Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây giống thợ săn (thơ)

13/03/201721:42(Xem: 7693)
Cây giống thợ săn (thơ)

CÂY GIỐNG THỢ SĂN

 Buddha_7

Xưa trong rừng thẳm núi sâu

Có con dê núi sống lâu chốn này

Dê ăn hoa quả trái cây

Từ cành rơi rụng xuống ngay cỏ làn,

Một cây đặc biệt vô vàn

Trái ngon, dê khoái tới ăn vô cùng.

Có chàng nọ ở trong vùng

Thường hay quanh quẩn săn lùng dê, nai

Mưu mô đặt bẫy khắp nơi

Để rồi bắt giết con mồi thẳng tay,

Thợ săn nghĩ kế thật hay

Leo lên ẩn núp trên cây trên cành

Rồi buông dây xuống khôn lanh

Làm thành thòng lọng uốn quanh cỏ mềm

Giữa thòng lọng chàng đặt thêm

Trái cây ngon ngọt để đem nhử mồi

Ngu ngơ súc vật tới nơi

Ham ăn hoa trái tức thời kẹt đây

Thợ săn thắt thòng lọng ngay

Dê, nai mắc bẫy đọa đày thảm thương.

*

Một ngày vào sáng tinh sương

Con dê núi nọ tìm đường đến đây

Đến cây ưa thích lâu nay

Hầu mong kiếm trái cây này để ăn

Dê đâu nhìn thấy thợ săn

Hiện đang ẩn núp trên tàn cây cao

Đặt mồi quyến rũ ngọt ngào

Cùng dây thòng lọng xiết bao hãi hùng.

Dù đang đói bụng vô cùng

Tính luôn cẩn thận coi chừng hiểm nguy

Nên dê không cẩu thả chi

Vừa đi vừa ngó bốn bề chung quanh,

Chợt dê thấy trái ngon lành

Sẵn sàng để dưới cây mình thường ưa

Dê thắc mắc, dê suy tư:

"Trái cây thơm ngọt sao chưa ai dùng

Thật kỳ lạ, thật bất thường

Có điều nguy hiểm hiện đương đón chờ!"

Khi dê đi tới từ xa

Thợ săn ngó thấy, tỏ ra mừng thầm

Nhưng khi dê tiến lại gần

Dê nhìn quanh quất, tần ngần nghĩ suy

Bước chân dò dẫm hồ nghi

Thợ săn thấy vậy lại e mất mồi

Sơ dê quay mất đi thôi

Cho nên nôn nóng, tính thời lo xa

Chàng cầm trái ngọt ném ra

Hướng nơi dê đứng để mà dụ dê

Mong dê thấy trái sẽ mê

Ham ăn mà tiến gần về gốc cây

Nơi thòng lọng bẫy giăng đây,

Nhưng âm mưu đó tiếc thay không thành.

Đây là dê núi khôn lanh

Nên dê hiểu rõ từ cành cây cao

 

Trái cây rơi thẳng xuống mau

Chứ đâu hoa quả lẽ nào bay ngang

Thật là chuyện lạ vô vàn

Có điều mờ ám, nguy nan chốn này,

Nên ngay cả chính cái cây

Dù là quen biết lâu nay đã đành

Dê quan sát kỹ trên cành

Thấy ra có kẻ nấp rình nơi đây

Dê bèn làm bộ khéo thay

Như là không thấy người này mà thôi

Nhắm cây dê nói đôi lời:

"Ôi cây thân mến, lâu đời quen nhau

Bạn thường cho trái trước sau

Buông rơi trái xuống thẳng mau một đường

Hôm nay bạn lại bất thường

Cây gì mà trái rơi ngang thế này

Thói quen bạn đã đổi thay

Nên tôi thay đổi từ nay cho rồi

Qua cây khác kiếm ăn thôi

Tới cây mà trái vẫn rơi bình thường!"

Thợ săn bực bội trăm đường

Thấy mình khờ dại chót vương lỗi lầm

Ngu hơn dê cả ngàn lần

Cho nên giận dữ vô ngần la lên:

"Tên dê láu cá chớ quên

Lần này mi chỉ gặp hên thôi mà

Nên mi vuột khỏi tay ta

Lần sau sẽ chẳng thoát qua được nào!"

