Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại sao Ta khổ (thơ)

15/11/201609:04(Xem: 8063)
Tại sao Ta khổ (thơ)
TẠI SAO TA KHỔ ?
dau-kho 
Ta đau khổ bởi vì “ta” lớn “ngã”
Muốn mọi điều theo như ý của “ta”
Nhưng cuộc đời đâu có mãi thuận hòa
Trong chín người đã có ra mười ý
 
Ta đau khổ bởi vì “ta” suy nghĩ
Ham muốn nhiều để phục vụ cho “ta”
Đâu biết rằng đó mới chính thực là
Đầy khổ lụy bới quá nhiều tham dục
 
Ta đau khổ bởi vì “ta” vô phúc
Tham sân si đang lớn mạnh trong lòng
“Bản ngã” * lớn phải chịu nỗi long đong
Vì mọi người đang lần hồi xa lánh
 
Ta đau khổ bời vì “ta” kiêu hảnh
Không khiêm cung tưởng lớn giỏi hơn người
Tổn phước đức mất hết những tốt tươi
Cùng Phật tánh “mạn, nghi” làm mờ ám
 
Ta đau khổ khi không ai đồng cảm
Muốn mọi người phải lệ thuộc tung hô
Ai không phục liền trù dập mưu đồ !
Hảm hại thảy những người không vừa ý
 
Ta đau khổ bởi biệt phân đố kỵ
Đối đãi nhau bằng những chuyện thị phi
Giận hờn ganh những việc chẳng ra gì
Oán tắng hội thấy người hơn không thích
 
Ta đau khổ bởi vì không tu tĩnh
Mãi lo toan tính toán chuyện bên ngoài
Luật nhân quả luôn chi phối sáng soi
Quán chiếu tâm chính là bổn phận sự
 
Hết đau khổ khi bao dung tha thứ
Chuyện hơn thua không dính mắc, thong dong
Lìa ngũ dục là nhẹ nhõm cõi lòng
Đường giải thoát hanh thông bày trước mặt
 
Khi “vô ngã” khổ đau lìa tức khắc
Bởi có thân có khổ có luân hồi
Giác ngộ rồi mau tu tĩnh đi thôi !
Không “ngã chấp”** vị tha điều lý tưởng

 

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, Mạnh Đông – Bính Thân (11/2016)

Thích Viên Thành

*Bản ngã: Bản ngã là sống với cái tôi của mình. Phát triển cái tôi đó lớn lên, nhằm tạo ra sự khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình. Muốn chứng tỏ mình hơn mọi người, mình là trung tâm của vũ trụ, mình là đúng là trên hết, nên mọi người phải phục tùng, dưới quyền điều khiển của mình. Triết lý nhà phật cho rằng, một khi cái tôi đó càng lớn lên thì tham – sân – si lớn theo, từ đây con người càng gây tạo nhiều nghiệp chướng, sai lầm và KHỔ. Cho nên tự mình bào mòn bản ngã và nhắc nhau hạ ngã là nhiệm vụ chính của người Tu là HẾT KHỔ. Theo HT Thích Thiện Siêu, có viết cuốn sách “Vô Ngã Là Niết Bàn” như vậy “Hữu ngã là địa ngục"!
                                                                                                                                  
 **
Ngã chấp: Chấp ngã luôn đề cao cá nhân, vì quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích tập thể. Vì lợi riêng thì khó mấy cũng làm, vì lợi chung thì dễ mấy cũng chối. Lỗi mình thì to mấy cũng bỏ qua, lỗi người thì nhỏ mấy cũng soi cho kỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2019(Xem: 7524)
Vesak tháng tư....niềm vui rộn rã Không biết tả sao....bao nỗi hân hoan ! Bên tách trà thơm, dẹp hết ...lo toan. Thanh thản ...ngâm nga khúc ca CÁM ƠN PHẬT ***
21/04/2019(Xem: 8661)
Thọ Bồ Tát Giới Đạo tràng Quảng Đức hôm nay Nhân duyên hội đủ lập ngay Giới Đàn Chư Tôn Thiền Đức sẵn sàng Chứng minh, truyền giới cho hàng tại gia Tuy là chưa thể xuất gia Nhưng Bồ Tát Hạnh vốn đà phát tâm Noi gương Bồ Tát Quan Âm Lòng từ bi mẫn quan tâm giúp người
19/04/2019(Xem: 9691)
Phật lại về khắp năm châu bốn biển Trong lòng người với nếp sống an nhiên Hoà hợp nhau thể hiện pháp tịnh thiền (2) Cao đẹp quá sáng soi cho nhân loại
19/04/2019(Xem: 7801)
Kính bạch Thầy, con nhớ đã được nghe băng pháp thoại của Thầy về Chuẩn Đề Bồ Tát năm nào không rõ nhưng trang nhà Quảng Đức có bài viết về Ngài rất hay với 18 đoạn thơ ngắn mô tả 18 cánh tay uy lực thật hay, con có ghi lại ....Kính bạch Thầy chỉ còn hai ngày nữa là đến 16/3 con có bài thơ về lễ vía Chuẩn Đề , kính trình Thầy , HH Trước hình tượng Đức Chuẩn Dề Bồ Tát, Dù ...Ngài trang bị với 18 cánh tay ... Nhưng sự hài hoà nào thấy đổi thay. Vẫn ....tỏa ra sự bình an tâm thức!
16/04/2019(Xem: 7090)
Hai Hình Ảnh Một Nụ Cười (thơ của Tánh Thiện), Liên Hữu Phật Giáo Tăng Già Việt Nam Giáo Hội hợp hoà thắng duyên Nhớ về Sơ Tổ đầu tiên Khai ngôi chùa Việt nơi miền tạm dung Đời Ngài thoáng mát ung dung Cùng Ôn Mãn Giác hoà chung với người Hai hình ảnh một nụ cười Con xin tâm nguyện một đời chẳng quên Dù cho cuộc sống đổi dời Lòng con vẫn nhớ mãi về hai Ôn.
14/04/2019(Xem: 5995)
Phải giữ môi cười chớ lụy ai, Lòng trong rỗng sạch mắc chi cài. Ngày sang mở mắt tình không nhạt, Tháng lụn nhìn đời nghĩa chẳng phai. Hiểu nỗi bao thời… thôi ái ngại, Cầu duyên vạn kiếp… nỏ an bài! Ven mùa lá rụng hoài đi mãi! Chỉnh lại lên đường tiếp ánh mai…
14/04/2019(Xem: 8194)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
13/04/2019(Xem: 6518)
Thị phi nghe thấy chuyện người Tự mình phải biết mỉm cười cho qua Sự tình nên hiểu sâu xa Phải luôn chánh niệm mới là tốt hơn
09/04/2019(Xem: 5790)
Sáu mươi mốt tuổi vừa qua Thiền sư ngài đã lìa xa cõi đời Hoàn thành sự nghiệp tuyệt vời Một kho giáo pháp hơn người biết bao Công phu, quý giá, lớn lao Các thiền sư khác ai nào sánh ngang.
09/04/2019(Xem: 6579)
Đáng yêu quá ! Một chút gì thiết lập ... Viên dung, thông thoáng cách rất....nhẹ nhàng, Gút thắt..... từ từ tháo gỡ dễ dàng. Người thân cận....chung quanh ta đều....Bồ tát !!!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]