Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đã biết vô thường sao còn phiền não ?

24/03/201717:05(Xem: 11914)
Đã biết vô thường sao còn phiền não ?


Phat thuyet phap 1a

PHIỀN NÃO

Đã đến trần gian nguyện thượng hương,
Biết là kiếp bạc vẫn tơ vương.
 cầu tự mãn, xua sân hận,
Thường niệm từ bi, nhận hiểu thương.
Còn thẹn đường tu soi vạn ngã,
Ôm tròn thánh quả đến muôn phương.
Phiền nan hóa giải  bình tâm trí,
Não đoạn nghiệp tiêu chơn lý tường.
                                     Minh Đạo



hoang hon

             CHIỀU BUÔNG
Loáng thoáng mây bay giỡn nắng vàng,
Chim về núi đón bóng chiều loang.
Suối trong róc rách thanh đàn trỗi,
Vành khuyết liêu xiêu khóm trúc đan.
Trước ngõ gió đưa ru xóm vắng,
Bên hiên màn lộng ngóng trăng tàn.
Bồng lai lỡ xuống vương trần cảnh,
Lữ khách lang thang cõi mộng tan.
                                            Minh Đạo



hoa_sen (21)
           PHIỀN NÃO
Như lời TT Thích Nguyên Tạng dạy , Tánh Thiện kính họa cả hai bài của nhà thơ Minh Đạo . Kính mong được chia sẻ hai bài này đến với nhà thơ và cùng độc giả khắp năm châu .

Đã hiểu cuộc đời lắm gió sương ,
Biết cùng chia sẻ đẹp tình thương .
tham sân hận si mê chấp ,
Thường lạc an bình ngát cõi hương .
Còn thấy đường tu chưa hỷ xã ,
Ôm lòng than trách mãi vấn vương .
Phiền muộn vẫn còn trong tâm tưởng ,
Não duyên nghiệp chướng khó tỏ tường .
                   Tánh Thiện
                   24-3-2017


hoang hon2


            CHIỀU BUÔNG
Thấp thoáng chiều nay một bóng nàng ,
Bước đi lặng lẽ đẹp thênh thang .
Lắng yên ngồi quán bên bờ suối ,
Chim rừng ca hót gió mây sang .
Bên hiên mái cũ chùa thanh vắng ,
Trước ngõ trăng khuya bóng hoa tàn .
Thiền tâm soi khắp bao trần cảnh ,
Chợt tỉnh người về giữa tiếng ( chuông ) vang .

                        Tánh Thiện
                        24-3-2017

lotus_8


PHIỀN NÃO

 (Thích Viên Thành  kính họa theo y đề thơ của bác Minh Đạo)

Đã trở thành người sống viễn phương

Biết bao nhung nhớ lắm yêu thương

 tâm mới bỏ quên nòi giống

Thường quán nội tâm đáo cố hương

Còn mãi chạy theo đường ngũ dục

Ôm lòng cố chấp phận sầu vương

Phiền ưu phải sớm mau trừ bỏ

Não chướng ta nhanh biết tỏ tường

 

hoang hon

CHIỀU BUÔNG

  (Thích Viên Thành  kính họa theo y đề thơ của bác Minh Đạo)

Phật Đản mang theo ánh đạo vàng

Xóa đi vô minh hận sầu loang

Chúng sanh hân hoan kính mừng Phật

Lạc quốc thảnh thơi cảnh niết bàn

Thời trước tam độc do chấp ngã

Bây giờ ngũ dục khiến tương tàn

Hiểu đời vô thường khổ sầu lụy

Mộng ước ngộ ra cũng sẽ tan

 

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc - 28/3/2017

Thích Viên Thành

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2014(Xem: 12382)
“Chạy Trốn Cái Bóng” là một câu chuyện của Trang Tử, một hiền triết người Hoa của thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Nhiều chuyện của Trang Tử rất ư là khôi hài nhưng đồng thời vạch rõ những cái nhìn thâm sâu vào tình trạng của con người. Câu chuyện sau đây chỉ là một ví dụ như thế.
26/09/2014(Xem: 10236)
Ừ thôi thấy kiếp trầm luân. Tu từ vô tận đến lần hôm nay Cố xong qua khỏi kiếp này Cho linh hồn rỗi mới hay nhờ thiền Niết Bàn là chốn thần tiên Thong dong một cõi cho riêng phận mình Thế gian như cuộc đăng trình
26/09/2014(Xem: 17208)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
26/09/2014(Xem: 11188)
Đêm khuya khoắt bên thềm sương giọt đọng Nghe đâu đây chim nhịp cánh giang hồ Nhịp thời gian gỏ tràn theo mạch sống Của muôn màu ảo hóa điệu tung hô.
26/09/2014(Xem: 11463)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không
25/09/2014(Xem: 9545)
Chiều buồn ngồi ngắm mây bay. Mây ơi, gió hỡi có hay được rằng, Cuộc đời là kiếp lằng nhằng. Quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy thôi.
24/09/2014(Xem: 11698)
Xanh cây lá rừng cao trầm hùng vĩ Chập chùng lên ghềnh đá tảng đồi hoang Ẩn hiện triền non ven sườn dốc Thanh Lương Am thấp thoáng giữa sương ngàn
24/09/2014(Xem: 31706)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 15116)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 12018)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]