Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi đời chưa khép lại (thơ)

14/11/201506:43(Xem: 9028)
Khi đời chưa khép lại (thơ)
 
blank

                                                                                Inline image
Sống Chân Thật Với Chính Mình
 
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác 
nghĩ về chúng ta. Ta cố gắng tỏ ra tốt đẹp và làm cho người khác nghĩ về ta một cách
 tích cực. Ta bỏ nhiều thì giờ cố gắng để là cái mà ta nghĩ người khác muốn mình phải là
 như thế, nhưng điều này khiến chúng ta trở nên hoang mang, vì mỗi người lại đòi hỏi ta 
phải là một thứ gì đó khác. Bên cạnh đó, động lực gì thực sự khiến ta cố gắng để là cái 
mà ta nghĩ là người khác muốn ta phải là như thế?
 
Chúng ta có hành động với lòng chân thật, hay chúng ta đang cố gắng làm thế để 
lấy lòng mọi người? Ta có đang đóng kịch, diễn trò để người khác nói tốt về mình?
 
Động lực của ta là chìa khóa quyết định việc ta làm có ý nghĩa và ích lợi.
 
Chúng ta có thể đóng kịch, tạo nên những hình ảnh cá nhân khiến người khác tin rằng
 ta là như thế. Tuy nhiên, điều đó không có một ý nghĩa thực sự nào trong cuộc sống
 của chúng ta, vì ta mới là người phải sống với chính bản thân mình. Ta biết khi nào mình 
sống giả tạo và ngay cả khi người khác có thể khen cái nhân cách mà ta cố tạo ra, điều 
đó vẫn không làm ta cảm thấy thoải mái về bản thân. Tự bên trong, ta biết rằng mình 
giả dối. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi sống chân thật và sẽ cảm thấy thoải mái hơn
 với con người thực sự của mình.
 
Sống giả tạo không ích lợi gì vì nghiệp quả của hành động tùy thuộc vào chủ đích của ta. 
Động lực của ta chính là chìa khóa quyết định rằng những gì chúng ta làm có ý nghĩa và ích lợi 
hay không. Ngay như ta có tỏ ra tử tế và chu đáo nhưng động lực của ta chỉ là để người khác ưa
thích mình thì hành động đó cũng không thực sự tử tế. Tại sao vậy? Đó là vì chúng ta hành động
để được tiếng tốt cho bản thân, không phải vì lợi ích của người khác. Ngược lại, ta có thể hành động
với một động lực tử tế thực sự nhưng người khác có thể diễn giải sai hành động của ta, nên sinh ra
bực bội, sân hận với ta. Trong trường hợp đó, ta không cần phải nghi hoặc bản thân vì chủ đích 
của ta là hướng thiện, tuy nhiên, ta cần phải sửa đổi để hành động khéo léo hơn. Hơn nữa, ta 
muốn huân tập để được hạnh phúc từ các việc làm của ta chứ không phải từ việc nhận được
những lời khen của người khác sau đó. Thí dụ trong quá trình tu tập, ta muốn huấn luyện tâm
hoan hỷ trong việc bố thí. Khi ta hoan hỷ trong việc bố thí thì không kể là ta đang ở đâu, 
đang bố thí cho ai, ta vẫn cảm thấy hạnh phúc.
 
Không quan trọng là người khác có nói cảm ơn hay không, vì hạnh phúc của ta không 
đến từ việc được ngưỡng mộ, được hàm ân mà đến từ hành động bố thí.
__(())__
 
blank
Ý Nghĩa Hộ Trì
 
Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác.
Khi ta hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta.
- Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì cho người khác? 
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì co mình ?
Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại và tình thương.
Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn phụ thuộc vào 
sự vững vàng
 và quân bình của chính mình.
(Kinh Tương Ưng Bộ 47.19)
Namo Buddhaya
 
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 12207)
YÊU ĐỜI Gần xa làng xóm quê nhà Dấu xưa còn mãi đậm đà oai linh Ngậm ngùi hưng phế, thơm tanh Tạ ơn cuộc sống cho mình thương yêu.
28/05/2017(Xem: 8585)
Ai có nghe từ muôn trùng gió cát tiếng chân người nghìn năm trước pháp du ai có thấy trong mịt mù hoang mạc giữa bụi mờ sừng sững một lòng tu
25/05/2017(Xem: 11083)
Hằng ngày ngồi nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ, gẫm về dòng chảy nhận sinh trôi qua trước mặt, ngày nào cũng như ngày nấy, bỗng dưng ngộ ra một điều: mình được phước báu khổng lồ hơn cả tỷ người trên cõi ta bà khổ lụy này. Phước báu đó, nếu không chịu ngồi tĩnh tâm mà nhìn lại thì sẽ không thấy, không cảm nhận được, vậy cho nên mới nổi hứng làm liền một chùm tứ cú lục bát về "nó": Tự Do!
24/05/2017(Xem: 8654)
Ta đã bỏ vở tuồng trên sân khấu Cảnh hí trường thương ghét kiếp nhân sinh Từ khi ta theo Phật trọn đời mình Nhìn sân khấu cuộc đời như giấc mộng .
23/05/2017(Xem: 8509)
Không muốn tội đừng nên tạo tội Đã tội rồi sao tránh được đâu Dù cho chạy khắp năm châu Nghiệp theo ta mãi cho dầu chết đi .
19/05/2017(Xem: 7789)
Tào Khê dòng nước BIẾT Hướng về cõi phương Đông Cuốn trôi dòng sanh tử Sạch hết chốn bụi trần .
18/05/2017(Xem: 7772)
Dòng Tào Khê muôn đời luôn chảy mãi Chảy không ngừng mát nhẹ cả thân tâm Sạch vô minh tham chấp nghiệp cấu trần Coi vọng tưởng như đêm dài nằm mộng
16/05/2017(Xem: 8000)
Một mảnh trăng non chợt vỡ rồi Đây tình kia nước lạc mù khơi Sương sa phủ kín màn đêm tịch Hiu hắt song thưa bặt như tờ
15/05/2017(Xem: 9901)
Em ơi, ruột xót lòng nao Đêm dài trăn trở, ngày xao xuyến buồn Nhớ xưa xa cách cội nguồn Chị Nam em Bắc dặm đường rẻ đôi (1946) Xa Cha Mẹ, nhập cuộc đời Lao lung nặng gánh, chơi vơi thế tình Ba mươi năm lửa chiến binh Đốt tan ngày tháng bình minh tuyệt vời Kể từ Bến Hải chia đôi Hướng mây phương Bắc nghẹn lời nhớ thương Mẹ Cha gầy guộc vườn sương Nỗi đau anh Lộc, nỗi buồn em Trân (1954) Mạch đau đẩy tới mộ phần Ôm Cha khóc Mẹ hai lần thọ tang… (1962, 1974)
15/05/2017(Xem: 7275)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình. Nếu con có được ngọc xanh Để mà dâng Mẹ đáp tình bấy lâu Về từng chân lý nhiệm mầu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]