Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô Lái Đò (thơ)

14/06/201620:00(Xem: 8084)
Cô Lái Đò (thơ)

CÔ LÁI ĐÒ

 co-lai-do

Ngày xưa có vị tỳ kheo

Cất am sườn núi cheo leo non ngàn

Lánh xa bụi bặm trần gian

Một lòng thiền định, đạo vàng chuyên tu

Nơi đây thanh tịnh bốn mùa

Trăng soi suối ngọc, gió lùa cửa không.

Dưới chân núi có con sông

Có đò đưa khách bềnh bồng sang ngang.

Mỗi lần có dịp hạ san

Để đi hóa độ xóm làng đó đây

Thời sư phải đáp đò này

Con đò độc nhất ngày ngày lại qua,

Lái đò là một lão bà

Tay chèo còn khỏe, tuy già vẫn vui.

*

Một hôm hành khách tới nơi

Ngạc nhiên nào thấy tăm hơi bà già

Thay vào là một dáng hoa

Một cô thiếu nữ mặn mà xinh tươi

Duyên nét mặt, đẹp nụ cười

Hỏi ra mới biết là người phương xa

Tới đây xin với lão bà

Trước là ở trọ, sau là tiếp tay

Giúp bà đưa khách sông này

Bà nhìn người đẹp nhận ngay chẳng từ.

*

Thế rồi trên bến sông xưa

Khách sang đò bỗng sớm trưa rộn ràng

Thăm sư, lễ Phật, viếng am

Ngắm phong cảnh đẹp thênh thang hữu tình

Ngắm thêm cô lái đò xinh

Dáng người yểu điệu, thân hình thướt tha

Khiến cá lặn, khiến chim sa,

Êm đềm tiếng ngọc, mặn mà lời hoa,

Mái chèo theo cánh tay ngà

Lướt trên mặt nước loang ra sóng vàng,

Sóng đưa hành khách sang ngang

Một vùng sông nước mơ màng thăng hoa.

*

Sáng nay sư phải đi xa

Khi sư xuống núi cũng qua đò này,

Tiền đò hành khách nơi đây

Sang sông chỉ phải trao tay một đồng,

Riêng sư khi trả tiền công

Cô đòi sư những hai đồng! Lạ thay!

Ngạc nhiên sư hỏi cô ngay:

"Sao tôi phải trả tiền này gấp đôi?"

Mỉm cười cô khẽ trả lời:

"Sang sông khách đáp đò tôi hàng ngày

Kẻ qua, người lại chốn đây

Nào đâu lạ lẫm như thầy hôm nay,

Thầy vừa đáp chuyến đò này

Lại luôn nhìn ngắm tôi ngay từ đầu

Nên thầy phải trả trước sau

Gấp đôi người khác cũng đâu lạ gì!"

Sợ lôi thôi, cãi làm chi

Sư đành vội trả phứt đi hai đồng.

Chiều về am, phải qua sông

Sư nào dám ngó bóng hồng xinh tươi

Xuống đò ngồi khuất xa rồi

Gầm đầu, cúi mặt xuống nơi lòng đò.

Đò trôi qua bến êm ru

Kỳ này chắc mẩm thày tu hết phiền.

Nào ngờ khi khách trả tiền

Nhận xong cô lái đò liền cám ơn,

Riêng sư cô khẽ nói thầm:

"Xin thầy trả gấp bốn lần người ta!"

*

Ngạc nhiên sư hỏi cho ra:

"Tại sao buổi sáng tôi qua đò rồi

Cô đòi tôi trả gấp đôi

Nói rằng tôi lỗi vì ngồi ngắm cô,

Chiều nay suốt lúc qua đò

Tôi đâu liếc mắt nhìn cô chút nào

Lòng đò tôi cứ trông vào

Cô đòi gấp bốn! Tại sao lạ đời?"

