Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khỉ Từ Bi

22/01/201622:02(Xem: 7627)
Khỉ Từ Bi

KHỈ TỪ BI

(Năm Bính Thân kể chuyện
“Tiền Thân Đức Phật”)

 

KhiTuBi-000


Tại vùng Hy Mã Lạp Sơn

Tám mươi ngàn khỉ họp đàn sống chung

Dưới quyền khỉ chúa hào hùng,

Gần khu vườn ở cánh rừng bên sông

Có cây vĩ đại vô cùng

Xoài ngon, trái lạ, thơm lừng đó đây

Thấy xoài chín mọng giăng đầy

Khôn ngoan khỉ chúa dặn ngay cả đàn:

“Hãy mau hái hết mà ăn

Nếu không xoài rớt trôi lăn sông ngòi

Xuôi về thành phố xa xôi

Loài người ăn được tức thời ưa luôn

Mò tới gốc, tìm tới nguồn

Rừng ta sinh sống chẳng còn được yên

Người ta xâm phạm tới liền.”

Khỉ nghe. Theo đúng lệnh trên tức thì.

Ngờ đâu có một trái kia

Ẩn trong tổ kiến khó bề nhận ra

Trên cành thấp mọc lòa xòa

Xoài rơi xuống nước trôi xa dập dình

Về Ba La Nại kinh thành

Thoát qua mắt khỉ tinh ranh cả bầy.

*

Vua Ba La Nại sáng nay

Tắm sông mát mẻ nhân ngày thảnh thơi

Mấy người đánh cá gần ngài

Chợt đâu vớt được trái xoài trên sông

Họ nhìn kinh ngạc vô cùng

Rồi bèn kính cẩn đem dâng vua hiền

Vua nhìn, tự hỏi ngạc nhiên:

“Trái cây gì lạ? Ở miền nào đây?”

Hỏi dân chài lưới sông này

Họ thưa đồng loạt không hay biết gì,

Vua bèn hỏi kiểm lâm kia

Họ thưa: “Trái đó rất chi xa vời

Trái xoài tên gọi lâu rồi

Ở trên rừng thẳm khuất nơi non ngàn

Dưới chân Hy Mã Lạp Sơn.”

Khi vua ăn thử thấy thơm lạ thường

Vị ngon ngọt mãi vấn vương

Khiến vua ham muốn tới rừng tìm cây

Dù xoài ở rất xa đây

Vua không ngần ngại định ngày ra đi.

*

Dòng sâu, nước xiết quản chi

Một đoàn thuyền ngược sông kia lên rừng

Vượt bao sóng nước chập chùng

Vua và quân lính tùy tùng tới nơi

Lên bờ đến gốc cây xoài

Hái ăn một bữa tuyệt vời thơm ngon,

Trời khuya sau buổi hoàng hôn

Nhà vua nằm ngủ dưới luôn gốc xoài

Lính canh gác ở vòng ngoài

Lửa rừng thắp sáng toả dài chung quanh.

Về khuya bầy khỉ chuyền cành

Nhảy lên hái trái xoài giành lẫn nhau

Gây ồn ào giữa canh thâu

Khiến vua thức giấc ngẩng đầu nhìn lên

Thấy ngay bầy khỉ ở trên

Vua bèn gọi lính tới liền để sai:

“Hãy bao vây ngay cây xoài

Cung tên bắn hạ hết loài khỉ kia

Ngày mai làm thịt ngay đi

Xoài cùng thịt khỉ ăn thì chắc ngon.”

*

Khỉ trên cây nghe hết hồn

Vội tìm khỉ chúa báo luôn sự tình:

“Cây xoài đã bị vây quanh

Tìm đường nào thoát được nhanh chốn này?”

Trấn an khỉ chúa nói ngay:

“Ta tìm cách cứu khỏi đây. An lòng!”

Chàng trèo lên một cành cong

Chuyền ra ngọn xoải qua sông khá dài

Rồi chàng lấy sức phóng người

Bờ bên kia nhảy qua thời dễ thôi,

Chiều ngang sông ước lượng rồi

Tre non một đoạn bằng nơi chiều này

Chặt ra chàng xử dụng ngay

Một đầu buộc chặt thân cây tức thì

Quanh lưng mình quấn đầu kia

Rồi chàng lấy sức đu về ngang sông

Tre non thành chiếc cầu vồng

Để cho bầy khỉ sẽ cùng theo nhau

Leo qua mà thoát hiểm mau,

Tiếc thay chúa khỉ tính sao sai lầm

Quên phần tre buộc quanh thân

Cầu tre do đó một phần hụt đi

Thật là nguy hiểm kể chi.

Hy sinh khỉ chúa tức thì vươn ra

Dùng lưng mình để nối qua

Khiến cầu vừa đủ dài mà sang sông.

Quay nhìn bầy khỉ hãi hùng

Anh chàng khỉ chúa hào hùng hét lên:

“Lưng ta hãy bước chân liền

Tới cầu tre, vượt qua bên kia bờ

Hãy trốn nhanh, đừng chần chờ.”

Tám ngàn chú khỉ xót xa cúi đầu

Chào chàng khỉ chúa thật mau

Bước lên lưng chúa qua cầu bình an

Thế là thoát hiểm cả đàn.

Nào ngờ một khỉ bạo tàn ác tâm

Ghét ganh chúa khỉ bội phần

Từ lâu muốn hại, nay nhân dịp này

Nhảy lên lưng, giẫm mạnh thay

Khiến lưng chúa khỉ gẫy ngay tức thì,

Khỉ gian ác qua bờ kia

Không thèm ngó lại chút gì nạn nhân

Mặc cho khỉ chúa một thân

Đang nằm bất tỉnh vô ngần tang thương.

