Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dạ thưa phố Huế bây giờ (thơ)

21/08/201718:25(Xem: 12205)
Dạ thưa phố Huế bây giờ (thơ)
Song_Huong nui ngu

Bùi Giáng làm thơ về xứ Huế

Với xứ Huế, thi sĩ dị thường Bùi Giáng đã định danh bởi hai câu thơ như sấm truyền khiến hậu thế khi nói về Huế đều trích dẫn. Nhưng hình như không thấy ai để tên của bài thơ đó và cũng chỉ thấy mọi người trích đúng hai câu thơ khiến nó đi vào trong dân gian một cách không đầy đủ. Trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, tôi thường đi tìm kiếm sách cũ, tình cờ thấy được chùm thơ của Trung niên thi sĩ in trong tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh, lẫn lộn với những tạp chí Sáng Tạo, Văn, Thời Nay… Đọc chùm thơ của thi sĩ Bùi Giáng vốn lừng danh và kỳ dị, tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy bài đầu tiên có nhan đề “Thôn xóm Thừa Thiên”. Vẫn cái chất trí tuệ siêu vượt cùng với cái điệu cà rỡn của con người có một không hai đã đi vào huyền thoại thi ca, chứng tỏ rằng loạt thơ này ông sáng tác vào thời kỳ “Sa mạc phát tiết” và ông đã ra phố Huế ngao du thiên hạ, xin được trích bài thơ gồm sáu câu tặng cho “Thôn xóm Thừa Thiên”:


Vào thôn xóm trọ một mùa

Qua xuân tới hạ ghé chùa chiền hoa
Cô nương mắt ngọc răng ngà
Nhìn bồ tát gọi rằng là: dạ thưa
- Dạ thưa phố huế bây giờ
Vẫn còn núi ngự bên bờ sông hương


Bui giang va Trinh Cong SonBùi Giáng (phải) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. (Ảnh tư liệu)


Trong bài thơ trên, hai câu cuối (in trong tạp chí Tư Tưởng) có những địa danh về Huế không viết hoa như “phố huế”, “núi ngự”, “sông hương”, có thể với thi sĩ Bùi Giáng đó là cách chơi chữ mà ông vẫn thường sử dụng, vì “núi ngự” và “núi Ngự” hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn không dị biệt, hoặc có thể “sông hương” và “sông Hương” cũng có ý nghĩa như vậy. Vì theo tôi, “núi ngự” và “sông hương” có nghĩa rộng và sâu hơn “núi Ngự” và “sông Hương” trong ý nghĩa thi ca.

Vậy xin được in toàn bài thơ trên để những người quan tâm về Cố đô Huế,  quan tâm về Bùi thi sĩ  biết được nguồn gốc để trích dẫn.

Bài thơ thứ hai là “Đêm Vỹ Dạ” được đề tặng Hàn Mặc Tử đã khiến người đọc ngạc nhiên hơn cũng với thi pháp rất Bùi Giáng, đảo chữ, nói lái nhưng lại rất trí tuệ theo kiểu triết lý mà không sáo mòn. Trong bốn câu thơ này được thi sĩ viết hoa địa danh Vỹ Dạ. Cũng cái kiểu lấy hữu hạn đong đếm vô cùng của triết gia thi sĩ họ Bùi khiến người đọc dao động từ biên độ hữu hạn đến cõi vô cùng, qua sự đối ngẫu của ngôn ngữ hoặc hình ảnh không gian gợi tưởng như: “gần” và “xa”, “một vùng” và “song trùng”,…

Đêm Vỹ Dạ

Hai chân bỏ xuống một vùng
Đêm thưa Vỹ Dạ song trùng lời vâng
Dạ thưa Vỹ Dạ về gần
Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em

(tặng Hàn Mặc Tử)

Hai bài thơ tiếp theo của thi sĩ Bùi Giáng về xứ Huế viết về vùng Vỹ Dạ có thể được ra đời qua trường liên tưởng từ bài “Đêm Vỹ Dạ” tặng Hàn Mặc Tử, là bài “Dạ Vỹ thưa” và “Vỹ Dạ thưa”, chỉ cần thấy hai nhan đề bài thơ đã biết chính hiệu Bùi Giáng thi nhân.