Nghiêm trang cô lái trả lời:

"Sáng nay thầy chỉ nhìn nơi phía ngoài

Nhìn bằng cặp mắt thường thôi,

Chiều nay thầy lại nhìn tôi toàn phần

Không bằng mắt, mà bằng Tâm

Tâm nhìn khắp cả châu thân trong ngoài

Cớ sao thầy lại kêu nài

Lời tôi nói vậy có sai đâu nào!"

*

Sóng vàng chợt vỗ dạt dào

Sư nghe vừa dứt bỗng đâu bật cười

Hình như đã ngộ thêm rồi

Ngước trông sóng nước êm trôi dập dình

Quay nhìn cô lái đò xinh

Cô đà biến mất bóng hình còn đâu!

Kể từ ngày đó về sau

Chỉ còn bà lão bạc đầu mà thôi

Mái chèo bà lão ngược xuôi,

Con đò lờ lững đưa người sang sông.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(phỏng theo bản văn xuôi trong

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2019(Xem: 6833)
Khi con người lạc hậu còn đi bộ. Rồi lần lần biết cưỡi ngựa, cưỡi trâu. Rồi lần hồi thông minh tìm ra hơi nước, Rồi máy bay, xe lửa, xe hơi. Và trong tương lai có thể du hành bằng hỏa tiễn. Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc. Thế tại sao con người vẫn khổ?
10/02/2019(Xem: 5717)
Biết tha thứ là bước đầu tu học Tự thương mình không làm khổ tha nhân Sống hài hoà luôn trân quý tình thân Đức khiêm tốn chẳng có gì thua thiệt.
02/02/2019(Xem: 14988)
01. Sắc tướng vốn không, nương cảnh huyễn độ người mê muội; Tử sanh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân. (Phụng điếu Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân – Huế, 1972) 02. Một chút giận, hai chút tham, lận đận cả đời ri cũng khổ; Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ rứa mà vui.
31/01/2019(Xem: 6454)
Kẻ mượn đạo tạo đời sao tránh khỏi Sống tham lam lợi dưỡng bán chùa đi Mượn y vàng giả dạng nét từ bi Không thể che được Long Thần và Hộ Pháp. Người đạo sĩ là con người phá ác Kẻ xuất trần thượng sĩ tiễn ma quân Mang niềm vui đạo hạnh đức bao dung Mong chia sẻ Pháp hành không cố chấp. Ngôi Già Lam nơi mọi người tu tập Cùng chung nhau hướng thiện sống thăng hoa Đừng mưu cầu mua bán trốn đi xa A Di Đà Phật tôi còn gì để nói.
27/01/2019(Xem: 6444)
Người ta kể chuyện ngày xưa Có người trông giống thầy tu vô cùng Cột đầu, bện tóc, hở lưng Mặc đồ rách rưới, sống vùng hoang vu
26/01/2019(Xem: 9279)
Ngày xưa ở tại nông thôn Có gia đình nọ sống luôn thuận hòa Nuôi hai bò trong trại nhà Lông màu hung đỏ, mượt mà, dịu êm
25/01/2019(Xem: 6724)
Chợ hoa bày bán khắp nơi Hoa Xuân đua nở gọi mời khách mua Mai Vàng rực rở đúng Mùa ( Xuân ) Hồng, Đào, Cúc đoá cũng đua khoe mình
23/01/2019(Xem: 6965)
Vòng quay xe đạp Luân hồi Lưng khom Chân mỏi Giữa đời gian nan
23/01/2019(Xem: 6403)
Dòng thác lũ cuộc đời trôi trôi mãi Kiếp con người sống chết chẳng hề ngưng Bao vô minh ngã chấp vẫn chưa ngừng Thêm đại nạn dập dồn không kể xiết.
22/01/2019(Xem: 7099)
Tình thương là điểm khởi đầu Kết duyên nối lại nhịp cầu bên nhau Cùng chung tay bắt mặt chào Niềm tin sống dậy đẹp màu trăng sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]