Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

14/11/201717:28(Xem: 13362)
Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...
Han Long An (1)


Han Long An (4)

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

 

Chiều nay 17-6, trong không gian thân mật và ấm cúng tại lầu 1 nhà hàng chay Đóa sen vàng trên trên đường Cao Thắng, nhà thơ Hàn Long Ẩn đã có buổi giao lưu trong tình thân hữu đạo vị nhân tập thơ Như mây đầu núi vừa được in còn thơm mùi mực.

 

Thi ca với tác giả là những tâm tình tự nhiên trong đời sống đạo, nói như cư sĩ Nguyên Giác, "Và những trang thơ Như mây đầu núi tựa như những vườn hoa vô ưu vậy!”. 

51 bài thơ với nhiều nguồn cảm, “mượn những hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm trừu tượng; dùng con chữ giản dị, đời thường thay cho những con chữ phức tạp, cao siêu; dùng cỏ cây, hoa lá, để diễn đạt sự từ bi, hỷ, xả”, như cư sĩ Nguyên Giác đã cảm trong lời nói đầu, Như mây đầu núi cho người đọc những minh triết ý vị, từ đó gợi một hướng sống nhẹ nhàng, ứng xử hòa đồng, thiết thực hiện tại, trong ước mong cuối cùng là an lạc tự nội. 

Được biết Hàn Long Ẩn là bút danh của thầy Thích Thiện Long, xuất gia tại cố đô Huế, từng du học tại Trung Quốc, hiện đang hành đạo tại Hoa Kỳ. Đây là tập thơ thứ tư của tác giả ra mắt bạn đọc, nhiều tác phẩm của Hàn Long Ẩn cũng đã được phổ nhạc, hiện phổ biến trong và ngoài nước.

Như mây đầu núi được trình bày trang nhã, với các minh họa nhẹ nhàng, thiền vị, công ty Thái Hà thực hiện, nhà xuất bản Thế giới cấp giấy phép.

 

Nhiệm Vy

 

(Tập thơ có trên tất cả các nhà sách Thái Hà và hầu hết trên các nhà sách toàn quốc. Ngoài ra, độc giả có thể đặt qua online).



Han Long An (7)

LỜI GIỚI THIỆU

 

Đọc Thơ Hàn Long Ẩn

 

Một phần rất lớn trong Kinh Phật được viết theo thể thơ. Như Kinh Pháp Cú. Hay Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Tương tự, nhiều phẩm trong Kinh Tiểu Bộ cũng viết theo thể thơ. Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật và rất nhiều vị Thánh Tăng, Thánh Ni đã ưa sử dụng thể thơ để trình bày những suy nghĩ từ các thời rất xưa.

Có thể (chúng ta chỉ đoán thôi) vì ngôn ngữ thơ là một cách cô đọng, dễ nhớ. Nhưng cũng có thể (cũng đoán), vì ngôn ngữ thơ thường tạo ra một cảm hứng, và vì thơ đã có sẵn nhạc tính và là những khoảnh khắc dịu dàng trong đời thường giữa cõi ngôn ngữ văn xuôi khó nhớ và kém vần điệu...

Đọc thơ Hàn Long Ẩn, chúng ta cũng sẽ gặp những khoảnh khắc của ngôn ngữ cô đọng, dễ nhớ, cảm hứng, nhạc tính, dịu dàng. Và nhà thơ cũng mang giáo lý vào thơ một cách tự nhiên... Dĩ nhiên, đó cũng là chức năng của Hàn Long Ẩn, trong cương vị một nhà sư.

Chúng ta sẽ thấy rất nhiều chữ thuần Việt trong thơ Hàn Long Ẩn, kể cả khi ông mượn các hình ảnh cõi này để nói về vô thường, vô ngã... kể cả khi ông khuyến tu.

