Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

14/11/201717:28(Xem: 13671)
Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...
Han Long An (1)


Han Long An (4)

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

 

Chiều nay 17-6, trong không gian thân mật và ấm cúng tại lầu 1 nhà hàng chay Đóa sen vàng trên trên đường Cao Thắng, nhà thơ Hàn Long Ẩn đã có buổi giao lưu trong tình thân hữu đạo vị nhân tập thơ Như mây đầu núi vừa được in còn thơm mùi mực.

 

Thi ca với tác giả là những tâm tình tự nhiên trong đời sống đạo, nói như cư sĩ Nguyên Giác, "Và những trang thơ Như mây đầu núi tựa như những vườn hoa vô ưu vậy!”. 

51 bài thơ với nhiều nguồn cảm, “mượn những hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm trừu tượng; dùng con chữ giản dị, đời thường thay cho những con chữ phức tạp, cao siêu; dùng cỏ cây, hoa lá, để diễn đạt sự từ bi, hỷ, xả”, như cư sĩ Nguyên Giác đã cảm trong lời nói đầu, Như mây đầu núi cho người đọc những minh triết ý vị, từ đó gợi một hướng sống nhẹ nhàng, ứng xử hòa đồng, thiết thực hiện tại, trong ước mong cuối cùng là an lạc tự nội. 

Được biết Hàn Long Ẩn là bút danh của thầy Thích Thiện Long, xuất gia tại cố đô Huế, từng du học tại Trung Quốc, hiện đang hành đạo tại Hoa Kỳ. Đây là tập thơ thứ tư của tác giả ra mắt bạn đọc, nhiều tác phẩm của Hàn Long Ẩn cũng đã được phổ nhạc, hiện phổ biến trong và ngoài nước.

Như mây đầu núi được trình bày trang nhã, với các minh họa nhẹ nhàng, thiền vị, công ty Thái Hà thực hiện, nhà xuất bản Thế giới cấp giấy phép.

 

Nhiệm Vy

 

(Tập thơ có trên tất cả các nhà sách Thái Hà và hầu hết trên các nhà sách toàn quốc. Ngoài ra, độc giả có thể đặt qua online).



Han Long An (7)

LỜI GIỚI THIỆU

 

Đọc Thơ Hàn Long Ẩn

 

Một phần rất lớn trong Kinh Phật được viết theo thể thơ. Như Kinh Pháp Cú. Hay Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Tương tự, nhiều phẩm trong Kinh Tiểu Bộ cũng viết theo thể thơ. Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật và rất nhiều vị Thánh Tăng, Thánh Ni đã ưa sử dụng thể thơ để trình bày những suy nghĩ từ các thời rất xưa.

Có thể (chúng ta chỉ đoán thôi) vì ngôn ngữ thơ là một cách cô đọng, dễ nhớ. Nhưng cũng có thể (cũng đoán), vì ngôn ngữ thơ thường tạo ra một cảm hứng, và vì thơ đã có sẵn nhạc tính và là những khoảnh khắc dịu dàng trong đời thường giữa cõi ngôn ngữ văn xuôi khó nhớ và kém vần điệu...

Đọc thơ Hàn Long Ẩn, chúng ta cũng sẽ gặp những khoảnh khắc của ngôn ngữ cô đọng, dễ nhớ, cảm hứng, nhạc tính, dịu dàng. Và nhà thơ cũng mang giáo lý vào thơ một cách tự nhiên... Dĩ nhiên, đó cũng là chức năng của Hàn Long Ẩn, trong cương vị một nhà sư.

Chúng ta sẽ thấy rất nhiều chữ thuần Việt trong thơ Hàn Long Ẩn, kể cả khi ông mượn các hình ảnh cõi này để nói về vô thường, vô ngã... kể cả khi ông khuyến tu.

Thí dụ, trong bài thơ "Bến Nọ Bờ Kia," Hàn Long Ẩn nói về bước chân đi và bước chân dừng lại. Phải chăng, bước chân đi là khi Đức Phật trách tôn giả Angulimala rằng sao cứ đi mãi (hiểu là, chạy mãi theo dòng sinh tử luân hồi) mà không chịu đứng lại, dừng lại (hiểu là, khi tất cả các tâm tham sân si đã dừng hoàn toàn)?  Và vì đã lỡ đi mãi trong sinh tử luân hồi, nên phải biết theo chánh pháp để đứng lại... và phải dùng thân huyễn này để ra sức tu hành.

Bài thơ mang ý khuyến tu, nhưng không hề nặng nề thuyết giảng. Lại khéo léo mang những hình ảnh đối nghịch nhau (bão tố, biển lặng) để nêu lên niềm an lạc của giải thoát. Bài thơ trích như sau:

 

... Nếu không bước chân đi

Thì lấy đâu đứng lại?

Kiếp người không ngang trái

Hạnh phúc chẳng ai cần!

 

Nếu không có huyễn thân

Dựa vào đâu giác ngộ?

