Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao Ta khổ (thơ)

15/11/201609:04(Xem: 7949)
Tại sao Ta khổ (thơ)
TẠI SAO TA KHỔ ?
dau-kho 
Ta đau khổ bởi vì “ta” lớn “ngã”
Muốn mọi điều theo như ý của “ta”
Nhưng cuộc đời đâu có mãi thuận hòa
Trong chín người đã có ra mười ý
 
Ta đau khổ bởi vì “ta” suy nghĩ
Ham muốn nhiều để phục vụ cho “ta”
Đâu biết rằng đó mới chính thực là
Đầy khổ lụy bới quá nhiều tham dục
 
Ta đau khổ bởi vì “ta” vô phúc
Tham sân si đang lớn mạnh trong lòng
“Bản ngã” * lớn phải chịu nỗi long đong
Vì mọi người đang lần hồi xa lánh
 
Ta đau khổ bời vì “ta” kiêu hảnh
Không khiêm cung tưởng lớn giỏi hơn người
Tổn phước đức mất hết những tốt tươi
Cùng Phật tánh “mạn, nghi” làm mờ ám
 
Ta đau khổ khi không ai đồng cảm
Muốn mọi người phải lệ thuộc tung hô
Ai không phục liền trù dập mưu đồ !
Hảm hại thảy những người không vừa ý
 
Ta đau khổ bởi biệt phân đố kỵ
Đối đãi nhau bằng những chuyện thị phi
Giận hờn ganh những việc chẳng ra gì
Oán tắng hội thấy người hơn không thích
 
Ta đau khổ bởi vì không tu tĩnh
Mãi lo toan tính toán chuyện bên ngoài
Luật nhân quả luôn chi phối sáng soi
Quán chiếu tâm chính là bổn phận sự
 
Hết đau khổ khi bao dung tha thứ
Chuyện hơn thua không dính mắc, thong dong
Lìa ngũ dục là nhẹ nhõm cõi lòng
Đường giải thoát hanh thông bày trước mặt
 
Khi “vô ngã” khổ đau lìa tức khắc
Bởi có thân có khổ có luân hồi
Giác ngộ rồi mau tu tĩnh đi thôi !
Không “ngã chấp”** vị tha điều lý tưởng

 

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, Mạnh Đông – Bính Thân (11/2016)

Thích Viên Thành

*Bản ngã: Bản ngã là sống với cái tôi của mình. Phát triển cái tôi đó lớn lên, nhằm tạo ra sự khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình. Muốn chứng tỏ mình hơn mọi người, mình là trung tâm của vũ trụ, mình là đúng là trên hết, nên mọi người phải phục tùng, dưới quyền điều khiển của mình. Triết lý nhà phật cho rằng, một khi cái tôi đó càng lớn lên thì tham – sân – si lớn theo, từ đây con người càng gây tạo nhiều nghiệp chướng, sai lầm và KHỔ. Cho nên tự mình bào mòn bản ngã và nhắc nhau hạ ngã là nhiệm vụ chính của người Tu là HẾT KHỔ. Theo HT Thích Thiện Siêu, có viết cuốn sách “Vô Ngã Là Niết Bàn” như vậy “Hữu ngã là địa ngục"!
                                                                                                                                  
 **
Ngã chấp: Chấp ngã luôn đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Vì lợi riêng thì khó mấy cũng làm, vì lợi chung thì dễ mấy cũng chối. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2013(Xem: 20804)
Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Được viết vào đời Nguyên. Tác giả - Quách Cự Nghiệp, Một túc nho, người hiền. Hai mươi tư gương tốt Về đạo hiếu xưa nay
08/02/2013(Xem: 9960)
Nối truyền Đức Tổ Minh Quang Du Tăng Khất Sĩ dẫn đoàn hoá duyên, Xưa Tổ hành đạo khắp miền Nay ta noi dấu trọn nguyền kiếp tu.
07/02/2013(Xem: 18609)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10854)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7687)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11506)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13412)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11465)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10306)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
26/01/2013(Xem: 10799)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]