*

Nhà vua thức giữa đêm trường

Vô tình chứng kiến khỉ đương cứu bầy

Xả thân, bỏ mạng, tan thây

Gương hy sinh ở trên cây tuyệt vời

Nhà vua cảm động nghẹn lời

Sáng sau truyền lệnh cho người trèo lên

Đỡ chàng khỉ chúa xuống liền

Nước thơm tắm rửa khắp trên thân người

Áo vàng mềm mại mặc ngoài

Vua thân ái hỏi: “Nhà ngươi là gì

Mà can đảm cứu khỉ kia

Mạng mình chẳng tiếc, từ bi lạ thường?”

Mặc dù sắp bị tử thương

Anh chàng khỉ chúa nhẹ nhàng thưa ngay:

“Tôi là thủ lãnh cả bầy

Chỉ huy, dẫn dắt tại đây lâu rồi

Cả bầy thương mến tin tôi

Tôi đâu nuối tiếc cõi đời làm chi

Khi đưa bầy thoát hiểm nguy.

Đứng đầu đất nước trị vì muôn dân

Muốn cho tốt đẹp mọi phần

Không nên coi trọng tấm thân của mình

Ưu tiên lo lắng tâm thành

Cho nguồn hạnh phúc an lành của dân.”

Nói xong khỉ chúa từ trần

Núi rừng vẳng tiếng nhạc buồn ngân xa.

Nhà vua ra lệnh tang ma

Trang nghiêm hỏa táng như là quốc vương

Để ghi kỷ niệm hào hùng

Dựng lên ngọn tháp giữa vùng rừng hoang.

Khi vua trở lại cung hoàng

Về Ba La Nại trong hằng bao năm

Nhớ lời khỉ chúa trối trăn

Trị dân đúng Pháp, gieo nhân tốt lành.

 

KhiTuBi-001

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT:
Khỉ chúa là tiền thân Đức Phật.

Vua là A Nan.

Khỉ ác độc là Đề Bà Đạt Đa.

KhiTuBi-001

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE GREAT-HEARTED MONKEY

trong “The Stories Of Buddha’s Former Births”

của Anjali Pal)

__________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2019(Xem: 7743)
Mùa Xuân Di Lặc rạng ngời Muôn người hoan hỉ tươi cười bên nhau Nắng mai ấm cả vườn đào Tình người luôn vẫn đẹp màu thời gian Bao dung tha thứ mọi đàng Theo Ngài Di Lặc nhẹ nhàng chuyển duyên Còn đâu cơn bão ưu phiền Còn đâu khổ luỵ đảo điên cõi lòng Cuộc đời nhắm mắt là xong Nụ cười chẳng mất sao không như Ngài.
10/01/2019(Xem: 7918)
Kính dâng lên Ôn Làng Mai để nhớ lần đầu tiên con tham dự khoá tu tại một thiền viện Mỹ trên núi ở miền Bắc Cali do Ôn hướng dẫn vào đầu thập niên 80. Con cũng nhớ có lần cạo gió cho Ôn trong khoá tu đó. Thật là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời tu học của con.
07/01/2019(Xem: 8205)
Năm Hợi, kể truyện cổ Phật giáo HÒA THƯỢNG HEO Ngày xưa ở một ngôi chùa Trụ trì là một thiền sư lâu đời Thầy tu từ thuở thiếu thời Cùng ngày với chú heo nuôi trong chùa
06/01/2019(Xem: 7907)
NHÃN XUÂN Mắt em liếc đuổi bướm vàng Chậu mâm xôi cúc tưởng tàn lại tươi Vô thường chỉ mấp máy môi Mắt thương đời khổ nên tôi nặng tình.
05/01/2019(Xem: 11230)
Em dẫu biết Thu sang rừng thay lá Sao mãi ngồi tiếc nhớ những mùa Xuân Em vẫn biết Xuân qua trời sang Hạ.. Sao Đông về.. khóe mắt lại rưng rưng?
03/01/2019(Xem: 7384)
Một thiền sư rất nổi danh Lãng du theo đám mây xanh cuối trời Chân ông in dấu khắp nơi Một ngày dừng trước lâu đài nhà Vua
03/01/2019(Xem: 10311)
Ngày xưa có một ông vua Trong vương quốc nọ rất ư lạ đời Sinh con trai đủ trăm người Ông hoàng thứ một trăm thời dễ thương Kiên trì, nghị lực, hiền lương Tính tình lại rất khiêm nhường lắm thay.
24/12/2018(Xem: 13518)
Lễ Noel, Người Phật tử nên suy ngẫm, Biết bao người chúc tôi lễ Noel: “Thật ấm áp và tràn đầy hạnh phúc” Tôi cười nhạt lòng gợn buồn đôi chút Mình Thầy Tu, họ Phật tử kia mà. Sao những ngày Vía Phật Thích Ca Không thấy chúc cũng chẳng buồn biết tới
24/12/2018(Xem: 7784)
Giấu mình trong chéo áo Ta đi ngang qua đời Mộ, triêu ngày hai bữa Dặm gió ngàn đầy vơi.
24/12/2018(Xem: 7151)
Ánh sáng từ bi phút nhiệm mầu Sáng soi tâm nguyện dứt lo âu Tham sân gột rữa trong ba cõi Hạnh phúc trong ta khởi bước đầu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]