Dạ Vỹ thưa

Hai chân bỏ xuống một miền
Thưa vâng dạ vỹ em phiền thế sao
Dạ vâng đêm lục hồng đào
Đã từ vĩnh biệt quận vào quê xa

Vỹ Dạ thưa

Hai tay bỏ xuống một vùng
Ngón xanh ngón đỏ ngón ngần ngại gieo
Ngón về vẽ lục tường rêu
Vẽ vu sơ thái trong veo thanh cần

Hai bài thơ trên vẫn bắt đầu bằng hình ảnh tứ chi, “hai chân bỏ xuống”, “hai tay bỏ xuống”. Rồi với cái điệu đùa giỡn với các từ: “thưa, vâng, dạ” rất trịnh trọng nhưng với thi nhân là “phiền thế sao”. Trong câu “Dạ vâng đêm lục hồng đào” cho thấy sự uyên thâm của Bùi Giáng đã khiến câu thơ nhiều nghĩa, ông cố tình không dùng dấu phẩy để ngắt nhịp để người đọc tự do ngắt theo tri nhận của từng người. “Dạ” trong câu thơ trên cũng có thể là “đêm” hoặc “Dạ” cũng có ý nghĩa trong gọi dạ bảo vâng.

Bài thứ năm trong chùm thơ đó là “Thanh hiên ca” ông để tặng Lão Thần, cũng là một mật mã của Bùi Giáng với những ẩn nghĩa siêu phàm.

Thanh hiên ca

Lên rừng hỏi lại chóc chim
Vùng sương cố quận ai tìm ở đâu
Lão thần liêu tác vãn câu
Trung lai vần cú mối sầu sau lưng
Chóc chim kỳ mộng luồng từng
Tình vân như mạo chưa từng kể tên
Quyện ngâm sầu khách cuối ghềnh
Đầu truông ưu lự nếp nền tiểu khê
Cỏ khe tồn lý tê mê
Tìm sương dưới nguyệt lối về trong hoa

(Tặng Lão Thần)

Từ ngày tình cờ đọc được chùm thơ của Bùi Giáng trong Tạp chí Tư Tưởng (Số 1 {18} 15-03-1971)) khi mua sách cũ đến bây giờ đã trên dưới ba mươi năm. Trong lòng hứa sẽ viết bài để đính chính hai câu thơ dị bản mà mọi người vẫn thường đọc và trích dẫn khi nhắc đến Bùi thi sĩ hoặc nhắc đến xứ Huế như một slogan:

Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương

Tìm mãi không ra tạp chí Tư Tưởng, cứ áy náy đến tận bây giờ, hữu duyên thì sẽ gặp. Vậy là tình cờ trong tình cờ, khi tìm lục sách cũ để xác minh nguồn gốc hai câu thơ của thi sĩ Bích Khê lại gặp thi sĩ Bùi Giáng, vậy là ngồi viết một mạch để hiểu rằng: “Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm”, và mong rằng từ nay dị bản sẽ được trả về nguyên bản:

- Dạ thưa phố huế bây giờ
Vẫn còn núi ngự bên bờ sông hương

LÊ HUỲNH LÂM



 

