Về qua cõi tạm nhân gian.
Thấy bao nhiêu chuyện kinh hoàng xiết bao !
Lặng im chẳng nói câu nào.
Để hơi thở nhẹ tiêu dao vô cùng.
Sầu đời một mảnh tình chung
Nhân gian sao quá hãi hùng lắm thay
Chia tay đời chính chỗ này.
Ngày mai gặp lại hoa bay ngập hồn...
Dẫu đời chiếc bóng cô thôn.
Nhưng lòng không đó vẫn còn quang minh.
Mặc ai mộng tử tuý sinh.
Ta cười như thị với tình như nhiên.
Yêu thương dục giả cỏi miền
Hoàng hôn tắt nắng đảo điên bên trời
Dừng chân một phút xa khơi
Đã nghe cây cỏ nhắn lời thiên thu...
Thích Hoằng Toàn.
15.1.2014
SỰ THẬT LÀ PHI LÝ.
Có những cái gì chúng ta luôn thấy nó là hợp lý trong cách nghĩ của mình, thì nó hoàn toàn không đúng với sự thật mà tạo vật có mặt trên đời này. Trái lại có những cái gì chúng ta thấy nó thật phi lý, thì đó lại là một sự thật hiển nhiên. Nhưng dù phi lý cách mấy đi nữa, và con người có hiểu được nó hay không, thì nó vẫn là sự thật thuộc chân lý xác định.
Và để khám phá chân lý, người ta phải cần đến những “công án” thật là phí lý nhất. Và bên trong cái phi lý đó chính là sự thật. Tuy nhiên nếu nói phi lý là đứng trên quan điểm hợp lý, của cách tư duy nhị nguyên mà nói thôi. Chứ thật ra nếu đứng trên quan điểm của sự thật chân lý mà nhìn ra, thì chúng ta cũng sẽ thấy cách suy nghĩ hợp lý đó của con người cũng trật lất hết trơn.
Sở dĩ tư duy của con người cuối cùng sẽ đi tới bế tắc, là vì chúng ta luôn muốn xác nhận cái gì cũng rạch ròi sạch trơn hết. Và đó chỉ là nhìn sự vật rời ra riêng biệt trong cách tư duy phân tích của con người. Và nếu chúng ta chỉ mãi đi theo hướng tìm kiếm đó thì cuối cùng sẽ bế tắc là không tránh khỏi. Là vì tư duy của con người chỉ đi theo một chiều mà thôi, chứ không biết “có qua có lại”. Trái lại tinh thần của đức Phật là như cái ống thông suốt từ đầu này tới đầu kia luôn. Và vấn đề suy nghĩ của Ngài là luôn “có qua có lại” cân bằng âm dương, nên đức Phật hoàn toàn tự do từ mọi phía trong cách nghĩ của mình. Và đó chính là cách tư duy “hai trong một” gọi là tư duy hai chiều nhất nguyên.
Vì chúng ta cứ thấy cái ác thì cho nó hoàn toàn là ác rồi, và chúng ta nhìn cái thiện cũng vậy. Phải trái đúng sai cũng thế. Chúng ta nghĩ đó là hợp lý, nhưng nó chỉ là hợp lý trong cách nghĩ của chúng ta thôi, chứ sự thật thì không phải như vậy đâu. Vì sự thật là trong cái ác cũng có cái thiện, trong cái sai cũng có cái đúng. Phải trái thế nào cũng thế. Và sự thật là không thể rạch ròi được. Tuy nhiên chúng ta “dám” chấp nhận cái “không rạch ròi” này của cuộc sống thì xã hội sẽ loạn. Nhưng chúng ta xây dựng xã hội trên những nguyên tắc xác định như thế, thì cuối cùng xã hội cũng sẽ bế tắc luôn. Vậy thì chúng ta phải cần cả hai cách tư duy đó kết hợp lại thì mới được.
Vì thế chúng ta thà bế tắc mà chấp nhận được chính mình, với những giá trị “hợp lý” cho cuộc sống. Chứ để hiểu sự thật chân lý và chấp nhận nó được, thì quả thật là nó quá phi lý rồi. Vì rằng đức Phật không chấp tướng, nhưng không bỏ tướng, thì phải hiểu câu nói đó làm sao đây. Và trên tinh thần này mà xét, thì tất cả mọi giá trị hợp lý xưa nay chúng ta tôn thờ đều sụp đổ hết. Là vì chúng ta luôn suy nghĩ rạch ròi hết mà. Và gần như tất cả các nhà truyền giáo của chúng ta đều thuyết pháp sai hết. Và nếu những người này muốn nói cho đúng chân lý thì cũng không được. Vì làm sao đem những điều phi lý ra để mà giáo hóa người ta được đây.