Thí dụ, trong bài thơ "Bến Nọ Bờ Kia," Hàn Long Ẩn nói về bước chân đi và bước chân dừng lại. Phải chăng, bước chân đi là khi Đức Phật trách tôn giả Angulimala rằng sao cứ đi mãi (hiểu là, chạy mãi theo dòng sinh tử luân hồi) mà không chịu đứng lại, dừng lại (hiểu là, khi tất cả các tâm tham sân si đã dừng hoàn toàn)?  Và vì đã lỡ đi mãi trong sinh tử luân hồi, nên phải biết theo chánh pháp để đứng lại... và phải dùng thân huyễn này để ra sức tu hành.

Bài thơ mang ý khuyến tu, nhưng không hề nặng nề thuyết giảng. Lại khéo léo mang những hình ảnh đối nghịch nhau (bão tố, biển lặng) để nêu lên niềm an lạc của giải thoát. Bài thơ trích như sau:

 

... Nếu không bước chân đi

Thì lấy đâu đứng lại?

Kiếp người không ngang trái

Hạnh phúc chẳng ai cần!

 

Nếu không có huyễn thân

Dựa vào đâu giác ngộ?

Nếu trời không bão tố

Biển lặng cũng vô hồn... (ngưng trích)

 

Một điểm đặc biệt trong thơ Hàn Long Ẩn là sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm rất trừu tượng. Và trong khi gói vào thơ rất nhiều hình ảnh, nhà thơ đã dùng nhiều chữ đơn giản, chữ đời thường... để thay cho các chữ phức tạp, khó nhớ.

Hình ảnh cụ thể, thí dụ như cỏ, như đất trong bài thơ nhan đề "Cỏ và Đất"...

Các khái niệm phức tạp và trừu tượng của từ, của bi, của hỷ, của xả... được thay bằng cỏ và đất thương nhau, thường hoài nhau, bỏ qua cho nhau bao dung cho nhau.

Như một trích đoạn bài này:

  

Thương tất cả và bỏ qua tất cả

Để bao dung, để gần gũi lẫn nhau

Và như đất thương hoài cỏ úa

Mặt trời lên từ phía... tối màu.(ngưng trích)

  

Khi nói về khái niệm vô thường, tức là hiện tượng chi phối tất cả pháp hữu vi, và là một pháp ấn chính yếu, nhà thơ Hàn Long Ẩn cũng dùng tới hình ảnh cụ thể của đời thường quanh ta như: nắng, ngày, bầu trời, sông, mưa, mùa đông, gió, cánh đồng, xuân, vầng trăng, chim bay, ráng chiều... nghĩa là, mắt chúng ta không thấy được khái niệm vô thường, nhưng thấy được chuyển biến của nắng, mưa, gió, vầng trăng, chim bay, vân vân.

Trích bài "Cuộc Mộng" nơi đây:

  

Nắng rồi cũng bỏ ngày thôi

Mây rồi cũng bỏ bầu trời về sông

Mưa rồi cũng bỏ mùa đông

Gió rồi cũng bỏ cánh đồng bay xa

  

Xuân rồi cũng bỏ ngàn hoa

Vầng trăng bỏ lại đêm và cô liêu

Chim bay bỏ lại ráng chiều

Tuổi thơ bỏ lại cánh diều hôm kia. (ngưng trích)

 

Lời nhà thơ Hàn Long Ẩn khi nói với Phật tử, đã đưa ra những lời khuyên ứng dụng được ngay trong đời thường, không cần gì tới cao siêu, phức tạp. Như khyên rằng hãy thở, hãy cười, hãy buông xả, hãy lên chùa lễ Phật... Như trong bài thơ "Đôi Khi"  trích như sau:

 

Đôi khi đời đau khổ

Tập thở nhẹ và cười

Nếu không làm như thế

Chỉ thiệt mình mình thôi

 

Đôi khi người gian dối

Hãy buông xả bao dung

Làm sao ta biết được

Mình sẽ không sai lầm?

