Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dê Cứu Thầy Tu (thơ)

15/08/201719:55(Xem: 7082)
Dê Cứu Thầy Tu (thơ)

DÊ CỨU THẦY TU

 Buddha_7


Một trong tôn giáo cổ xưa

Có thầy tu nọ rất ưa tế thần

Tuy ông nổi tiếng xa gần

Nhưng mà mê muội tâm thần nhiều thay.

Một hôm ông chọn dê này

Cho rằng thích hợp, giết ngay tế thần

Nghĩ suy lầm lạc vô ngần:

"Dê làm lễ vật muôn phần linh thiêng!"

Ông ra lệnh kẻ dưới quyền

Dắt dê ra tắm ở bên sông vàng

Dòng sông thánh chảy rộn ràng

Tắm xong trang điểm một tràng hoa tươi

Cổ dê đeo đẹp tuyệt vời,

Gia nhân, thuộc hạ đồng thời tắm luôn

Tẩy cho sạch sẽ tấm thân

Để mà tham dự vào phần lễ nghi.

*

Dưới bờ sông chú dê kia

Biết mình sắp bị giết đi tế thần

Dê suy tư, sáng trong tâm

Bao nhiêu tiền kiếp dần dần hiện ra

Tử, sinh nhiều đợt trôi qua

Luân hồi luẩn quẩn thật là đớn đau,

Dê kia nhận thức ra mau

Lắm điều sai trái trước sau của mình

Kiếp xưa nhân xấu tạo thành

Khó mà gặt được quả lành kiếp nay

Dê từng trả nghiệp bao ngày

Giờ đây nghiệp sắp dứt ngay hết rồi

Thế là thoát kiếp luân hồi

Thoát vòng đau khổ, xa nơi đọa đày

Niềm vui rộn rã về đây

Dê cười lớn tiếng, sông này vang xa.

Đang cười dê chợt nghĩ ra

Một điều cũng rất xót xa vô ngần:

"Thầy tu mê muội tế thần

Sát sinh ác độc gieo nhân bây giờ

Kiếp sau quả ác đón chờ

Chập chùng tiếp nối có ngờ được đâu!"

Thế là dê lại bắt đầu

Khóc lên lớn tiếng, thương đau ngập tràn.

Trên dòng sông thánh thênh thang

Mọi người đang tắm nghe vang tiếng cười

Rồi nghe dê khóc nghẹn lời

Ngạc nhiên kéo đến tận nơi hỏi dò

Dê bèn đáp: "Có lý do

Nhưng ta chỉ muốn nói cho một người

Đó là tu sĩ mà thôi

Đem ta gặp chủ nhân rồi sẽ hay!"

*

Đám gia nhân tò mò thay

Đem dê về gặp chủ ngay tức thời

Kể ra mọi chuyện đầu đuôi

Ngạc nhiên tu sĩ thốt lời hỏi dê:

"Mi cười rồi khóc, lạ ghê

Hãy cho ta biết chuyện gì xảy ra?"

Dê bèn đáp, giọng thiết tha:

"Kiếp xưa ta cũng từng là thầy tu

Lễ nghi tôn giáo cổ xưa

Như ông, ta cũng rất ưa, rất rành

Giết dê làm vật hy sinh

Để mà dâng cúng thần linh của mình

Nghĩ rằng lợi ích tạo thành

Giúp nhiều cho việc tái sinh sau này

Ai ngờ hậu quả thảm thay

Đầu ta bị chém đọa đày xác thân

Bốn trăm chín mươi chín lần

Luân phiên nhiều kiếp muôn phần thương đau,

Hôm nay sắp bị chém đầu

Cộng chung trả nghiệp trước sau luân hồi

Năm trăm lần, đủ số rồi

Đây là lần chót nổi trôi ta bà

Bao nhiêu hậu quả xảy ra

 Do hành vi rất xấu xa kiếp nào

Giờ đây chấm dứt! Lành sao

Khiến ta cười lớn tuôn trào niềm vui,

Và rồi ta lại buồn thôi

Khi ta chợt nghĩ ông rồi giống ta

Sát sinh tế lễ xấu xa

Để rồi hậu quả khó mà thấy ngay

Trong năm trăm kiếp tới đây

Đủ năm trăm lượt đong đầy khổ đau

Năm trăm lượt bị chém đầu

Nghĩ thêm kinh hãi, ta đâu cầm lòng

 Quả là thương cảm vô cùng

Biến cười thành khóc, đôi dòng lệ tuôn!"

Thầy tu rung động tâm hồn

Nghĩ lời dê đúng nên ông nói liền:

"Thưa ngài dê, chớ muộn phiền

Tôi không giết nữa, thả liền ngài đây!"

Dê bèn nói: "Thật lành thay!

Dù ông không giết tôi ngay bây giờ

Thời bao quả xấu vẫn chờ

Hôm nay tôi chết, khó mà thoát đâu

Rồi tôi vẫn bị chém đầu

Thế là giải thoát! Qua cầu trầm luân!"

Thầy tu hăng hái nói luôn:

"Chúng tôi bảo vệ, an tâm, thưa ngài

Tôi và thuộc hạ trong ngoài

Dốc lòng ngăn chặn nguy tai giúp ngài!"

Nhưng dê giảng giải khoan thai:

"Dù ông che chở cũng hoài công thôi

Vì rằng yếu đuối sức người

So cùng quyền lực cao vời thiêng liêng!"

 

Thầy tu huỷ bỏ lễ liền

Sát sinh cúng tế chẳng tin nữa rồi

Thả dê về chốn núi đồi

Lệnh cho thuộc hạ tức thời dõi theo

Đề phòng chống mọi hiểm nghèo

Giúp cho dê được muôn điều bình yên.

