Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Truyện Kiều)
Niềm vui biến thiên theo cá tính từng người, theo thời gian không gian. Khi trẻ vui khác,
khi già vui khác, khi người Việt Nam mừng Tết Nguyên Đán thì bên Tây im re, người Việt kiều
lặng lẽ đi làm và gọi điện chúc nhau: Happy New Year.
Khi đức Phật ở Kỳ Viên, có 500 thầy Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường bàn luận về
“Điều hạnh phúc nhất trên đời”. Một Thầy nói: Không có gì hạnh phúc bằng làm vua. Thầy khác nói: Chỉ có tình yêu là hạnh phúc nhất. Một Thầy đề nghị: Chỉ có ăn ngon là hạnh phúc nhất. Khi câu chuyện đến tai đức Phật, ngài dạy:
Tất cả hạnh phúc mà các ông kể ra đều nằm trong vòng luân hồi khổ đau. Ngược lại gặp Phật ra đời,
được nghe chánh pháp, sống thanh tịnh hòa hợp trong tăng đoàn, những điều ấy là hạnh phúc nhất.
Đức Phật có lý của Ngài khi nói như thế, vì những điều mà các thầy Tỳ-kheo đề nghị,
ngài đã từng nếm trải khi làm thái tử của kinh thành Ca-tỳ-la-vệ. Nếu nó không khổ đau Ngài đâu
có bỏ để tìm chân lý. Đi theo dấu chân Phật, để tìm cho mình sự an lạc vĩnh hằng, các thầy Tỳ-kheo
đã có nhiều dịp đạt được. Thầy Datta, sống đời khổ hạnh bên bờ sông Hằng, do vậy được đặt tên
Gangatiriya (Ẩn sĩ bên sông Hằng). Ngài nguyện không nói với ai, như vậy cả năm. Đến năm thứ hai,
một phụ nữ trong làng thường cúng dường Ngài, muốn biết Ngài có câm hay không, nên khi rót sữa
cúng bà đổ tràn ra ngoài bát. Ngài mới nói: “Thôi đủ rồi, bà chị!”. Đến năm thứ ba, Ngài chứng quả
A-la-hán, nói lên bài kệ:
Trên bờ của Hằng Hà. Dùng ba lá thốt nốt Ta dựng lên cho ta . Một chòi lá nho nhỏ ... ... ... Suốt hai năm sống vậy. Ta chỉ nói một câu Trong khoảng năm thứ ba. Khối si ám tan vỡ
Chọn đời sống không có chút gì tiện nghi sung sướng để cuối cùng đạt đến chân lý, sự thật sáng ngời,
là hạnh phúc không gì sánh bằng. Do vậy, khi đắc quả A-la-hán, hầu hết các vị đều tuyên bố một cách
rất happy: “Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thân sau”. Câu này như một
dấu ấn đặc biệt quen thuộc trong hầu hết các kinh Nguyên Thủy. Tới đây coi như cầm được visa đến vô sanh,
Niết-bàn. Pháp cú 204 nói:
Không bệnh lạc tối thượng Biết đủ, giàu tối thượng Thành tín, bạn tối thượng Niết-bàn, lạc tối thượng.
Niết-bàn có nơi chốn riêng hay không? Nơi nào khổ đau chấm dứt, nơi đó là Niết-bàn, thiền sư
Ajahn Chah nói: Chúng ta không hành thiền để thấy Niết-bàn, nhưng để chấm dứt khổ đau
(We don't meditate to see heaven, but to end suffering). Tổ sư Trung Hoa nói: “Cầm một cọng cỏ để tạo
nên thân Phật”. Có thể thấy Niết-bàn quanh ta, một cọng cỏ mùa Xuân, một cánh bướm lượn, hoặc
đôi mắt trẻ thơ. Khi tâm trong sáng không vướng chút xíu ý niệm phân biệt, ta sẽ không tự hỏi đâu là
Niết-bàn hay chẳng Niết-bàn. Nhà thơ Masaoka Shiki khi nhìn những ngọn núi xanh biếc,
bỗng liên tưởng đến một giỏ cỏ non mềm:
Giỏ đầy cỏ non Như núi mùa xuân Núi xa xanh biếc Như tầng cỏ xuân
Mùa xuân hay năm mới là để bắt đầu cho những gì tốt đẹp, hạnh phúc.
Đức Phật không nói đến thời gian, nơi chốn, nhưng những điều Ngài dạy
luôn luôn là xây dựng cõi nước trang nghiêm vĩnh hằng.
Ý xuân ở trong ấy.
Tn Như Đức
Năm trước gặp thanh xuân,
Má hồng khoe đào lý.
Năm nay gặp thanh xuân, Tóc bạc đầy cả mái. Người đời tuổi bảy mươi, Nhanh như dòng nước chảy, Chẳng ngộ tâm nguyên sơ, Sanh tử làm sao khỏi.