Do đó ngày nay chúng ta nhìn thấy đạo tràng nào càng đông đảo, pháp sư nói hay nói nhiều có đông tín đồ theo tu học là phải xem lại. Là vì cái ông thầy này thuyết pháp là để thõa mãn cái ngã của tín đồ, hay là dùng sự phi lý để đập vỡ cái ngã của đám tín đồ ngu muội kia ra. Do đó đạo mà chân chính thì có rất ít người thích và hiểu được. Vì bên trong một công án chứa cái gì, thì đâu phải là ai cũng hiểu được đâu. Trái lại tà đạo mà nói theo kiểu hợp lý với cái ngã của người ta ham thích, thì người ta sẽ chạy theo ầm ầm luôn.
Do đó thực chất của tạo hóa sinh ra thế giới này, là nó khác hẳn với cách suy nghĩ của con người chúng ta. Đạo Phật gọi đó là lẽ thật. Là chân lý tối thượng phù hợp với các quy luật vận động của tạo hóa trong tự nhiên. Cho nên khoảng cách hiểu biết của con người và đức Phật là rất xa như một ảo ảnh vậy. Vì con người có thể nắm bắt tinh thần Phật pháp chỉ như là một ảo ảnh mà thôi. Nếu như bạn thật sự chưa trãi qua con đường đó bằng dòng máu đỏ thắm trong tim mình.
Vì căn bản chúng ta có cách tư duy khác hẳn với đức Phật. Vì chúng ta cứ suy nghĩ một chiều suy luận đi tới mãi, chứ không biết cách quay lại mà. Cho nên chúng ta càng suy nghĩ thì càng sai lầm mà không biết. Và dĩ nhiên bế tắc sẽ xảy ran ngay sau đó. Vì chúng ta suy nghĩ là trong giới hạn của cái bản ngã của chúng ta thôi. Do đó đa số mọi người đều nhìn thấp hơn cái bản ngã của mình, nên không có lối thoát. Vì thế chúng ta luôn có cảm giác như có một thế lực siêu nhiên nào đó đang đứng trên đầu mình. Và chính cái “ông thần” này đã quyết định số phận của chúng ta rồi, cho nên chúng ta rất khổ. Và cách nghĩ đó là cách nghĩ sai lầm, nhưng con người luôn thấy nó là hợp lý, thì mới là lạ lùng làm sao.
Trái lại đạo Phật có cái nhìn siêu thoát, cao hơn tất cả nhận thức của con người đến độ phi lý luôn. Vì đức Phật nắm bắt được cái gốc sanh ra con người, cả về thể xác lẫn tinh thần. Và Ngài đã xem hai cái đó cũng như nhau. Cho nên Ngài nhìn thấy con người rõ ràng hơn chúng ta rất nhiều. Vì thế Ngài cũng muốn con người chúng ta cần phải cố gắng nhận thức khác đi một chút, để nhìn thấy cái thế giới khách quan phi lý kia, cũng rất là rộng rãi và tự do tươi đẹp lắm!
Do đó cái mắc kẹt lớn nhất của con người chính là cái bản ngã. Và từ đó nó lại sinh ra cái tư duy chủ quan tà kiến “hợp lý” kia luôn. Tuy nhiên dù là tư duy tà kiến và bản ngã chủ quan sai lầm, nhưng cũng nhờ nó mà đã tạo ra sức mạnh đấu tranh của con người. Tuy nhiên trong sự đấu tranh đó mà con người không biết dừng lại, trước khi rơi vào bi kịch thì sẽ thất bại thôi. Nhưng do tinh thần của các pháp hữu vi và vô vi là khác nhau. Vì thế nếu chúng ta thành công về vật chất, thì cũng phải trả giá cho sự thành công đó, bằng những sự mất mác tương xứng với nó. Còn người đạt đạo có pháp vô vi trong tay, thì cũng có sự tưởng thưởng vĩ đại dành cho Ngài rồi.
Vì thật ra những ai tu Phật mà chứng được A La Hán rồi, thì mới có cái nhìn cao hơn cái bản ngã của mình. Và chính họ là người làm chủ số phận của mình, như là một sự giải thoát khỏi tảng đá đè nặng trên đầu. Còn thì tất cả chúng ta đều bị cái bản ngã đáng ghét đó điều khiển hết. Và nó sẽ dắt chúng ta đi trong sương mù u uất, dồn nén, đam mê mà khao khát tự do.
Còn nếu nặng hơn, thì đó là sự độc đoán cực đoan rất bạo liệt, của một con người độc tài. Và cái con người này lúc nào cũng chỉ muốn mọi việc xảy ra theo ý mình thôi. Vì họ không biết rằng mọi vật chuyễn động xung quanh mình, là vô ngã theo tự nhiên. Còn mình là có cái hữu ngã nặng nề này, thì làm sao tương thích với nó cho được đây. Do đó mâu thuẫn nội tại sẽ xảy ra chính trong tâm lý con người là tất yếu, mà chúng ta cứ đi đổ thừa cho hoàn cảnh bên ngoài không hà!
Và sở dĩ cái bản ngã nó có sức lôi kéo, điều khiển con người ghê gớm như thế. Là bởi vì nó là một khối nghiệp chướng của nhiều đời dồn tụ lại mà thành. Cộng với kiếp này chúng ta luôn tạo nghiệp không dứt. Cho nên nó làm cho tinh thần chúng ta luôn ức chế, căng thẳng và dồn nén đau khổ muốn nổ tung ra luôn. Vì thế con người luôn phải đi theo nó như là một tên nô lệ vậy.