Lang thang đồi núi thiên nhiên

Chợt dê trông thấy ở trên cây cành

Lá non mơn mởn tươi xanh

Dê vươn cao cổ rướn mình lên ăn

Bỗng đâu trời đất thét gầm

Một cơn giông bão bất thần nổi lên

Sét kêu một tiếng vang rền

Đánh vào tảng đá ngay trên phía đầu

Chẻ ra một miếng thật sâu

Rơi như dao nhọn xuống mau khác gì

Đầu dê bị cắt đứt lìa

Chết ngay tức khắc thảm thê vô cùng

Thế rồi cơn bão chợt ngừng

Biến đi mất dạng vào vùng thẳm xa.

*

Nghe tin kỳ lạ truyền ra

Dân làng bàn tán: "Khó mà hiểu thay!"

Thần trên cây kế chỗ này

Từ đầu chứng kiến giờ đây dạy rằng:

"Hãy nhìn dê để làm gương

Sát sinh hậu quả trăm đường đớn đau

Từ kiếp này, tới kiếp sau

Muôn vàn khổ não tiếp nhau chập chùng

Khó mà thoát khỏi luật chung.

Hãy xa nghiệp dữ, xa vùng vô minh

Ngưng tay tàn sát sinh linh

Để mà vui hưởng quả lành tương lai!"

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN:

(Vị thần trên cây gần đó là tiền thân Đức Phật.)

*

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE GOAT WHO SAVED THE PRIEST

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2020(Xem: 5744)
Đi chùa là để tâm yên Đi chùa đừng có rước phiền vào thân Đi chùa thì nhớ bớt sân Đi chùa cố gắng chuyên cần lo tu Đi chùa xóa những hận thù Đi chùa tạo phước công phu hành thiền Đi chùa tâm tánh phải hiền Đi chùa tinh tấn thường xuyên biết mình Đi chùa thương hết chúng sinh Đi chùa mở rộng tầm nhìn tốt hơn Đi chùa chớ có giận hờn Đi chùa tâm phải chánh chơn với người
19/12/2020(Xem: 7754)
Tình thâm mẫu tử Con biết nói chi Giọt lệ phân kỳ Mẹ đi con ở Nhân duyên cách trở
18/12/2020(Xem: 5994)
Dừng lại để hiểu thêm Tác giả: Tường Vân Không biết từ bao giờ Chúng ta luôn bận rộn Nay được nghỉ tình cờ Dọn đi những bề bộn Nếu biết rộng hiểu sâu Ngồi yên nghiệm nhân quả Đâu có gì phải rầu Tĩnh lặng đời thong thả Chấp nhận mọi khổ đau Nhân quả thêm thẩm thấu Chân thật đối xử nhau Dừng lại các nghiệp xấu
10/12/2020(Xem: 7616)
Con kính dâng Thầy bài thơ nói lên tâm trạng con khi nghe pháp thoại trong những tháng có đại dịch Kính đa tạ Thầy , HH Nhờ đại dịch, qua livestream nghe Thầy giảng pháp, Hành trạng, giáo hoá chúng sanh ... Tổ Sư Thiền Thấy ra ...Thầy ẩn tàng ...Trí Vô Sư của túc duyên Đạo hiệu Thầy mang quả thật là NGUYÊN TẠNG !! Đâu cần thượng đường pháp chiến...khắp nơi xưng tán, Nội điển làu thông, trí nhớ tuyệt luân, Liễu nghĩa đại thừa, giới luật giữ tuân . Hành Bồ Tát Đạo, ngũ minh làm phương tiện !!!
10/12/2020(Xem: 8193)
Một lòng chuyên niệm Di Đà, Kết duyên Tịnh độ Ta bà bình yên. Nhất tâm từng niệm an nhiên Tây Phương hé nở hoàng liên đợi chờ
07/12/2020(Xem: 7149)
Có cánh rừng xưa mùa rợp bóng Mây ngàn về trắng nẽo trời xa. Thâm sơn hun hút hồn u tịch, Tiếng vọng vang cùng khắp cỏ hoa.
04/12/2020(Xem: 13321)
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy! Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
04/12/2020(Xem: 8295)
Kính chúc mừng sinh nhật Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng, Bảy tháng phong tỏa, lạ thay Thầy phát ... hào quang? Tướng tự tâm sanh, không do mặc áo vua ban! Chắc hẳn Thầy tìm thấy minh châu trân bảo ? Giảng pháp, công phu khuya, thỉnh chuông ...Phật sự đều hoàn hảo !!! Tự tại ung dung như đang sống giữa rừng xanh, Khiêm cung, đức độ hội tụ các duyên lành Kính chia sẻ niềm vui cùng đạo tràng Quảng Đức !
02/12/2020(Xem: 10338)
Làm thinh không phải mình sai Làm thinh là để tương lai cuộc đời Làm thinh không phải dại khờ Làm thinh là để lu mờ thị phi Làm thinh không phải khinh khi Làm thinh là để biết đi biết về Làm thinh không phải u mê Làm thinh là để nghĩ về đường tu Làm thinh không phải gật gù Làm thinh là để Văn Thù hiện ra Làm thinh không phải thứ tha Làm thinh là để biết ta làm gì Làm thinh không phải nhu mì Làm thinh là để mỗi khi thực hành Làm thinh không phải tranh giành Làm thinh là để trung thành hạnh tu
02/12/2020(Xem: 11666)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12 ¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13 ¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15 ¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16 ¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20 ¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21 ¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25 ¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27 ¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32 ¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33 ¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36 ¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37 ¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]