Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô Lái Đò (thơ)

14/06/201620:00(Xem: 8110)
Cô Lái Đò (thơ)

CÔ LÁI ĐÒ

 co-lai-do

Ngày xưa có vị tỳ kheo

Cất am sườn núi cheo leo non ngàn

Lánh xa bụi bặm trần gian

Một lòng thiền định, đạo vàng chuyên tu

Nơi đây thanh tịnh bốn mùa

Trăng soi suối ngọc, gió lùa cửa không.

Dưới chân núi có con sông

Có đò đưa khách bềnh bồng sang ngang.

Mỗi lần có dịp hạ san

Để đi hóa độ xóm làng đó đây

Thời sư phải đáp đò này

Con đò độc nhất ngày ngày lại qua,

Lái đò là một lão bà

Tay chèo còn khỏe, tuy già vẫn vui.

*

Một hôm hành khách tới nơi

Ngạc nhiên nào thấy tăm hơi bà già

Thay vào là một dáng hoa

Một cô thiếu nữ mặn mà xinh tươi

Duyên nét mặt, đẹp nụ cười

Hỏi ra mới biết là người phương xa

Tới đây xin với lão bà

Trước là ở trọ, sau là tiếp tay

Giúp bà đưa khách sông này

Bà nhìn người đẹp nhận ngay chẳng từ.

*

Thế rồi trên bến sông xưa

Khách sang đò bỗng sớm trưa rộn ràng

Thăm sư, lễ Phật, viếng am

Ngắm phong cảnh đẹp thênh thang hữu tình

Ngắm thêm cô lái đò xinh

Dáng người yểu điệu, thân hình thướt tha

Khiến cá lặn, khiến chim sa,

Êm đềm tiếng ngọc, mặn mà lời hoa,

Mái chèo theo cánh tay ngà

Lướt trên mặt nước loang ra sóng vàng,

Sóng đưa hành khách sang ngang

Một vùng sông nước mơ màng thăng hoa.

*

Sáng nay sư phải đi xa

Khi sư xuống núi cũng qua đò này,

Tiền đò hành khách nơi đây

Sang sông chỉ phải trao tay một đồng,

Riêng sư khi trả tiền công

Cô đòi sư những hai đồng! Lạ thay!

Ngạc nhiên sư hỏi cô ngay:

"Sao tôi phải trả tiền này gấp đôi?"

Mỉm cười cô khẽ trả lời:

"Sang sông khách đáp đò tôi hàng ngày

Kẻ qua, người lại chốn đây

Nào đâu lạ lẫm như thầy hôm nay,

Thầy vừa đáp chuyến đò này

Lại luôn nhìn ngắm tôi ngay từ đầu

Nên thầy phải trả trước sau

Gấp đôi người khác cũng đâu lạ gì!"

Sợ lôi thôi, cãi làm chi

Sư đành vội trả phứt đi hai đồng.

Chiều về am, phải qua sông

Sư nào dám ngó bóng hồng xinh tươi

Xuống đò ngồi khuất xa rồi

Gầm đầu, cúi mặt xuống nơi lòng đò.

Đò trôi qua bến êm ru

Kỳ này chắc mẩm thày tu hết phiền.

Nào ngờ khi khách trả tiền

Nhận xong cô lái đò liền cám ơn,

Riêng sư cô khẽ nói thầm:

"Xin thầy trả gấp bốn lần người ta!"

*

Ngạc nhiên sư hỏi cho ra:

"Tại sao buổi sáng tôi qua đò rồi

Cô đòi tôi trả gấp đôi

Nói rằng tôi lỗi vì ngồi ngắm cô,

Chiều nay suốt lúc qua đò

Tôi đâu liếc mắt nhìn cô chút nào

Lòng đò tôi cứ trông vào

Cô đòi gấp bốn! Tại sao lạ đời?"

Nghiêm trang cô lái trả lời:

"Sáng nay thầy chỉ nhìn nơi phía ngoài

Nhìn bằng cặp mắt thường thôi,

Chiều nay thầy lại nhìn tôi toàn phần

Không bằng mắt, mà bằng Tâm

Tâm nhìn khắp cả châu thân trong ngoài

Cớ sao thầy lại kêu nài

Lời tôi nói vậy có sai đâu nào!"

*

Sóng vàng chợt vỗ dạt dào

Sư nghe vừa dứt bỗng đâu bật cười

Hình như đã ngộ thêm rồi

Ngước trông sóng nước êm trôi dập dình

Quay nhìn cô lái đò xinh

Cô đà biến mất bóng hình còn đâu!

Kể từ ngày đó về sau

Chỉ còn bà lão bạc đầu mà thôi

Mái chèo bà lão ngược xuôi,

Con đò lờ lững đưa người sang sông.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(phỏng theo bản văn xuôi trong

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2014(Xem: 9235)
Chiều buồn ngồi ngắm mây bay. Mây ơi, gió hỡi có hay được rằng, Cuộc đời là kiếp lằng nhằng. Quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy thôi.
24/09/2014(Xem: 11234)
Xanh cây lá rừng cao trầm hùng vĩ Chập chùng lên ghềnh đá tảng đồi hoang Ẩn hiện triền non ven sườn dốc Thanh Lương Am thấp thoáng giữa sương ngàn
24/09/2014(Xem: 31230)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 14762)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 11627)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
23/09/2014(Xem: 11917)
Nỗi trôi từ độ vô minh Đớn đau từ thuở thác sinh làm người. Sóng dồi bão dập ... tả tơi Đời tan tác mộng , nghiệp phôi pha tình.
22/09/2014(Xem: 10690)
Đừng trách đừng buồn đừng thở than Đừng hờn đừng giận đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng
21/09/2014(Xem: 11891)
Cõi tạm ta bà, cõi nghiệt oan, Can chi sân hận đến hơi tàn. Một nhành dương liễu xua ba nghiệp, Bốn tiếng hồng danh (*) độ sáu đàng. Ma đạo lộng hành thời mạt pháp,
21/09/2014(Xem: 12801)
Không vui, không buồn Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỷ không? Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn? Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? Thật như vậy, này Hiền giả.
18/09/2014(Xem: 9810)
Pháp quốc mười năm vắng bóng Thầy Tử tôn đại chúng vọng trời Tây Linh tại ngã, bất linh tại ngã Sơn cao quán tưởng Thầy còn đây !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]