Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thăm Bệnh Ca

11/02/201723:02(Xem: 9546)
Thăm Bệnh Ca

THÍCH NỮ TRÍ HẢI

 

 

 

NGỌA BỆNH CA

(Tập 2)

 

Ghi lại những ngày nằm bệnh từ 15/03/2003 đến 15/4/2003

 

 

 

 

 

MỘT – THĂM BỆNH CA

 

 

 

TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG

ĐỨC DANH TỎ RẠNG

Ni sư quả lạ lùng

Đang bệnh tình trầm trọng

Tâm thức vẫn lắng trong

Gieo vần thơ cảm hứng

Như mạch suối tuôn dòng…

 

An vui và tự tại

Nhìn đời với nụ cười

Tâm sáng ngời ánh đạo

Trí nhẹ nhàng, thảnh thơi

 

Nhớ thương từng khuôn mặt

Đặc biệt của mọi người

Viết câu thơ mến tặng

Gửi đi - về khắp nơi

 

Quý thương biết mấy ai ơi!

Đức Danh tỏ rạng cho đời mến yêu.

 

(Cảm xúc sau khi đọc Ngọa Bệnh Ca I của Ni sư Thích Nữ Trí Hải do cô Tuệ Dung gởi qua lúc chiều, đêm 11.04.2003)

 

 

 

BÁC SĨ BÌNH

ĐẠI DƯƠNG VÀ HẠT CÁT

Trí mênh mông như biển

Thân hạt cát nhỏ nhoi

Ví như không hòa hợp

Thân ắt phải quỵ thôi.

 

 

 

BÁC SĨ ĐỒ HỒNG NGỌC

CÓ KHÔNG

Có có không không, có có không

Không không có có, có không không

Âm vang một tiếng hư không lạnh

Lấp lánh ngàn hoa nguyệt ánh lồng

Tuyết cũ năm nao còn lắng đọng

Hương xưa dạo đó đã mênh mông

Áo ai thấp thoáng bên bờ giậu

Vẫn có mà không chút bụi hồng.

 

 

 

HUỆ LIÊN

GẶP SƯ

Gặp sư chỉ mới vài lần

Mà sao con thấy muôn phần kính thương

Giữa dòng biến chuyển vô thường

Mà tâm Sư mãi sáng dường ánh trăng

Lòng từ chẳng quản nhọc nhằn

Vì hàng hậu học ni tăng quên mình

Trọn đời sống với kệ kinh

An nhàn trong cảnh tịnh minh chơn thường.

 

 

 

TUỆ NHÃ

THĂM BỆNH

Thăm bệnh như đang bệnh

Thấy đời thực vô thường

Rập rình như ra lệnh

Tu đi, chớ coi thường!

 

Hầu chuyện bên giường bệnh

Mới hay pháp nhiệm mầu

Thân bệnh tâm không bệnh

An lạc chẳng âu sầu.

 

Tích tắc, tích tắc cứ trôi qua

Hơi thở hết vào rồi lại ra

Mấy ai thấu được đời nhân thế

Mạng sống vô thường trong sát na.

 

Gẫm lại thấy mình hạnh phúc thay

Được thầy dạy bảo tỏ lẽ ngay

Học đâu cho lắm ngay tầm mắt

Thấu lẽ vô thường quý hóa thay.

 

 

 

THẦY TÔI

Thầy tôi vui đọc sách trồng hoa

Sở thích không chi bằng uống trà

Tiếng kệ lời kinh vang sớm tối

Chuông chùa ngân đổ thoảng bay xa

Lòng Từ bao phủ tình chan chứa

Gieo rắc Bi tâm ý đậm đà

Khắc khoải lo toàn đàn hậu duệ

Lời vàng giáo huấn mãi ngân nga.

 

 

 

KHỔ

Khổ vì mãi chạy theo vật chất

Mai thứ này mốt lại thứ kia

Chẳng bao giờ bằng lòng hiện tại

Thất điên bát đảo vẫn không lìa.