*** “Khứ niên phùng thanh xuân, Châu nhan ánh đào lý. Kim niên phùng thanh xuân, Bạch phát yểm song nhỉ.
Nhân sanh thất thập niên, Tật nhược đông lưu thủy. Bất liễu bổn lai tâm, Sanh tử hà do ly”.
Quang Giác Thiền sư (HT Thích Thanh Từ dịch)
Cửa Thiền Chúc Xuân
Ngày Xuân gặp bạn lên chùa Chúc nhau gì nhỉ, cho vừa lòng nhau! Tay sen kết nụ xuân đầu Dâng hương trước Phật, nguyện cầu muôn sinh..
- Chúc cho em vững niềm tin Để xua thất vọng nếu.. nhìn chung quanh.. - Chúc cho anh đủ nhiệt thành Tàn đông, Mai vẫn đầy cành Xuân sang. - Chúc cho trăm họ bình an '' Đá mền chân cứng '' lúc gian nan đời. - Chúc cho chị đẹp nụ cười Dù người thi thoảng những lời buồn tênh. - Chúc cho nhau biết bỏ, quên Tính toan, hiềm hận.. lòng bền với nhau.
- Chúc mình biết '' sống trước, sau '' Nhẹ nhàng vật chất, vẹn câu nghĩa tình. - Chúc ta biết đến hy sinh Cái tôi biến, hiện qua hình Trái tim - Chúc cho nhau ít muộn phiền Hiểu và trân quí Bình Yên mới là.. - Chúc cho đời, đạo thăng hoa Giữa vô thường vẫn hoan ca ngọt ngào. - Chúc người trong cõi chiêm bao Lắng nhìn Tỉnh thức nhiệm mầu trổ hoa...
- Xuân này hơn hẳn Xuân qua Mấy lời tâm chúc.. thay quà Tân niên Hoa yêu thương nở trước thềm Mơ Xuân hạnh phúc khắp miền nhân gian..
Thích Tánh Tuệ Xuân Ất Mùi-2015
Nụ Cười "KIÊNG" Tất Niên
Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng, Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền.
Mỗi lần giỗ Cha gợi nhớ bao kỷ niệm
Tấm lòng muôn trượng người đã dưỡng sinh
Chưa ai hiểu được niềm sâu kín của mình
Cha là biểu tượng suốt đời con trân quý nhất
Cuốn sách được trình bày đẹp, trang nhã. Tư tưởng thấm nhuần Phật Pháp luôn bàng bạc trong từng bài thơ, đoạn văn, ngay cả khi tác giả chỉ đơn giản nhắc lại những kỷ niệm xa vời, riêng tư của gia đình hay một thời niên thiếu của chính mình. Lời thơ, giọng văn đơn giản mộc mạc, dễ đọc, dễ cảm nhận, giúp người đọc dễ dàng hiểu được những gì tác giả muốn chuyển tải.
Hôm nay Vía Phật A Di Đà
Giáo Chủ Tây Phương Quốc Độ xa
Cực Lạc trang nghiêm ao bảy báu
Hoa trời lộng lẫy Mạn Thù Sa
Nơi không còn khổ ba đường ác
Chấm dứt trầm luân sáu nẻo tà
Tâm có Phật đà quy mạng lễ
Tri ân Từ Phụ nhắc về nhà.
Có miệt mài nghe đi nghe lại lời Phật dạy
Bậc Giác Ngộ siêu việt ròng rã đã trao truyền
Bài kinh nào cũng …
….chấn động tâm thức vang rền
Cảm nhận khắp châu thân chút gì bộc phát
Cảm nhận một sức mạnh phước báu siêu thoát!
Phước duyên thay Thầy cho con đọc
Tổ Thông Ân Hữu Đức tròn 150 năm
Do HT Giác Nguyên biên soạn
Với ngọn bút tài tình
Đã đưa con về quá khứ
Với gió nước trăng thanh
phong cảnh hữu tình của núi Trà Cú
sự êm đềm tĩnh lặng với bóng dáng Tổ Sư
Ngài chào đời tại làng Bạc Má, tỉnh Phú Yên
Con già trên bảy mươi rồi
Ba con bảy cháu sinh sôi một đàn
Ái kiến luôn mãi chứa chan
Thế nên lăn lộn vô vàn thương đau
Vui ít mà ngập ưu sầu
Tối ngày quanh quẩn tươi màu đắm mê
Sinh hoạt dục nhiễm tràn trề
Chấp Ngã, chấp Pháp mân mê chẳng rời
Kính đảnh lễ Đức Phật A Di Đà
Giáo Chủ cõi Tây Phương Cực Lạc!
Ngày chưa biết Đạo vẫn thường tìm hiểu
Bí ẩn làm sao khi muốn đến cõi này
Vượt qua mười muôn ức Phật độ về phương Tây
Lại được chỉ dạy:
“Một câu Di Đà không tạp niệm
Ngay đây khỏi nhọc đến Tây phương “
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old) Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ: quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.