Kính mời xem trang tác phẩm
của Nhà Thơ Bùi Giáng
buigiang3




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2020(Xem: 6631)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi. Chính vì không ai có thể tránh khỏi, khổ đau trở nên bình thường trong cảm nhận chủ quan của mỗi người; và nó chỉ khởi hiện rõ rệt khi bị đẩy lên vượt mức. Đến lúc ấy, người ta mới gục đổ và chịu nhìn nhận sự thật. Chúng ta vờ quên đi rằng có một sự khổ, nhỏ hay lớn, luôn chực sẵn để đến với mình, bất cứ lúc nào. Chúng ta ngoảnh mặt với khổ đau, cố bám lấy những niềm vui tạm bợ để vượt qua đời sống này; hoặc giả, chúng ta đã tập quen chấp nhận, chịu đựng khổ đau.
23/07/2020(Xem: 7121)
“Hoa Tâm Vườn Đạo Vô Ưu” Anh đi vội quá... Bao người tiếc thương Tiễn anh tháng 6 trời mưa Lời thơ nghe đắng bên đời hợp tan Cuộc đời anh sống hiên ngang Chân thành giản dị chứa chan lòng mình Đi qua sóng gió nhục vinh Thăng trầm dâu bể tử sinh vẫn là Vẫn là đôi mắt tinh anh Đạo tâm bút lực nếp lành quê hương Anh xong một kiếp dạo chơi Nhân gian còn lại một trời văn chương Chiều mưa tháng 6 tiếc thương Vô ưu tỏa ngát một vườn hoa tâm Cõi về anh bước thênh thang Tử sinh một thoáng để mà nhớ nhau…
23/07/2020(Xem: 7121)
Nghiên cứu lại danh tăng nhân tài thời đại ! Ngưỡng phục thay... bậc gìn giữ gia tài ... Nào Phật học Tự điển, Đại tạng kinh ... miệt mài. Cùng những bài pháp thoại thâm uyên hiếm có , Từ Đấng Từ Phụ , Cha lành đã giao phó ... Cúi đầu lễ kính Tôn Túc nguyện tri ân , Tiếc hơi muộn... để có thể dấn thân , Tự hứa còn hơi thở ...sẽ còn gắng sức!
19/07/2020(Xem: 5050)
Có đôi lúc vẻ ngoài thật bình tĩnh ! Ai biết cho ....trong lại rối thế này, Tin buồn thân quyến cứ đến hàng ngày . Nhủ nhủ thầm .. cộng nghiệp của thế kỷ !
16/07/2020(Xem: 7627)
Độc cư nhiều năm chẳng đi đâu ! Nên chi phong tỏa tại Úc Châu, Chẳng nghĩ mình đang chịu quản thúc ... Hai bốn giờ ...thời gian qua mau . Từ lâu tri túc nên chưa thiếu, " Huyễn, hoá " luôn ghi nhớ trong đầu Hãy lo bồi dưỡng thêm công đức, Kiên trì.. nhẫn nại thoát bễ dâu?
15/07/2020(Xem: 5797)
Cuộc sống nơi trần gian này ngắn lắm! Muốn thanh thản an hòa học chữ buông Những lục dục thất tình khi ngồi ngẫm Có lúc thật vui nhưng cũng thật buồn "Ba vạn sáu nghìn ngày" đâu là mấy Nhắn nhủ cuộc đời ngắn ngủi ai ơi! Vì cơm áo gạo tiền nên cật lực Mấy ai tránh khỏi vất vả thân người
15/07/2020(Xem: 5417)
Mâu Thuẫn ! Kính dâng Thầy bài thơ sám hối của con mỗi khi tâm loạn động Kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH Có bao giờ tự mình thấy ra mâu thuẫn ? Quay vòng vòng trong loạn động ngã tâm Làm sao phân biệt thiện ác tránh sai lầm, Cần tinh tấn mới diều phục và tỉnh giác .
15/07/2020(Xem: 6245)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa Sinh thành dưỡng dục thấm trong ta Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha Hết cả phần đời nào quản ngại Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà Theo hương sống nguyện, sao cho xứng Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
13/07/2020(Xem: 13489)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
13/07/2020(Xem: 5672)
Đời ! Kính bạch Thầy , nhân có bạn gửi email: Than rằng nghe tin tức hoài khổ quá , con vội gửi bài thơ này . Kính dâng Thầy xem cho vui HH Bàn cờ thế giới hiện sắc không ! Đừng nhìn, nghe, đọc sẽ băn khoăn. Hãy cười tự nhủ mưa ...rồi nắng, Dành chút thời gian lặng soi mình . Lỡ vướng luân hồi chịu tử sinh, Xem như lửa cháy đến mặt . đầu Làm sao tháo gỡ mầm nhân xấu Niệm..trước chấp tàng ... đấy vô minh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]