Nếu trời không bão tố

Biển lặng cũng vô hồn... (ngưng trích)

 

Một điểm đặc biệt trong thơ Hàn Long Ẩn là sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm rất trừu tượng. Và trong khi gói vào thơ rất nhiều hình ảnh, nhà thơ đã dùng nhiều chữ đơn giản, chữ đời thường... để thay cho các chữ phức tạp, khó nhớ.

Hình ảnh cụ thể, thí dụ như cỏ, như đất trong bài thơ nhan đề "Cỏ và Đất"...

Các khái niệm phức tạp và trừu tượng của từ, của bi, của hỷ, của xả... được thay bằng cỏ và đất thương nhau, thường hoài nhau, bỏ qua cho nhau bao dung cho nhau.

Như một trích đoạn bài này:

  

Thương tất cả và bỏ qua tất cả

Để bao dung, để gần gũi lẫn nhau

Và như đất thương hoài cỏ úa

Mặt trời lên từ phía... tối màu.(ngưng trích)

  

Khi nói về khái niệm vô thường, tức là hiện tượng chi phối tất cả pháp hữu vi, và là một pháp ấn chính yếu, nhà thơ Hàn Long Ẩn cũng dùng tới hình ảnh cụ thể của đời thường quanh ta như: nắng, ngày, bầu trời, sông, mưa, mùa đông, gió, cánh đồng, xuân, vầng trăng, chim bay, ráng chiều... nghĩa là, mắt chúng ta không thấy được khái niệm vô thường, nhưng thấy được chuyển biến của nắng, mưa, gió, vầng trăng, chim bay, vân vân.

Trích bài "Cuộc Mộng" nơi đây:

  

Nắng rồi cũng bỏ ngày thôi

Mây rồi cũng bỏ bầu trời về sông

Mưa rồi cũng bỏ mùa đông

Gió rồi cũng bỏ cánh đồng bay xa

  

Xuân rồi cũng bỏ ngàn hoa

Vầng trăng bỏ lại đêm và cô liêu

Chim bay bỏ lại ráng chiều

Tuổi thơ bỏ lại cánh diều hôm kia. (ngưng trích)

 

Lời nhà thơ Hàn Long Ẩn khi nói với Phật tử, đã đưa ra những lời khuyên ứng dụng được ngay trong đời thường, không cần gì tới cao siêu, phức tạp. Như khyên rằng hãy thở, hãy cười, hãy buông xả, hãy lên chùa lễ Phật... Như trong bài thơ "Đôi Khi"  trích như sau:

 

Đôi khi đời đau khổ

Tập thở nhẹ và cười

Nếu không làm như thế

Chỉ thiệt mình mình thôi

 

Đôi khi người gian dối

Hãy buông xả bao dung

Làm sao ta biết được

Mình sẽ không sai lầm?

 

Đôi khi lòng trống trải

Vì chẳng hiểu lý do

Ta lên chùa lễ Phật

Biết buồn là hư vô. (ngưng trích)

 

Qua tập thơ này, Hà Long Ẩn đã hoàn tất xuất sắc vai trò một nhà thơ -- sử dụng ngôn ngữ nhiều nhạc tính, dịu dàng, đầy cảm hứng và chuyển các khái niệm trừu tượng sang hình ảnh đời thường. Và cũng đã hoàn tất vai trò một nhà sư khi giải thích về vô thường, về từ bi hỷ xả...

Khi ngôn ngữ thơ thuần Việt đã ngấm vào thịt da xương tủy của nhà sư Hàn Long Ẩn, các dòng chữ chỉ ra diệu nghĩa vô thường cũng hiển lộ thành hoa. Các trang thơ Như Mây Đầu Núi là những vườn hoa vô ưu như thế.

 

Nguyên Giác

 

 

 

 

Han Long An (2)Han Long An (3)Han Long An (4)Han Long An (5)Han Long An (6)Han Long An (7)
Han Long An (8)


Xem tiếp trang tác phẩm của nhà thơ Hàn Long Ẩn
https://quangduc.com/author/post/4887/1/thich-thien-long-han-long-an-








