Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tĩnh lặng giữa đôi bờ

03/08/201611:41(Xem: 16098)
Tĩnh lặng giữa đôi bờ
blank
Namo Buddhaya
 Người Biết Sử Dụng Tài Sản


 
Xin kể bạn nghe một câu chuyện tôi đọc được trong Tàng Kinh Các :
 
Có một gia đình nọ nhà giàu sang quyền quý, chẳng may cha mẹ mất sớm để lại gia tài kết sù 
nhưng chỉ có hai anh em trai. Họ lấy làm tiếc nuối, buồn tủi vì chưa kịp hiếu dưỡng cha mẹ già.
 
Tuy là anh em ruột với nhau nhưng hai người hai chí hướng, người anh thì hay làm việc phước thiện, bố thí 
cúng dường, giúp đỡ chia sẻ khi gặp người khó khăn nên tài sản ngày càng ít đi. Ngược lại người em thì ham 
mê tài sản vật chất nên cố gắng kinh doanh mở mang phát triển, do đó sự nghiệp ngày càng thêm phát đạt. 
 
Một hôm, nhân ngày giổ mẹ hai anh em mới gặp lại nhau. Người em phân trần với anh rằng, cha mẹ 
chúng ta mất sớm để lại gia tài sự nghiệp cho anh em chúng ta, bổn phận làm con chúng ta phải kế thừa 
gia tiên làm rạng rỡ công danh sự nghiệp, để cha mẹ ngậm cười nơi chín suối. Không biết mấy cái ông
 sa môn đầu trọc, có bùa phép gì mà anh cứ tối ngày quanh quẩn ở đó, có bao nhiêu tài sản của cải 
đều dâng cúng và làm từ thiện hết!
 
Anh đồng ý với em là công khó nhọc của cha mẹ đã gầy dựng mấy chục năm nay. Nhưng em 
nên nhớ rằng tài sản của cải vật chất thường bị năm nhà cuốn trôi, nếu chúng ta không biết tích lũy 
phước báu. Của cho là của mình, của ăn là của hết, em thấy không biết bao nhiêu người khốn đốn khổ 
sở, sống lang thang đầu đường xó chợ, ít có được một ngày no đủ. Đạo và đời vốn không tách rời nhau, 
chúng ta không nên tham cầu cho riêng mình quá nhiều, mà hãy cố gắng mở rộng tấm lòng ra, để 
góp phần chia sẻ tình thương tùy theo khả năng của mình. Gìn giữ gia tài của cha mẹ để lại, là một 
việc làm hết sức tốt đẹp và cao cả, nhưng em phải nhớ rằng không phải vì thế mà chúng ta chỉ biết
 bo bo giữ của cho mình, vô tình tăng trưởng lòng tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp. Sau này chết đi có thể 
bị đọa lạc vào ba đường khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh chịu nhiều ác báo. Người em nghe anh nói 
vậy, giận quá bỏ đi và còn nói rằng, anh em mình về sau mạnh ai nấy lo.
 
Biết không thể nào giúp được em mình, nên người anh một lòng hướng về đạo để tìm cầu giác ngộ và giải thoát. Tất cả tài sản còn lại người anh liền đem bán hết và lấy số tiền đó, để nuôi dưỡng người già yếu, tàn tật. Sau đó người anh liền xuất gia làm hạnh sa môn rày đây mai đó, trên cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát ba đường khổ. Nhờ siêng năng bền chí tinh cần miên mật nên sau một thời gian chứng được đạo quả, nhẹ gánh sinh tử luân hồi.
 
Còn người em vì mải mê làm ăn, nên bận rộn suốt cả ngày đến nỗi không có thời gian chăm sóc vợ con. 
Cuối cùng sự nghiệp ngày càng thành đạt do chèn ép và bóc lột của người khác, đến khi con quỷ vô thường
 đến rước đi. Vì quá ư si mê và tham dục, nên người em bị đọa làm súc sinh đầu thai trở lại làm con trâu đen. Con trâu thời xa xưa là để phục vụ cho nhà nông, ngoài việc cày ruộng phục vụ cho con người, thời gian rảnh phải kéo xe chở thêm hàng hóa. Vì thế trâu càng ngày càng mất sức, gầy mòn ốm yếu trông rất thảm thương. Những lúc kéo xe mệt nhọc đi quá chậm, bị chủ roi rọt đau đớn vô cùng, vậy mà suốt ngày chỉ có ăn toàn là cỏ khô không.
 
