Namo Buddhaya
Người Biết Sử Dụng Tài Sản
Xin kể bạn nghe một câu chuyện tôi đọc được trong Tàng Kinh Các :
Có một gia đình nọ nhà giàu sang quyền quý, chẳng may cha mẹ mất sớm để lại gia tài kết sù
nhưng chỉ có hai anh em trai. Họ lấy làm tiếc nuối, buồn tủi vì chưa kịp hiếu dưỡng cha mẹ già.
Tuy là anh em ruột với nhau nhưng hai người hai chí hướng, người anh thì hay làm việc phước thiện, bố thí
cúng dường, giúp đỡ chia sẻ khi gặp người khó khăn nên tài sản ngày càng ít đi. Ngược lại người em thì ham
mê tài sản vật chất nên cố gắng kinh doanh mở mang phát triển, do đó sự nghiệp ngày càng thêm phát đạt.
Một hôm, nhân ngày giổ mẹ hai anh em mới gặp lại nhau. Người em phân trần với anh rằng, cha mẹ
chúng ta mất sớm để lại gia tài sự nghiệp cho anh em chúng ta, bổn phận làm con chúng ta phải kế thừa
gia tiên làm rạng rỡ công danh sự nghiệp, để cha mẹ ngậm cười nơi chín suối. Không biết mấy cái ông
sa môn đầu trọc, có bùa phép gì mà anh cứ tối ngày quanh quẩn ở đó, có bao nhiêu tài sản của cải
đều dâng cúng và làm từ thiện hết!
Anh đồng ý với em là công khó nhọc của cha mẹ đã gầy dựng mấy chục năm nay. Nhưng em
nên nhớ rằng tài sản của cải vật chất thường bị năm nhà cuốn trôi, nếu chúng ta không biết tích lũy
phước báu. Của cho là của mình, của ăn là của hết, em thấy không biết bao nhiêu người khốn đốn khổ
sở, sống lang thang đầu đường xó chợ, ít có được một ngày no đủ. Đạo và đời vốn không tách rời nhau,
chúng ta không nên tham cầu cho riêng mình quá nhiều, mà hãy cố gắng mở rộng tấm lòng ra, để
góp phần chia sẻ tình thương tùy theo khả năng của mình. Gìn giữ gia tài của cha mẹ để lại, là một
việc làm hết sức tốt đẹp và cao cả, nhưng em phải nhớ rằng không phải vì thế mà chúng ta chỉ biết
bo bo giữ của cho mình, vô tình tăng trưởng lòng tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp. Sau này chết đi có thể
bị đọa lạc vào ba đường khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu nhiều ác báo. Người em nghe anh nói
vậy, giận quá bỏ đi và còn nói rằng, anh em mình về sau mạnh ai nấy lo.
Biết không thể nào giúp được em mình, nên người anh một lòng hướng về đạo để tìm cầu giác ngộ và giải thoát. Tất cả tài sản còn lại người anh liền đem bán hết và lấy số tiền đó, để nuôi dưỡng người già yếu, tàn tật. Sau đó người anh liền xuất gia làm hạnh sa môn rày đây mai đó, trên cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát ba đường khổ. Nhờ siêng năng bền chí tinh cần miên mật nên sau một thời gian chứng được đạo quả, nhẹ gánh sinh tử luân hồi.
Còn người em vì mải mê làm ăn, nên bận rộn suốt cả ngày đến nỗi không có thời gian chăm sóc vợ con.
Cuối cùng sự nghiệp ngày càng thành đạt do chèn ép và bóc lột của người khác, đến khi con quỷ vô thường
đến rước đi. Vì quá ư si mê và tham dục, nên người em bị đọa làm súc sinh đầu thai trở lại làm con trâu đen. Con trâu thời xa xưa là để phục vụ cho nhà nông, ngoài việc cày ruộng phục vụ cho con người, thời gian rảnh phải kéo xe chở thêm hàng hóa. Vì thế trâu càng ngày càng mất sức, gầy mòn ốm yếu trông rất thảm thương. Những lúc kéo xe mệt nhọc đi quá chậm, bị chủ roi rọt đau đớn vô cùng, vậy mà suốt ngày chỉ có ăn toàn là cỏ khô không.
Một hôm trên đường đi hóa duyên, người anh dùng đạo nhãn biết được em mình do si mê tham dục nên mới
bị đọa làm trâu. Bước đến trước mặt trâu người anh tham đắm luyến ái tài sản thế gian bo bo giữ của không giúp gì cho ai, nên bây giờ phải chịu khổ thế này. Trâu nghe nói, nước mắt tuôn trào ra, nằm mọp xuống
trông rất thê thảm. Người anh dùng thần thông giúp con trâu nhớ lại túc duyên đời trước của mình và sau đó đến gặp người chủ, xin được mua lại con trâu. Người chủ nghe kể lại tiền kiếp của trâu, hoảng quá không
dám bán trâu và chỉ hoan hỷ cúng dường cho vị sa môn. Con trâu từ lúc biết được duyên phận của mình,
nên chỉ một lòng nhất tâm hướng về Tam bảo với tâm niệm mong cầu thoát kiếp. Không bao lâu,
con trâu chết đi được tái sinh về cõi trời Đao Lợi hưởng phước báu chư thiên.
Suy Nghiệm:
Qua câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy một bài học thiết thực trong cuộc sống đời thường, đối với
những ai còn tham đắm dục lạc trần gian quá mức hãy nên suy gẩm lại, một đời người có là bao.
Nổ lực tìm kiếm tiền bạc để đáp ứng nhu cầu vật chất phục vụ cho con người, là điều cần thiết không
thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta vì mưu cầu lợi ích cá nhân, cái gì cũng phục vụ cho riêng mình nên trở thành ích kỷ và nhỏ mọn, đến khi chết không mang theo được thứ gì, mà chỉ mang theo
bên mình bao nghiệp xấu.
Còn tiền bạc của cải vật chất, tùy theo khả năng mà chúng ta có thể đem ra san sẻ giúp đỡ người bất hạnh,
khi thấy họ khó khăn thiếu thốn thì tiền bạc ấy mới chính là thật của ta. Giống như người có tiền đem gửi
ngân hàng, tuy thấy dường như không có tiền, nhưng lúc nào cần xài thì rút ra xài. Đó là ngân hàng
nhân quả, cái gì mình ăn thì hết, còn cho hay giúp người khác mới đích thực là của mình.
Cho nên người xưa thường nói:“ Của cho là của mình, của ăn là của hết”.
Nhưng không phải nói như vậy, rồi có bao nhiêu đem ra cho hết thì không được.
Phật dạy tài sản của cải chia ra làm năm phần như sau :
Hai phần giữ vốn làm ăn,
một phần dành dụm lo gia đình người thân,
một phần thủ hậu mai sau đề phòng bất trắc,
một phần bố thí, cúng dường, giúp đỡ chia sẻ.
Như vậy mọi người có thể góp phần giúp đỡ cho tha nhân, mà không bị khánh kiệt
tài sản. Nếu ai cũng biết sống như vậy thì thế gian này sẽ tràn ngập tình yêu thương
và bóng dáng khổ đau không còn có mặt.
Namo Buddhaya
Tĩnh Lặng Giữa Đôi Bờ -
Thơ: Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh khóa tu 3 ngày tại Hiền Như Tịnh Thất-
El Monte - California (July 29,30,31 2016)
Gửi ý kiến của bạn