Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tĩnh lặng giữa đôi bờ

03/08/201611:41(Xem: 15963)
Tĩnh lặng giữa đôi bờ
blank
Namo Buddhaya
 Người Biết Sử Dụng Tài Sản


 
Xin kể bạn nghe một câu chuyện tôi đọc được trong Tàng Kinh Các :
 
Có một gia đình nọ nhà giàu sang quyền quý, chẳng may cha mẹ mất sớm để lại gia tài kết sù 
nhưng chỉ có hai anh em trai. Họ lấy làm tiếc nuối, buồn tủi vì chưa kịp hiếu dưỡng cha mẹ già.
 
Tuy là anh em ruột với nhau nhưng hai người hai chí hướng, người anh thì hay làm việc phước thiện, bố thí 
cúng dường, giúp đỡ chia sẻ khi gặp người khó khăn nên tài sản ngày càng ít đi. Ngược lại người em thì ham 
mê tài sản vật chất nên cố gắng kinh doanh mở mang phát triển, do đó sự nghiệp ngày càng thêm phát đạt. 
 
Một hôm, nhân ngày giổ mẹ hai anh em mới gặp lại nhau. Người em phân trần với anh rằng, cha mẹ 
chúng ta mất sớm để lại gia tài sự nghiệp cho anh em chúng ta, bổn phận làm con chúng ta phải kế thừa 
gia tiên làm rạng rỡ công danh sự nghiệp, để cha mẹ ngậm cười nơi chín suối. Không biết mấy cái ông
 sa môn đầu trọc, có bùa phép gì mà anh cứ tối ngày quanh quẩn ở đó, có bao nhiêu tài sản của cải 
đều dâng cúng và làm từ thiện hết!
 
Anh đồng ý với em là công khó nhọc của cha mẹ đã gầy dựng mấy chục năm nay. Nhưng em 
nên nhớ rằng tài sản của cải vật chất thường bị năm nhà cuốn trôi, nếu chúng ta không biết tích lũy 
phước báu. Của cho là của mình, của ăn là của hết, em thấy không biết bao nhiêu người khốn đốn khổ 
sở, sống lang thang đầu đường xó chợ, ít có được một ngày no đủ. Đạo và đời vốn không tách rời nhau, 
chúng ta không nên tham cầu cho riêng mình quá nhiều, mà hãy cố gắng mở rộng tấm lòng ra, để 
góp phần chia sẻ tình thương tùy theo khả năng của mình. Gìn giữ gia tài của cha mẹ để lại, là một 
việc làm hết sức tốt đẹp và cao cả, nhưng em phải nhớ rằng không phải vì thế mà chúng ta chỉ biết
 bo bo giữ của cho mình, vô tình tăng trưởng lòng tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp. Sau này chết đi có thể 
bị đọa lạc vào ba đường khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu nhiều ác báo. Người em nghe anh nói 
vậy, giận quá bỏ đi và còn nói rằng, anh em mình về sau mạnh ai nấy lo.
 
Biết không thể nào giúp được em mình, nên người anh một lòng hướng về đạo để tìm cầu giác ngộ và giải thoát. Tất cả tài sản còn lại người anh liền đem bán hết và lấy số tiền đó, để nuôi dưỡng người già yếu, tàn tật. Sau đó người anh liền xuất gia làm hạnh sa môn rày đây mai đó, trên cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát ba đường khổ. Nhờ siêng năng bền chí tinh cần miên mật nên sau một thời gian chứng được đạo quả, nhẹ gánh sinh tử luân hồi.
 
Còn người em vì mải mê làm ăn, nên bận rộn suốt cả ngày đến nỗi không có thời gian chăm sóc vợ con. 
Cuối cùng sự nghiệp ngày càng thành đạt do chèn ép và bóc lột của người khác, đến khi con quỷ vô thường
 đến rước đi. Vì quá ư si mê và tham dục, nên người em bị đọa làm súc sinh đầu thai trở lại làm con trâu đen. Con trâu thời xa xưa là để phục vụ cho nhà nông, ngoài việc cày ruộng phục vụ cho con người, thời gian rảnh phải kéo xe chở thêm hàng hóa. Vì thế trâu càng ngày càng mất sức, gầy mòn ốm yếu trông rất thảm thương. Những lúc kéo xe mệt nhọc đi quá chậm, bị chủ roi rọt đau đớn vô cùng, vậy mà suốt ngày chỉ có ăn toàn là cỏ khô không.
 