Chỉ vì cơn giận dâng trào

Thợ săn lộ mặt! Biết bao dại khờ!

*

Dê nghe giả bộ làm ngơ

Hướng về cây nói: "Ai ngờ buồn thay

Thói quen bạn đổi từ đây

Chẳng còn đặc tính của cây nữa rồi

Bây giờ lộ thói tanh hôi

Của phường săn bắn cả đời sát sinh!"

Rồi dê lên giọng bất bình:

"Nhiều người điên dại quả tình bất nhân

Chỉ quen giết hại luôn luôn

Giết bao sinh vật! Chẳng còn lương tri!

Vì vô minh mãi quên đi

Khi gieo nhân ác quả thì đớn đau

Từ kiếp này qua kiếp sau

Con đường địa ngục đọa mau thoát nào.

Loài dê núi sống trên cao

Chuyên ăn hoa quả từ bao lâu rồi

Không sát sinh đã nhiều đời

Cho nên tinh tấn hơn người lắm thay

Vòng luân hồi thoát ra ngay

Chẳng vương nghiệp xấu đọa đày quẩn quanh!"

Nói xong dê núi phóng nhanh

Lao mình vào chốn rừng xanh an toàn.

 

(Nhận diện tiền thân:

Dê núi là tiền thân Đức Phật.

Người thợ săn là Đề Bà Đạt Đa.)

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE TREE THAT ACTED LIKE A HUNTER