 

 

 

HỌA VẦN

Đã bao lần về chơi thôn Vỹ

Viếng cảnh chùa xưa ngắm trăng lên

Hàng cau xanh ngắt cao vun vút

Bát ngát bao la ruộng với điền

 

Từ nhà đến đó đường rất xa

Chùa xưa đổi mới vẫn nhìn ra

Chuông chùa thoang thoảng ngân trong gió

Cảnh cũ người xưa thêm đậm đà

 

Hương trầm quyện tỏa tựa khói mây

Tín tâm bền vững chẳng lung lay

Mai sau dù có đi xa mấy

Vẫn nhớ chùa xưa cảnh cũ này.

 

(Cảm hứng sau khi đỏc: Họa vần bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Sư phụ)

 

 

 

HẠNH CHƠN

PHÁP ÂM

Âm vang tiếng pháp nhiệm mầu

Từ nguồn thanh tịnh làu làu khai thông

Tâm con như thể lòng sông

Đón dòng suối pháp mát trong dịu hiền

Ni sư như Bụt hiện tiền

Truyền trao chánh pháp tâm truyền dĩ tâm

Hay thay đâu chỉ pháp âm

Pháp thân bất diệt thậm thâm tỏa thiền.

 

 

 
GIẢ BỆNH

Giả thân ngũ uẩn đau thương

Cũng là chân lý bình thường duyên sinh

Riêng tâm luôn giữ chánh minh

Vầng thơ đạo pháp đậm tình từ bi.

 

 

 

LÊ HÀ THĂNG

NHƯ VẦNG TRĂNG TỎ

Kính tặng Ni sư Trí Hải (22.04.2003)

 

Một tấm lòng rộng mở

Bao la ánh mặt trời

Lợi danh không vướng bận

Chỉ mong người an vui

 

Ước là con sông nhỏ

Hòa trộn cùng biển khơi

Ước làm vầng trăng tỏ

Soi khắp nẻo cuộc đời

 

Nhưng rồi thầy ngã bệnh

Sau những ngày đi xa

Góp niềm vui nho nhỏ

Cho em bé cụ già

 

Từ Lộc Ninh, Bình Phước

Đến thôn nghèo Sóc Trăng

Cả miền Trung miền Bắc

Đèo dốc chẳng băn khoăn

 

Vẫn biết câu vô thường

Đời không không sắc sắc

Thầy là một tấm gương

Con soi vào trầm mặc.

 

 

 

NHỚ MẸ TA XƯA

Chiều buồn ngồi nhớ mẹ xưa

Bỗng dưng thèm tiếng hát đưa nôi buồn

Dù đi trăm núi ngàn sông

Làm sao hiểu thấu nỗi lòng mẹ yêu

Ầu ơ …  chim vạc kêu chiều

Gian nan đời mẹ bao điều đắng cay

Lưng còng tóc bạc răng lay

Mẹ hy sinh cả những ngày xuân xanh

Cho con cơm áo học hành

Cho con cả ước mơ xanh bầu trời

Con đi gần trọn đời người

Vẫn không nhớ hết những lời mẹ khuyên

Giang tay ôm mọi ưu phiền

Đổi cho mẹ chỉ một niềm vui thôi.

25.04.2003

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2013(Xem: 13310)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
08/02/2013(Xem: 20800)
Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Được viết vào đời Nguyên. Tác giả - Quách Cự Nghiệp, Một túc nho, người hiền. Hai mươi tư gương tốt Về đạo hiếu xưa nay
08/02/2013(Xem: 9960)
Nối truyền Đức Tổ Minh Quang Du Tăng Khất Sĩ dẫn đoàn hoá duyên, Xưa Tổ hành đạo khắp miền Nay ta noi dấu trọn nguyền kiếp tu.
07/02/2013(Xem: 18593)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10853)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7686)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11501)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13404)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11459)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10302)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]