Một hôm trên đường đi hóa duyên, người anh dùng đạo nhãn biết được em mình do si mê tham dục nên mới
 bị đọa làm trâu. Bước đến trước mặt trâu người anh tham đắm luyến ái tài sản thế gian bo bo giữ của không giúp gì cho ai, nên bây giờ phải chịu khổ thế này. Trâu nghe nói, nước mắt tuôn trào ra, nằm mọp xuống 
trông rất thê thảm. Người anh dùng thần thông giúp con trâu nhớ lại túc duyên đời trước của mình và sau đó đến gặp người chủ, xin được mua lại con trâu. Người chủ nghe kể lại tiền kiếp của trâu, hoảng quá không 
dám bán trâu và chỉ hoan hỷ cúng dường cho vị sa môn. Con trâu từ lúc biết được duyên phận của mình, 
nên chỉ một lòng nhất tâm hướng về Tam bảo với tâm niệm mong cầu thoát kiếp. Không bao lâu, 
con trâu chết đi được tái sinh về cõi trời Đao Lợi hưởng phước báu chư thiên.
 
Suy Nghiệm:
 
Qua câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy một bài học thiết thực trong cuộc sống đời thường, đối với 
những  ai còn tham đắm dục lạc trần gian quá mức hãy nên suy gẩm lại, một đời người có là bao. 
Nổ lực tìm kiếm tiền bạc để đáp ứng nhu cầu vật chất phục vụ cho con người, là điều cần thiết không 
thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta vì mưu cầu lợi ích cá nhân, cái gì cũng phục vụ cho riêng mình nên trở thành ích kỷ và nhỏ mọn, đến khi chết không mang theo được thứ gì, mà chỉ mang theo
 bên mình bao nghiệp xấu.
 
Còn tiền bạc của cải vật chất, tùy theo khả năng mà chúng ta có thể đem ra san sẻ giúp đỡ người bất hạnh, 
khi thấy họ khó khăn thiếu thốn thì tiền bạc ấy mới chính là thật của ta. Giống như người có tiền đem gửi 
ngân hàng, tuy thấy dường như không có tiền, nhưng lúc nào cần xài thì rút ra xài. Đó là ngân hàng 
nhân quả, cái gì mình ăn thì hết, còn cho hay giúp người khác mới đích thực là của mình. 
Cho nên người xưa thường nói:“ Của cho là của mình, của ăn là của hết”. 
 
Nhưng không phải nói như vậy, rồi có bao nhiêu đem ra cho hết thì không được. 
Phật dạy tài sản của cải chia ra làm năm phần như sau :
 
Hai phần giữ vốn làm ăn, 
một phần dành dụm lo gia đình người thân, 
một phần thủ hậu mai sau đề phòng bất trắc, 
một phần bố thí, cúng dường, giúp đỡ chia sẻ. 
 
Như vậy mọi người có thể góp phần giúp đỡ cho tha nhân, mà không bị khánh kiệt 
tài sản. Nếu ai cũng biết sống như vậy thì thế gian này sẽ tràn ngập tình yêu thương
 và bóng dáng khổ đau không còn có mặt.
 