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2021(Xem: 10548)
Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
19/05/2021(Xem: 5138)
Chúng con cung kính nghe rằng: Đất Cửu Hữu tối tăm trong dòng u mịch Cõi Diêm Phù điên đảo trên biển vô minh Nguyện độ thảy nghiệp quần sinh Tầm thanh đa cầu bỉ ngạn.
19/05/2021(Xem: 10231)
Kính dâng Thầy Viện Chủ TV Quảng Đức Thích Tâm Phương, Thầy Trụ trì TV Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Thầy Tri Sự TV Quảng Đức Thích Đăng Từ và đạo tràng Đại Gia Đình Quảng Đức với lòng ngưỡng phục và tán thán trong việc chuẩn bị cho Đại Lễ Phật Đản 2645 giữa đại dịch thiên tai kinh hoàng trong thế kỷ 21 này . Nguyện cầu những người con Phật đều được an bình và hạnh phúc . Kính chúc Sức khỏe Thầy và quý Phật tử đang miệt mài công quả chuẩn bị cho Đại Lễ này , HH Dù chưa đủ túc duyên xuất gia mang họ Thích ! Phật Tử thuần thành cũng có chút hỷ lạc riêng, Cúng dường, hộ trì Tam bảo, Công quả tuỳ duyên ... Sẵn sàng có mặt trong những đại lễ vía hội !
18/05/2021(Xem: 7931)
Lá cờ ngũ sắc tung bay nền trời Báo tin Phật Đản đến rồi khắp nơi Chưa đâu hãy còn thêm mười ngày nữa Phật Lịch 2565 bạn ơi!
17/05/2021(Xem: 11341)
Có lẽ đây là bài thơ mà tôi đã khóc rất nhiều khi viết lời tán dương và kính mừng lễ Phật Đản như từ nhiều năm qua từ khi bước vào tu học Giáo Lý Phật Đà vì lẽ hơn một năm qua đại dịch đã bộc phát rất mãnh liệt và năm nay có lúc thảm hại tàn khốc như đang xảy ra tại quê hương của Đức Bổn Sư. ... Từ các Thông Bạch từ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU do Đệ Nhất Chủ Tịch: HT Thích Tánh Thiệt và Đệ Nhị Chủ Tích : HT Thích Như Điển đã Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội gửi đi , Và Thông Bạch Phật Đản lần thứ 2645 (TL 2021) của Giáo Hội Úc Châu do HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc và cảm động nhất là Thông Bạch của GHPGVNTN Hoa Kỳ do HT Thích Thắng Hoan thay mặt Hội Đồng Giáo phẩm ( kính mời xem chi tiết ) Kính đảnh lễ Chư Tôn Đức và kính tri ân lời chỉ dạy đã giúp con thấy rõ biết thực tại hiện tiền và vững niềm tin trước Giáo Pháp mà Đức Thế Tôn sau khi Thành Đạo đã khai, thị , ngộ , nhập Phật tri kiến đến chúng sinh ...
17/05/2021(Xem: 11872)
Trong thế giới thi ca hiện đại Việt Nam, ngoài những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Thiên Thư…thì Trần Xuân Kiêm, tuy ẩn mật nhưng hồn thơ lai láng, chan hoà cả trời thơ đất mộng mông lung. Một niềm thơ tình tự, tương tư trong nỗi sầu ca vô cùng xúc động cứ đồng vọng hoài trên mặt đất ngân rung. Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa tồn sinh này, khiến cho thi nhân ngất say trong chén rượu nồng được rót từ suối tóc long lanh, từ biển mắt xanh biếc huyền diệu mông mênh. Em về đây từ một thế giới ban sơ vừa mộc mạc, giản dị vừa huy hoàng, diễm lệ. Thế giới của thơ và họa giao thoa trong tiếng nhạc của trời giữa thiên thu vời vợi… Nơi đây dư vang của huyền thoại quy hồi và em xuất hiện. Em về ngồi đó, lặng lẽ trong bóng chiều vĩnh cửu, thiên thu, đủ cho chàng thi sỹ ngây ngất, bàng hoàng, choáng váng, vội vã Quy Hàng: Em ngồi trong bóng thiên thu Nắng vui còn đọng lời ru suối ngàn Có ta cõi đó điêu tàn Đá khô đất sụp
16/05/2021(Xem: 10931)
Trước khi xuất bản, chúng tôi có duyên được đọc tác phẩm mới nhất, Triết Lý và Thi Ca, của Nguyên Siêu, tức là Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, một vị Thầy lớn hiện tại ở Hoa Kỳ. Thầy có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, trước tác và dịch thuật quan trọng như: Tư Tưởng Xã Hội Trong Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy (1994), Ưu Đàm Lướt Bão (1998), Tâm Nguyên Vô Đề (2012), v.v… có thể tìm thấy ở đây: (https://hoavouu.com/author/about/129/ht-thich-nguyen-sieu). Nhưng có lẽ chúng tôi trân quý nhất là 3 cuốn: Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập I (2001, 2006), Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập II (2006, 2020) và Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ và Phương Trời Mộng, tập III (2013, 2020) do Thầy biên tập. Chúng tôi còn nhớ, như là tiếng nói từ đáy lòng khi thầy Nguyên Siêu chia sẻ về Ôn Tuệ Sỹ, "Thầy đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam những công trình khảo cứu, dịch thuật, thi văn, tư tưởng Triết học để khu vườn văn hóa Việt Nam thêm nhiều hương sắc.” Cũng tương tự, Thầy Nguyên Siêu cũng
15/05/2021(Xem: 5780)
Ca Diếp Tôn Giả Hạnh Niêm hoa vi tiếu mở tâm nguyên Phát nguyện chuyên tu nối pháp truyền Linh Thứu huyền cơ rền khắp chốn Đầu Đà diệu hạnh độ muôn duyên
15/05/2021(Xem: 6543)
Kính mừng ĐẠI LỄ Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát . Kính dâng Thầy bài thơ về vía Đại Trí Văn Thù Sư Lợi , Đức Bồ Tát đã hộ trì con từ khi con đặt chân lên Ngũ Đài Sơn ( 2010 ) và đã thấy một sự hiển linh vi diệu đến cuộc đời con kể từ ngày ấy đến nay . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH Khi tháng tư âm lịch về, hai đại lễ cần ghi nhớ ! Vía Đức Văn Thù mừng bốn tháng tư Sang đến rằm Vesak lễ hội Đức Bổn Sư Nhưng cùng tiêu biểu cho Từ Bi và Trí Tuệ !
13/05/2021(Xem: 6872)
Diệu Tâm Ca, tập truyện thơ kể về cuộc đời của Đức Phật, nội dung ngụ ý một bản trường ca về Một Cõi hay Một Nhân Cách thị hiện Chân Tâm Vi Diệu. Dù nói là Một Cõi hay là Một Nhân Cách, Một Thể Tính, vẫn là cách nói vượt ngoài tầm với của thế tục trí, bởi đó là Cõi mà ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt: Đường đi của ngôn ngữ bị cắt đứt, dấu chân của tâm hành bị xóa sạch, như hư không, không thấy dấu chân chim.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]