Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi đời chưa khép lại (thơ)

14/11/201506:43(Xem: 9054)
Khi đời chưa khép lại (thơ)
 
blank

                                                                                Inline image
Sống Chân Thật Với Chính Mình
 
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác 
nghĩ về chúng ta. Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách
 tích cực. Ta bỏ nhiều thì giờ cố gắng để là cái mà ta nghĩ người khác muốn mình phải là
 như thế, nhưng điều này khiến chúng ta trở nên hoang mang, vì mỗi người lại đòi hỏi ta 
phải là một thứ gì đó khác. Bên cạnh đó, động lực gì thực sự khiến ta cố gắng để là cái 
mà ta nghĩ là người khác muốn ta phải là như thế?
 
Chúng ta có hành động với lòng chân thật, hay chúng ta đang cố gắng làm thế để 
lấy lòng mọi người? Ta có đang đóng kịch, diễn trò để người khác nói tốt về mình?
 
Động lực của ta là chìa khóa quyết định việc ta làm có ý nghĩa và ích lợi.
 
Chúng ta có thể đóng kịch, tạo nên những hình ảnh cá nhân khiến người khác tin rằng
 ta là như thế. Tuy nhiên, điều đó không có một ý nghĩa thực sự nào trong cuộc sống
 của chúng ta, vì ta mới là người phải sống với chính bản thân mình. Ta biết khi nào mình 
sống giả tạo và ngay cả khi người khác có thể khen cái nhân cách mà ta cố tạo ra, điều 
đó vẫn không làm ta cảm thấy thoải mái về bản thân. Tự bên trong, ta biết rằng mình 
giả dối. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi sống chân thật và sẽ cảm thấy thoải mái hơn
 với con người thực sự của mình.
 
Sống giả tạo không ích lợi gì vì nghiệp quả của hành động tùy thuộc vào chủ đích của ta. 
Động lực của ta chính là chìa khóa quyết định rằng những gì chúng ta làm có ý nghĩa và ích lợi 
hay không. Ngay như ta có tỏ ra tử tế và chu đáo nhưng động lực của ta chỉ là để người khác ưa
thích mình thì hành động đó cũng không thực sự tử tế. Tại sao vậy? Đó là vì chúng ta hành động
để được tiếng tốt cho bản thân, không phải vì lợi ích của người khác. Ngược lại, ta có thể hành động
với một động lực tử tế thực sự nhưng người khác có thể diễn giải sai hành động của ta, nên sinh ra
bực bội, sân hận với ta. Trong trường hợp đó, ta không cần phải nghi hoặc bản thân vì chủ đích 
của ta là hướng thiện, tuy nhiên, ta cần phải sửa đổi để hành động khéo léo hơn. Hơn nữa, ta 
muốn huân tập để được hạnh phúc từ các việc làm của ta chứ không phải từ việc nhận được
những lời khen của người khác sau đó. Thí dụ trong quá trình tu tập, ta muốn huấn luyện tâm
hoan hỷ trong việc bố thí. Khi ta hoan hỷ trong việc bố thí thì không kể là ta đang ở đâu, 
đang bố thí cho ai, ta vẫn cảm thấy hạnh phúc.
 
Không quan trọng là người khác có nói cảm ơn hay không, vì hạnh phúc của ta không 
đến từ việc được ngưỡng mộ, được hàm ân mà đến từ hành động bố thí.
__(())__
 
blank
Ý Nghĩa Hộ Trì
 
Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác.
Khi ta hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta.
- Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì cho người khác? 
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì co mình ?
Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại và tình thương.
Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn phụ thuộc vào 
sự vững vàng
 và quân bình của chính mình.
(Kinh Tương Ưng Bộ 47.19)
Namo Buddhaya
 
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 21257)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
03/04/2013(Xem: 11604)
Được rồi Mất, Khen rồi Chê Vinh liền tới Nhục, Sướng kề Khổ đau Gió đời tám ngọn trước sau Luôn gây loạn động, đua nhau dâng trào.
02/04/2013(Xem: 9115)
Tôi được nghe nhiều người truyền tụng ngợi ca Trung niên thi sĩ từ lâu lắm rồi, dần dần tôi làm quen tìm đọc thơ của bác, lúc còn làm chú tiểu ở chùa Tường Vân-Huế.
02/04/2013(Xem: 8218)
Lối về xa ngái không cùng Non cao bể rộng trập trùng u minh Phiêu bồng phiêu lãng phiêu linh Dừng chân ngoái cổ thấy mình nhỏ nhoi.
02/04/2013(Xem: 6139)
Nhà thi sĩ nói: “ Con người sống ở đời như nhà thi sĩ.” Phải chăng, đời là một cõi mộng và con người là kẻ đi trong cõi mộng này?
01/04/2013(Xem: 11520)
Sư trưởng Như Thanh đã sáng tác, biên soạn và dịch thuật khoảng 20 tác phẩm Phật học.
01/04/2013(Xem: 10036)
Thiền lâm vi tiếu ngàn xưa Cười đời sảng khoái vẫn chưa cạn cười Cười ngất ngưỡng với héo tươi Cười đau đớn ngộ, cười ruồi nhiếp tâm.
01/04/2013(Xem: 10474)
Hai lần đánh đuổi Nguyên Mông Minh quân ngời sáng, chiến công vang rền Sử vàng ghi khắc lưu truyền Nhân Tông kiệt xuất, đức hiền tài ba.
01/04/2013(Xem: 8038)
Kiếp con người sống gởi thác về. Ai cũng vậy. Gọi là "sinh ký tử quy", Sống gởi thác về. Đời người là như vậy. Tất cả mọi người đều như vậy. Đức Phật cũng vậy, phải đọa cái xác thân tứ đại giả hợp này.
01/04/2013(Xem: 8406)
“Hãy lên đường! kìa, mặt trời rực rỡ!” Lữ khách đã nghe theo tiếng gọi thầm thì tự thẳm sâu tiềm thức, vững tin và vững tâm mà đi như thế. Túi vải đã rách, áo đã sờn vai, đôi giầy đã lủng, bàn chân từng sưng húp, nhưng lữ khách như không sờn lòng. “Hãy lên đường! Kìa, mặt trời rực rỡ!” Lữ khách đã leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều dòng suối, đi ngang nhiều phố thị, vượt nhiều khu rừng, ngủ dưới gốc cây, tắm bên sông cạn ….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]