Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chi Rồi Cũng Qua (thơ)

30/11/201514:49(Xem: 6309)
Chi Rồi Cũng Qua (thơ)
 
Phat Thich Ca 1a
Namo Sakya Muni Buddha

Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình
 
Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa 
vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. 
Mỗi ngày  nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần
 kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
 
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi 
để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng
 đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy
 lừa ta, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.
 
Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ 
tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì 
ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang 
kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho 
rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, 
đành phải thả nó xuống núi.
 
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình,
lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều 
rất tức giận, gậy gộc tới tâp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút 
hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu 
khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta đến thế”, 
nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó,
 thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.
 
Suy Nghiệm:
 
Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản 
thân mình. Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, 
có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. 
Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hói bản thân mình một câu rằng: 
“Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”
 
- Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không
 phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.
 
- Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ 
không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
 
- Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ 
mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng 
người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.
 
Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ…… 
có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy? Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những
 ước  muốn trong tâm của họ, chứ không phải là chính bạn.
 
- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, 
lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!
Mây Vô Danh
 
Tiên cảnh phản chiếu trên mặt nước ở Hàn Quốc
 
Chi Rồi Cũng Qua
 
Rồi cũng qua đi những nhọc nhằn
Đường đời mấy độ bước trầm, thăng
Niềm vui, nỗi khổ tìm mây khói
Còn lại yên bình mỗi bước chân.
 
Rồi cũng nhòa trôi những nụ cười.
Tiệc tùng, hoa lệ.. hẹn phai phôi
Ai người thấu hiểu đời như mộng
Chẳng tiếc ngày qua, chẳng ngậm ngùi.
 
Đôi lúc.. nghe lòng như khói sương!
Cõi tình hư thực giữa vô thường
Trăm năm bóng nguyệt dòng lưu thủy
Mong vớt làm chi chuốt đoạn trường.
 
Rồi cũng qua dần bao giấc mơ
Trả ta về lại thuở hoang sơ. 
Hỏi người thiên cổ từng xây mộng
Đã toại nơi lòng hay vẫn chưa?
 
Rồi cũng xuôi dòng trôi tháng năm
Bồng bềnh danh, lợi cuốn xa xăm.
Đã quá nửa đời nay mới hiểu
Cội nguồn gia bảo vốn nơi tâm.
 
Ngày cũng trôi qua giống mọi ngày
Khác là Tỉnh Thức giữa cuồng say
Xưa tìm hạnh phúc trong phiền muộn
Chừ Sống bây chừ, Sống tại đây.
Như Nhiên- Thich Tanh Tue
( Bodhgaya mùa chớm lạnh -Nov -2015 )
blank
 
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
 
x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2011(Xem: 8864)
Trăm năm mặc chuyện có, không; trên đầu chữ Phật trong lòng chữ tâm; Gương huyền chiếu giữa tòng lâm...
27/06/2011(Xem: 6913)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
25/06/2011(Xem: 6089)
Ai đem nước đổ ra sông Để cho con nước bềnh bồng trôi đi Nước kia có tội tình gì Đừng buôn đừng bán đừng vì lợi danh
25/06/2011(Xem: 6098)
Xin ngắt một cành hoa Dâng lên công đức Mẹ Xin ngắt một cành hoa Dâng lên công đức Cha Nhớ thương cửa cửa nhà nhà
20/06/2011(Xem: 21130)
Tôi sưu tập những vần thơ hiếu hạnh Nguyện mọi người đừng làm Mẹ khổ đau. Minh Chiếu
19/06/2011(Xem: 5617)
Đi ở, hồn nhiên giữa cõi người Mỗi ngày hương sắc mỗi hoa tươi Tỏa – cho ngây ngất trời phương viễn Ủ - để mơn man đất ngạch trường...
10/06/2011(Xem: 10550)
Người đời cũng gọi đại sư là Nam Nhạc Tôn Giả, Tư Đại Hòa Thượng, Tư Đại Thiền Sư. Là một cao tăng Trung quốc, sống vào thời Nam Bắc Triều, người đất Vũ Tân, Hà Nam, họ Lí, Tổ thứ ba Thiên Thai Tông, sau Long Thọ Bồ tát và Tổ Huệ Văn. Đại sư kính mộ kinh Pháp Hoa từ thuở nhỏ, thường ngày đêm tụng đọc, có lúc nhìn kinh mà ứa lệ. Trong mộng, thấy Bồ tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu từ đó trên đảnh đầu nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, tham kiến thiền sư Huệ Văn ở đất Hà Nam, được truyền pháp quán tâm. Có lần đại sư tự than rằng tuổi đạo luống qua, đang khi dựa lưng vào tường, thốt nhiên đại ngộ, chứng được Pháp Hoa tam muội.
06/06/2011(Xem: 8383)
Pháp Hoa vi diệu khôn lường Ba đời Chư Phật tán dương Chúng sanh thành tâm quy ngưỡng Ánh trăng dẫn lối đưa đường
31/05/2011(Xem: 14301)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
31/05/2011(Xem: 13333)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567