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2021(Xem: 10575)
Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
19/05/2021(Xem: 5172)
Chúng con cung kính nghe rằng: Đất Cửu Hữu tối tăm trong dòng u mịch Cõi Diêm Phù điên đảo trên biển vô minh Nguyện độ thảy nghiệp quần sinh Tầm thanh đa cầu bỉ ngạn.
19/05/2021(Xem: 10265)
Kính dâng Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương, Thầy Trụ trì TV Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Thầy Tri Sự TV Quảng Đức Thích Đăng Từ và đạo tràng Đại Gia Đình Quảng Đức với lòng ngưỡng phục và tán thán trong việc chuẩn bị cho Đại Lễ Phật Đản 2645 giữa đại dịch thiên tai kinh hoàng trong thế kỷ 21 này . Nguyện cầu những người con Phật đều được an bình và hạnh phúc . Kính chúc Sức khỏe Thầy và quý Phật tử đang miệt mài công quả chuẩn bị cho Đại Lễ này , HH Dù chưa đủ túc duyên xuất gia mang họ Thích ! Phật Tử thuần thành cũng có chút hỷ lạc riêng, Cúng dường, hộ trì Tam bảo, Công quả tuỳ duyên ... Sẵn sàng có mặt trong những đại lễ vía hội !
18/05/2021(Xem: 7949)
Lá cờ ngũ sắc tung bay nền trời Báo tin Phật Đản đến rồi khắp nơi Chưa đâu hãy còn thêm mười ngày nữa Phật Lịch 2565 bạn ơi!
17/05/2021(Xem: 11364)
Có lẽ đây là bài thơ mà tôi đã khóc rất nhiều khi viết lời tán dương và kính mừng lễ Phật Đản như từ nhiều năm qua từ khi bước vào tu học Giáo Lý Phật Đà vì lẽ hơn một năm qua đại dịch đã bộc phát rất mãnh liệt và năm nay có lúc thảm hại tàn khốc như đang xảy ra tại quê hương của Đức Bổn Sư. ... Từ các Thông Bạch từ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU do Đệ Nhất Chủ Tịch: HT Thích Tánh Thiệt và Đệ Nhị Chủ Tích : HT Thích Như Điển đã Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội gửi đi , Và Thông Bạch Phật Đản lần thứ 2645 (TL 2021) của Giáo Hội Úc Châu do HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc và cảm động nhất là Thông Bạch của GHPGVNTN Hoa Kỳ do HT Thích Thắng Hoan thay mặt Hội Đồng Giáo phẩm ( kính mời xem chi tiết ) Kính đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính tri ân lời chỉ dạy đã giúp con thấy rõ biết thực tại hiện tiền và vững niềm tin trước Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo đã khai, thị , ngộ , nhập Phật tri kiến đến chúng sinh ...
17/05/2021(Xem: 11896)
Trong thế giới thi ca hiện đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư…thì Trần Xuân Kiêm, tuy ẩn mật nhưng hồn thơ lai láng, chan hoà cả trời thơ đất mộng mông lung. Một niềm thơ tình tự, tương tư trong nỗi sầu ca vô cùng xúc động cứ đồng vọng hoài trên mặt đất ngân rung. Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa tồn sinh này, khiến cho thi nhân ngất say trong chén rượu nồng được rót từ suối tóc long lanh, từ biển mắt xanh biếc huyền diệu mông mênh. Em về đây từ một thế giới ban sơ vừa mộc mạc, giản dị vừa huy hoàng, diễm lệ. Thế giới của thơ và họa giao thoa trong tiếng nhạc của trời giữa thiên thu vời vợi… Nơi đây dư vang của huyền thoại quy hồi và em xuất hiện. Em về ngồi đó, lặng lẽ trong bóng chiều vĩnh cửu, thiên thu, đủ cho chàng thi sỹ ngây ngất, bàng hoàng, choáng váng, vội vã Quy Hàng: Em ngồi trong bóng thiên thu Nắng vui còn đọng lời ru suối ngàn Có ta cõi đó điêu tàn Đá khô đất sụp
16/05/2021(Xem: 10961)
Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng
15/05/2021(Xem: 5788)
Ca Diếp Tôn Giả Hạnh Niêm hoa vi tiếu mở tâm nguyên Phát nguyện chuyên tu nối pháp truyền Linh Thứu huyền cơ rền khắp chốn Đầu Đà diệu hạnh độ muôn duyên
15/05/2021(Xem: 6554)
Kính mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Kính dâng Thầy bài thơ về vía Đại Trí Văn Thù Sư Lợi , Đức Bồ Tát đã hộ trì con từ khi con đặt chân lên Ngũ Đài Sơn ( 2010 ) và đã thấy một sự hiển linh vi diệu đến cuộc đời con kể từ ngày ấy đến nay . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH Khi tháng tư âm lịch về, hai đại lễ cần ghi nhớ ! Vía Đức Văn Thù mừng bốn tháng tư Sang đến rằm Vesak lễ hội Đức Bổn Sư Nhưng cùng tiêu biểu cho Từ Bi và Trí Tuệ !
13/05/2021(Xem: 6886)
Diệu Tâm Ca, tập truyện thơ kể về cuộc đời của Đức Phật, nội dung ngụ ý một bản trường ca về Một Cõi hay Một Nhân Cách thị hiện Chân Tâm Vi Diệu. Dù nói là Một Cõi hay là Một Nhân Cách, Một Thể Tính, vẫn là cách nói vượt ngoài tầm với của thế tục trí, bởi đó là Cõi mà ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt: Đường đi của ngôn ngữ bị cắt đứt, dấu chân của tâm hành bị xóa sạch, như hư không, không thấy dấu chân chim.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]