Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Những Hạt Đậu Biết Nhảy

06/06/201619:38(Xem: 11119)
Truyện Thơ: Những Hạt Đậu Biết Nhảy

NHỮNG HẠT ĐẬU
BIẾT NHẢY

 nam-niem-phat

Làng kia có một lão bà

Sống đời lầm lũi, cửa nhà đơn côi

Chồng con đều đã qua đời

Bà nhờ mảnh đất nhỏ nơi sau nhà

Quanh năm trồng đậu bán ra

Kiếm ăn sinh sống cho qua tháng ngày,

Đời bà khổ cực lắm thay

Gian truân từ nhỏ tới nay nhiều bề

Biết là nghiệp chướng nặng nề

Bà mong chuộc tội xưa kia của mình.

Thấy bà quyết chí tu hành

Có người hiểu đạo thương tình giúp ngay

Dạy câu thần chú linh thay

Giải trừ nghiệp chướng lâu nay chất chồng

Đây lời đức Quán Thế Âm:

"Án Ma Ni Bát Mê Hồng. Chớ quên!"

Lòng tin bà rất vững bền

Nhưng không biết chữ, lại thêm tuổi già

Thật là tội nghiệp cho bà

Miệng luôn lẩm nhẩm cố mà nhập tâm

Lời Bồ Tát Quán Thế Âm,

Nhưng khi về đến trước sân nhà mình

Thời bà lại nhớ lầm thành:

"Án Ma Ni Bát Mê Hành". Hại thay!

*

Tuy sai, bà lão nào hay

Tối ngày cứ tụng câu này mãi thôi,

Để thêm khích lệ lòng người

Bà bày hai chén trước nơi mặt mình

Một thời đầy những đậu nành

Chén kia bà lại để dành trống không,

Mỗi câu thần chú đọc xong

Bà đem một hạt đậu trong chén đầy

Bỏ qua bên chén không này

Dần dần cho đến lúc đầy mới ngưng,

Rồi làm ngược lại nhiều lần

Đọc kinh, chuyển đậu, với tâm chân thành

"Án Ma Ni Bát Mê Hành",

Ba mươi năm thoáng trôi nhanh trong đời

Dù kinh sám hối sai lời

Lão bà cứ tụng, lòng thời thiết tha.

*

Một ngày linh ứng hiện ra

Đậu kia tự động nhảy qua chén rồi

Mỗi khi bà tụng dứt lời

Chẳng cần chờ đến tay người đem sang.

Lòng bà mừng rỡ ngập tràn

Nghĩ mình tu thật đúng đường! Tốt thay!

Công lao sám hối lâu nay

Khổ kia chấm dứt! Nghiệp này tiêu tan!

Bà thêm phấn khởi vô vàn

Tối ngày tụng niệm lại càng thêm hăng.

*

Một hôm có vị cao tăng

Du hành đây đó, đi ngang qua làng

Ngang lều lụp xụp tồi tàn

Nhà sư chợt thấy hào quang rạng ngời

Toả ra rực rỡ tuyệt vời

Khiến sư kinh ngạc, ngẩn người nghĩ suy

Chắc rằng trong túp lều kia

Có người đắc đạo trọn bề chân tu.

Sư bèn dừng bước vân du

Ghé vào thăm hỏi, nào ngờ thấy đâu

Gặp mình bà lão bạc đầu

Không còn ai khác, trước sau mình bà.

Tò mò, sư hỏi cho ra:

"Bà tu kinh sách nào mà linh thay?"

Lão bà thành thật tỏ bày:

"Tôi đây chữ nghĩa có hay chút nào

Nói chi kinh sách tối cao

Cả đời chuyên tụng một câu tâm thành

'Án Ma Ni Bát Mê Hành'

Câu kinh sám hối tụng quanh miệt mài."

Sư nghe tiếc nuối thở dài:

"Câu bà vừa đọc lầm sai vô ngần

Đúng lời đức Quán Thế Âm

'Án Ma Ni Bát Mê Hồng' từ xưa!"

