh Độ hiện tiền.
Chẳng phải đợi chết đi rồi mới có.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Và một lần thôi vĩnh biệt.
Những tư tưởng kỳ thị, cho mình là Số Một.
Coi công nương hơn gái quê hèn.
Và dù quê hèn nhưng gái quê hữu ích.
Còn công nương chẳng tích sự cho ai.
Không công nương đời ta vẫn thế.
Không gái quê, không gạo thóc, đói dài.
Và cũng đưa tay vẫy chào cả những bài ca dao:
Anh đi trên ruộng lúa.
Em yêu nước trên đồng.
Mái chèo em khua nhẹ.
Anh yêu cả con sông.
Con sông dài đẹp quá.
Chạy theo rặng núi xa.
Buông lời ru tha thiết.
Tình em mãi mặn mà.
Quê ta còn đứng đó.
Bờ ruộng lúa mênh mang.
Đời vui bên bếp ấm.
Em chẳng ước giàu sang.
Ai qua dòng sông nhỏ.
Đời em vẫn nhẹ nhàng.
Áo anh dù cho bạc.
Em chẳng bỏ quê làng.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một lần thôi và không bao giờ gặp lại.
Những oán hờn đang vây phủ đời ta.
Xin giã biệt và sợ hết hồn hết vía.
***
Hãy đưa tay vẫy chào,
Một lần thôi chẳng gặp.
Lòng tham lam vơ vét bạc tiền.
Tỉ phú rồi mà vẫn muốn kiếm thêm.
Chết đi rồi đầu óc muốn điên lên.
Sợ cháu con ăn chơi phá nát.
Nơi Địa Ngục hay Cung Trời than khóc.
Tiền của tôi, trả lại cho tôi!
Nghĩ tội nghiệp và vô cùng đau khổ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một lần thôi và một lần giã biệt.
Những hận thù, hung hăng, đố kỵ.
Giết chết tình thương bằng đe dọa, chiến tranh.
Và hãnh diện coi mình là chân lý.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Và chẳng mong gặp lại.
Những tư tưởng cực đoan, xa rời trí tuệ.
Để biến loài người thành một lũ âm binh.
Của loài cừu chỉ biết có “vâng”.
Chỉ có “dạ” và cúi đầu tuân phục.
Thật đáng thương cho những người sống không trí tuệ.
Không hiểu rằng mọi chúng sinh không hề có thấp-cao.
Đều thành Phật và nhân thân bình đẳng.
***
Hãy giơ tay vẫn chào,
Và chẳng mong gặp lại.
Cái Ngã đầy kiêu căng phách lối.
Chất chứa đầy tham vọng cuồng điên.
Và cầu xin “Đại Tử Nhất Phiên”.
Để sống lại một con người rất mới.
Con người mới biết yêu thương đồng loại.
Biết cảm thông và hiểu lẽ Vô Thường. 
***
Và cuối cùng,
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một con người vĩ đại,
Ở ngay chính lòng ta.
Đó là Ông Phật.
Thế nhưng Ông Phật đó lại bị chính con người nhỏ bé của chúng ta đè xuống.
Chúng ta lấy một chút lợi lộc nhỏ nhen, danh vọng, yêu đương, quyền thế,
Để đè Ông Phật đó.
Cho nên chúng ta muôn đời chỉ là con người bé nhỏ, tầm thường.
Chúng sinh thật tức cười!
Chạy vòng vòng, cầu Phật khắp mọi nơi.
Nhưng giết chết Ông Phật ở ngay trong lòng ta đó.


Đào Văn Bình
(Nhân mùa Phật Đản PL. 2562-TL. 2018)





 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2013(Xem: 20804)
Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Được viết vào đời Nguyên. Tác giả - Quách Cự Nghiệp, Một túc nho, người hiền. Hai mươi tư gương tốt Về đạo hiếu xưa nay
08/02/2013(Xem: 9960)
Nối truyền Đức Tổ Minh Quang Du Tăng Khất Sĩ dẫn đoàn hoá duyên, Xưa Tổ hành đạo khắp miền Nay ta noi dấu trọn nguyền kiếp tu.
07/02/2013(Xem: 18607)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10854)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7687)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11505)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13412)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11465)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10306)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
26/01/2013(Xem: 10798)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]