Namo Buddhaya
 
blank
blank
Tĩnh Lặng Giữa Đôi Bờ -
Thơ: Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ 
 
blank
blank
blank 
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh khóa tu 3 ngày tại Hiền Như Tịnh Thất-
 El Monte - California  (July 29,30,31 2016)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 10984)
ĐÔNG Dơi nhập thiền Rét đậm Thắm hoa trạng nguyên ƠN THẦY Ngọng nghịu i… tờ Thầy dìu dắt Nên vần thờ… ơ thơ
22/10/2014(Xem: 15408)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
21/10/2014(Xem: 10020)
Chiều đã kéo mây về phơi chóp núi Mà ta còn lầm lũi ở trần gian Ôm hơn thua để phỏng tay trần trụi Đâu biết đời tan hợp tợ khói giăng Hãy để thơ chơi giữa miền thường tại Tung chân thật thôn tính hết dối gian Dẫu nghiên lệch mực khô câu rớt vận Cũng chẳng cầu phủi sạch bụi trầm luân Hãy để thơ chia với đời khốn khổ Nghe lũ chà nhức nhối tước thềm thơ
20/10/2014(Xem: 11149)
Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng Chim về tắt nắng gió lừng chiêm bao Ngồi đôi mắt chết phương nào Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay
19/10/2014(Xem: 17429)
Nhẫn nhịn cho đời luôn được yên Hơn thua tranh cãi chỉ thêm phiền Thắng người chưa chắc về an giấc Kẻ bại hận thù lẽ tất nhiên
19/10/2014(Xem: 9893)
Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá Hãy quây về tìm nó ở trong ta Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất
19/10/2014(Xem: 10892)
Cuộc đời này vốn vô thường, huyễn mộng… Là con Phật thì ai cũng rõ biết. Kiếp người là giả tạm, phù du, mong manh ngắn ngủi… là người học Phật thì ai cũng đã thấu hay. Quy luật “sinh trụ hoại không” của muôn đời thật phũ phàng và vô cùng nghiệt ngã, hỏi có mấy ai vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa chặt chẽ của nó? Dẫu rõ biết, dẫu thấu hay, nhưng vì vẫn là một chúng sanh, một sinh linh bé nhỏ, đang còn hụp lặn giữa bể khổ trầm luân, trôi lăn giữa dòng sinh tử luân hồi, nên chúng ta cứ luôn luôn sẵn sàng cho những giọt nước mắt tuôn rơi không chỉ khi tiếc nuối đau buồn với tổn thất, mà còn với lúc hạnh phúc mừng vui. Nước mắt lưng tròng, rơi rớt đầm đìa, trào tuôn ràn rụa… thì cứ để chúng tự nhiên xuất đáo, tự do bay nhảy, không chuyện chi phải kềm nén, đắp đê ngăn đập để chặn đường rơi lối chảy của chúng. Khóc được cứ khóc, đó là chuyện bình thường. Khóc với tâm bình thường thì vẫn không hề xa Đạo.
18/10/2014(Xem: 10476)
Nâng bàn chân Mẹ hôn lên Bàn chân nhỏ nhắn thuyền lênh đênh dòng Hôn nhăn nheo gót từng hồng Bao năm lặn lội đường trần nhiêu khê Bàn chân tất tả đi, về Đường phù hoa phố, đường quê mùa làng Bàn chân từng bước cao sang Từng hành khất gạo lo tròn bữa cơm
18/10/2014(Xem: 9901)
Đất Trời nuôi dưỡng vạn loài Sao ta nở giết chẳng hoài đoái thương Trời dạy ta biết tỏ tường Đất dạy ta phải yêu thương nhau cùng
17/10/2014(Xem: 11899)
Động Tĩnh Như Nhiên Một bữa học trò tới hỏi Thầy: - Thưa Thày, mấy bữa nay lòng con không yên, tâm con động. Làm sao đây? Thiền Sư: - Động thì cứ động, sao phải mong tĩnh. Vài bữa sau, học trò lại chạy tới: - Mấy hôm rày con ngắm trời xanh trong, nước suối văn vắt, thấy lòng yên tĩnh lạ thường. - Tĩnh thì cứ tĩnh sao phải nói ra thành động. - Bao năm rồi con theo Thầy, nhưng tự cảm thấy chưa hiểu được gì. Lòng con lúc tĩnh, lúc rối... Thiền Sư: - Ta cũng như con, lúc rối lúc tĩnh... Nhưng ta không thấy phải nói ra điều đó thành ngôn ngữ. Ta chỉ... như ngồi yên trên con thuyền ý thức, mặc cho sóng lòng chao đảo hay yên bình..*:) happy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]