Lão bà nghe nói sững sờ

Từ lâu lầm lẫn bây giờ mới hay

Bao ngày tụng niệm uổng thay

Ba mươi năm tụng giờ này công toi!

*

Nhà sư từ giã đi rồi

Lão bà thay đổi, tụng lời mới nghe

Lòng bà chộn rộn nhiều bề

Khiến cho ý chí dễ gì tập trung,

Đậu thời chán nản vô cùng

Chẳng còn hứng khởi tưng bừng nhảy qua

Lão bà nước mắt chan hòa

Miệng tuy tụng niệm, xót xa trong lòng

Thế là nước lã ra sông

Ba mươi năm tụng, uổng công tu hành.

Sư lên gần đỉnh đồi xanh

Ngoái nhìn lại phía lều tranh bà già

Một vùng u ám bao la

Hào quang nào thấy chói lòa nữa đâu

Giật mình sư khẽ than mau:

"Thôi ta gây chuyện khổ đau nữa rồi

Thế là ta lỡ hại người!"

Sư liền quay gót trở lui xuống liền

Tìm về nơi mái lều trên

Gặp bà Phật tử sư bèn nói nhanh:

"Bà ơi cứ tụng tâm thành

'Án Ma Ni Bát Mê Hành' như xưa,

Vừa rồi tôi chỉ nói đùa

Câu bà quen tụng kể như đúng rồi!"

*

Sư từ biệt, trở lên đồi

Lão bà tiếp tục những lời tụng xưa

Lòng vui biết mấy cho vừa

Tiếng kinh sám hối như ru hồn người,

Nhìn kìa! Hạt đậu tuyệt vời

Giờ đây lại nhảy theo lời cầu kinh.

Sư lên đến đỉnh non xanh

Ngoái đầu nhìn lại quả tình mừng vui

Hào quang sáng một góc trời

Phát ra rực rỡ từ nơi mái lều.

*

Lòng thành giá trị thật nhiều

Nơi người con Phật tin theo đạo mầu.

 

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO

(phỏng theo tập truyện văn xuôi

NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY

của Lâm Thanh Huyền, Phạm Huê dịch)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2020(Xem: 7043)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
24/09/2020(Xem: 6374)
Ở bên sườn núi thuở xưa Có ngôi chùa nhỏ với sư rất già Lông mày sư tựa tuyết pha Chòm râu cước trắng mượt mà đẹp thay,
24/09/2020(Xem: 7801)
Năm 1984. Tôi cùng bào đệ Út Bình, và Kỳ Thanh, một người em, đạo hữu, rất thân ở Ấp 5 xã Bàu Cạn (Huyện Long Thành- Đồng Nai) đèo nhau trên một chiếc xe đạp thồ, vượt đường xa về đến thị trấn, vào một Rạp Chiếu Bóng để dự phiên tòa xử một "tổ chức phản cách mạng", nghe tòa tuyên xử vắng mặt 2 bị cáo trong tổ chức đó vốn là các bào huynh của mình.
24/09/2020(Xem: 9041)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
23/09/2020(Xem: 9559)
Xa xăm lặng bước nhập trần ai Óng mượt mi vàng lộ hiển dài Xóm Bắc ruổi rong chui bụng ngựa Nhà Đông lơ láo rúc lừa thai Roi vàng thúc vế trâu bùn chạy Dây sắt gìn hàm cọp đá hồi Một sớm gió lùa băng giá hết Trăm hoa vẫn cũ luyến xuân đài!
22/09/2020(Xem: 12095)
Con thường suy nghĩ có một ngày Mẹ về với Phật cảnh Phương Tây Để nghe giáo pháp Như Lai thuyết Tỏ ngộ từ đây ở nơi này.
21/09/2020(Xem: 12879)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
21/09/2020(Xem: 12891)
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
20/09/2020(Xem: 8617)
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC (Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản) Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]