 

Đôi khi lòng trống trải

Vì chẳng hiểu lý do

Ta lên chùa lễ Phật

Biết buồn là hư vô. (ngưng trích)

 

Qua tập thơ này, Hà Long Ẩn đã hoàn tất xuất sắc vai trò một nhà thơ -- sử dụng ngôn ngữ nhiều nhạc tính, dịu dàng, đầy cảm hứng và chuyển các khái niệm trừu tượng sang hình ảnh đời thường. Và cũng đã hoàn tất vai trò một nhà sư khi giải thích về vô thường, về từ bi hỷ xả...

Khi ngôn ngữ thơ thuần Việt đã ngấm vào thịt da xương tủy của nhà sư Hàn Long Ẩn, các dòng chữ chỉ ra diệu nghĩa vô thường cũng hiển lộ thành hoa. Các trang thơ Như Mây Đầu Núi là những vườn hoa vô ưu như thế.

 

Nguyên Giác

 

 

 

 

Han Long An (2)Han Long An (3)Han Long An (4)Han Long An (5)Han Long An (6)Han Long An (7)
Han Long An (8)


Xem tiếp trang tác phẩm của nhà thơ Hàn Long Ẩn
https://quangduc.com/author/post/4887/1/thich-thien-long-han-long-an-








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2020(Xem: 7282)
Chuyến đò ngang sinh mệnh Kính bạch Thầy ,ba năm rồi vào tháng bẩy là đến giỗ mẹ , nhìn lại đời mình sao giống con đường mẹ đã đi qua Tất cả chỉ là ân nghĩa , tất cả đều đã an bày và mình chỉ phải vun bồi công Đức mới tạo thêm năng lượng trên hành trình này . Kính dâng Thầy bài thơ và kính chúc sức khỏe Thày, HH Tháng bảy đến, mưa đêm buồn xa vắng ! Lòng vương mang tang mẹ đã tròn 3 ( ba) , Phong tỏa , cô quạnh ...chỉ ta lại với ta , Dùng kinh kệ thành tâm nguyện hồi hướng .
19/08/2020(Xem: 6971)
Thức Tỉnh Một kiếp nhân sinh, một kiếp sầu. Vô thường có hẹn với ai đâu! Đã chưa tát cạn sông phiền não, Thì vẫn xoay vòng bể khổ đau! Bởi chẳng nhân lành từ kiếp trước, Nên không quả ngọt ở ngày sau. Nhất tâm thường niệm Di Đà Phật, Mới thấy vô biên lẽ nhiệm mầu!
17/08/2020(Xem: 7210)
Trải Nghiệm và Thăng Trầm Giọt lệ mừng rơi mỗi khi tỉnh giấc ! Văng vẳng lời pháp thoại đã giúp trừng tâm, Lắng gạn nhiễm ô vi tế âm thầm, Vọng tưởng Ngã. Nhân cầu ...hành tác ! Những thăng trầm làm cái nhìn đổi khác, Lý thuyết ngôn từ ... chạy theo đã quá xa Căn bản phiền não càng phát tán rộng ra Đạp gai mới dừng lại ... cái đau trải nghiệm !
16/08/2020(Xem: 6377)
Y vàng dứt bỏ giận hờn Vai oằn sứ mạng, pháp môn độ người Sứ giả dẫm bước muôn nơi Xiển dương chánh Pháp cho đời bình an. Trần gian có lúc thăng trầm Thuyền từ vững chắc chèo dần qua sông, Mặc cho sóng gió, bão dông
14/08/2020(Xem: 8784)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
14/08/2020(Xem: 7582)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người. * Một là “nhan thí”: nụ cười Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình Hân hoan, niềm nở, chân thành Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.
14/08/2020(Xem: 6608)
Đi làm Phật sự phải tùy tâm Nếu không, vướng mắc những sai lầm Thần tiên ngó xuống đều bất mãn Phật và Bồ-tát chẳng tán ngâm
14/08/2020(Xem: 9226)
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ não sẽ theo ta Như xe , theo vật kéo. Thế gian tâm vốn đứng đầu Là duyên kết nối là cầu tương giao Nhiễm tâm sóng biển xôn xao Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi. Khổ đau trong kiếp luân hồi
13/08/2020(Xem: 10903)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]