Một hôm trên đường đi hóa duyên, người anh dùng đạo nhãn biết được em mình do si mê tham dục nên mới
 bị đọa làm trâu. Bước đến trước mặt trâu người anh tham đắm luyến ái tài sản thế gian bo bo giữ của không giúp gì cho ai, nên bây giờ phải chịu khổ thế này. Trâu nghe nói, nước mắt tuôn trào ra, nằm mọp xuống 
trông rất thê thảm. Người anh dùng thần thông giúp con trâu nhớ lại túc duyên đời trước của mình và sau đó đến gặp người chủ, xin được mua lại con trâu. Người chủ nghe kể lại tiền kiếp của trâu, hoảng quá không 
dám bán trâu và chỉ hoan hỷ cúng dường cho vị sa môn. Con trâu từ lúc biết được duyên phận của mình, 
nên chỉ một lòng nhất tâm hướng về Tam bảo với tâm niệm mong cầu thoát kiếp. Không bao lâu, 
con trâu chết đi được tái sinh về cõi trời Đao Lợi hưởng phước báu chư thiên.
 
Suy Nghiệm:
 
Qua câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy một bài học thiết thực trong cuộc sống đời thường, đối với 
những  ai còn tham đắm dục lạc trần gian quá mức hãy nên suy gẩm lại, một đời người có là bao. 
Nổ lực tìm kiếm tiền bạc để đáp ứng nhu cầu vật chất phục vụ cho con người, là điều cần thiết không 
thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta vì mưu cầu lợi ích cá nhân, cái gì cũng phục vụ cho riêng mình nên trở thành ích kỷ và nhỏ mọn, đến khi chết không mang theo được thứ gì, mà chỉ mang theo
 bên mình bao nghiệp xấu.
 
Còn tiền bạc của cải vật chất, tùy theo khả năng mà chúng ta có thể đem ra san sẻ giúp đỡ người bất hạnh, 
khi thấy họ khó khăn thiếu thốn thì tiền bạc ấy mới chính là thật của ta. Giống như người có tiền đem gửi 
ngân hàng, tuy thấy dường như không có tiền, nhưng lúc nào cần xài thì rút ra xài. Đó là ngân hàng 
nhân quả, cái gì mình ăn thì hết, còn cho hay giúp người khác mới đích thực là của mình. 
Cho nên người xưa thường nói:“ Của cho là của mình, của ăn là của hết”. 
 
Nhưng không phải nói như vậy, rồi có bao nhiêu đem ra cho hết thì không được. 
Phật dạy tài sản của cải chia ra làm năm phần như sau :
 
Hai phần giữ vốn làm ăn, 
một phần dành dụm lo gia đình người thân, 
một phần thủ hậu mai sau đề phòng bất trắc, 
một phần bố thí, cúng dường, giúp đỡ chia sẻ. 
 
Như vậy mọi người có thể góp phần giúp đỡ cho tha nhân, mà không bị khánh kiệt 
tài sản. Nếu ai cũng biết sống như vậy thì thế gian này sẽ tràn ngập tình yêu thương
 và bóng dáng khổ đau không còn có mặt.
 
Namo Buddhaya
 
blank
blank
Tĩnh Lặng Giữa Đôi Bờ -
Thơ: Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ 
 
blank
blank
blank 
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh khóa tu 3 ngày tại Hiền Như Tịnh Thất-
 El Monte - California  (July 29,30,31 2016)
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/04/2020(Xem: 7219)
Quán tưởng Phật đừng tham Quán tưởng Pháp đừng sân Quán tưởng Tăng đừng si
14/04/2020(Xem: 7560)
Kính bạch Thầy thật rùng mình khi học lại đoạn kinh trong Pháp diệt tận và thấy có nhiều sự trùng hợp cho thế kỷ này và lại ngưỡng mộ vì sao Thầy mỗi sáng lại livestream cho chúng con thọ trì kinh Lăng Nghiêm . Kính xin Thầy cho con trích đoạn trong “Phật Học tinh yếu “ và bài thơ này để cùng bạn hữu thấy được Ân Đức của Thầy Tổ đã đem lời dạy của Phật đến cho hậu thế và công ơn của Tăng thân đã dìu dắt hàng hậu bối chúng con . Kính HH Đường vào biển pháp qua bao lĩnh vực. Trước tiên là vững chắc một niềm tin , Ngày ngày chuyên cần học luật, luận, kinh . Rồi chiêm nghiệm thực hành tự mình thân chứng!
13/04/2020(Xem: 8066)
Tiếng thở dài thiên cổ Cháy bỏng ngàn sau xa. Mây về từ cổ độ, Xao xác hồn cỏ hoa. Sầu lên mấy độ trăng tà Đường nghiêng ngả bước, bóng nhoà nhạt đêm. Cành sương trĩu mộng bên thềm Bóng ma trơi hiện càng thêm não nùng.
11/04/2020(Xem: 9700)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu Xa gần ái mộ rất nhiều. Bỗng đâu có kẻ sớm chiều lân la Tới lui thăm viếng thiết tha Rồi sau nhận họ: “Ông là anh tôi.”
10/04/2020(Xem: 7962)
Tu sĩ Richard Hendrick sống và làm việc ở Ireland (Ái Nhĩ Lan). Ông đã đăng tải bài thơ “Lockdown” (“Phong tỏa”) của ông trên facebook vào ngày 13 tháng Ba năm 2020. Bài thơ đã được rất nhiều người tán thưởng. Bài thơ muốn truyền giao một thông điệp mạnh mẽ về niềm Hy Vọng trong cơn hỗn loạn vì bệnh dịch “corona” (Covid-19) truyền nhiễm khắp nơi và nhà cầm quyền đang ban hành những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn bệnh lan truyền (a strong message of hope during the coronavirus pandemic). Bài thơ đã trấn an nhiều triệu người trên khắp thế giới đang bị ốm đau, chết chóc, bị chia cách và phong tỏa bởi lệnh “trú ẩn tại chỗ” để tránh lây lan bệnh dịch này. Bài thơ khuyên nhủ là tuy có “Sợ hãi” và “Cách ly” nhưng đừng đưa tới “Hận thù” và “Cô độc”. Kêu gọi mọi người Nguyện cầu và Thương yêu, mong có sự lưu tâm và tích cực giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả tâm sự: “Chim vẫn hót, bầu trời vẫn trong xanh, tiếng hát ca vẫn vang lên. Ngay cả trong những biến cố tang thương vẫn nẩ
09/04/2020(Xem: 5982)
Thời còn trẻ tự hào mình “trí thức “ Dù đôi khi nghe chỉ trích “ Chỉ biết mình “, Nhu cầu vật chất chẳng lợi lạc chúng sinh ! Thường tự chửa ...mỗi người “ Quan niệm Sống “ ...
03/04/2020(Xem: 6005)
Bóng hình bất chợt xa xăm Thời gian bất chợt trôi nhanh đêm trường Tình tôi bất chợt điên cuồng Thơ tôi bất chợt nặng buồn nhịp âm
03/04/2020(Xem: 7069)
Mỉm cười đón ánh triêu dương Gửi theo hơi thở yêu thương cuộc trần Mắt thương ngắm dõi xa gần Trời xanh mây trắng mây hồng giao duyên
03/04/2020(Xem: 6511)
Nhìn cây gió thổi liên hồi Bao nhiêu lá rụng thây gầy xác sơ Một chiều Đông lạnh bơ vơ Nhìn hoàng hôn tím đượm buồn hẵm hiu Lắng lòng trong cõi tịch liêu Bâng khuâng nhớ Mẹ cõi lòng quặng đau. Không khóc nhưng mắt nghẹn ngào Nỗi buồn cố gắng nén vào tâm can Cuộc đời buồn thắt miên mang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]