Vì chúng ta luôn tỏ ra sĩ diện quá đáng, hay là tự hào về sự chấp thủ kiên cố của mình, để bảo vệ cái gọi là lẽ phải. Nhưng thật ra trên đời này chẳng có cái lẽ phải nào hết. Mà chỉ là hợp hay không hợp mà thôi. Vì thiện ác sống chung với nhau, như hai mặt đối lập của một vấn đề không tách rời ra được. Vì nếu không có cái này thì sẽ không có cái kia. Và đó là khi các duyên tan rã ra, và sự vật sẽ bị tiêu diệt. Còn cái gì có duyên hợp lại mà thành, thì đó là do thiện ác gặp nhau mà thành đó thôi. Vì thế hãy chấp nhận sự có mặt của cái ác, thì hơn là hoảng sợ nó quá.
Chúng ta phải biết rằng tu hành là sửa đổi thói quen, và đừng để cho chúng ta có một thói quen nào, ăn sâu vào con người mình nhiều quá, cho dù đó là thói quen tốt cũng vậy. Vì dưới cái nhìn của nghiệp, thì tốt xấu gì cũng là nghiệp chướng hết. Vì khi bạn nghiện ngập một cái gì đó rồi thì hết thuốc chửa. Vì đó là bất hạnh rồi. Và thời hiện đại khoa học này, chúng ta nhìn thấy có rất nhiều người nghiện công việc suốt ngày suốt đêm, chỉ biết làm việc và toan tính, mà bỏ hết mọi thứ khác thật đáng tiếc. Đến khi tuổi già mới sực nhớ ra rằng, họ không có một thú tiêu khiển tao nhã nào cả, để cứu cánh cho linh hồn. Do đó họ rất cô đơn khi ánh hào quang đã tắt. Và điều đó dĩ nhiên là kết thúc không có hậu rồi, cho dù bạn giàu có đi chăng nữa.
Tuy nhiên sự nghiện ngập trong vấn đề bản năng sinh lý, thì còn dễ chữa chạy hơn là sự nghiện ngập thuộc về tư duy suy nghĩ trong đầu. Vì đó là sự si mê tà kiến quái đản, quái thai không thể sửa chửa được nữa. Vậy nên đức Phật mới nói pháp Phật mà còn phải bỏ đi, thì đó là cách nói cho chúng ta đừng quá nghiện đạo Phật mà thành ra cuồng tín. Vì cái gì mà nó chỉ biết nó thôi thì cũng là tiêu cực rồi. Vì đơn giản rằng nó có còn biết cái gì nữa đâu chớ.
Vì tất cả các pháp hữu vi trên đời đều chuyễn động không ngừng.
Vì thực tại chính là sự phản ánh xác thực nhất, bởi sự chuyễn động liên tục của các pháp hữu vi này. Do đó cái trí tuệ hữu vi do bản ngã sinh ra trong con người chúng ta, thì nó cũng luôn chuyễn động không ngừng như thế. Và chính hai sự chuyễn động này là ngược chiều nhau. Cho nên chúng ta sống càng nhanh thì nghiệp chướng càng nhiều, và càng cảm thấy đau khổ nhiều hơn. Vì đó là sự ma sát giữa ý chí con người và dòng chảy của thực tại vô thường.
Vì ý chí con người cứ tưởng bở trước một thực tại ngây thơ hồn nhiên này. Nhưng kết quả là con người đã thất bại, nơi khi tưởng mình đã chạm đích. Vì thật ra trong cái nhìn tục đế lý tưởng, thì nó không phải là sự thật hằng hữu trên đời này, mà nó chỉ là một ảo tưởng mà thôi. Do đó số phận của con người là bi kịch, chính bởi cái tư duy hợp lý và bản ngã của mình mà ra. Nhưng nếu chúng ta hiểu khác nó đi, thì thấy nó phi lý quá phải không?
Tuy nhiên, bản ngã còn có các tên gọi khác là ý chí, là nghiệp lực, là gia tài nghiệp chướng, là linh hồn, là cái tôi, là tham vọng tùy theo cách tiếp cận của chúng ta theo hướng nào. Vì bản ngã là một cục đông đặc trong tâm, nhưng khi nó bung ra ngoài là thành cả một thế giới chủ quan, của vạn pháp hữu ngã tham sân si.
Vì khi anh chưa vượt qua được bản ngã, thì tinh thần con người anh vẫn còn dính mắc với nó là đương nhiên. Vì con người chưa thể tu chứng được thánh quả A La Hán trở lên, thì không thể nào nói rằng chúng ta là vô ngã, hay không có linh hồn được. Vì chúng ta nói cái gì cũng phải là thực chất, chứ không phải chỉ nói trên lý thuyết của đạo Phật thôi đâu. Và từ đó để rồi chúng ta phủ nhận tất cả, những cái mà chính chính mình phải đeo mang suốt đời, thì quả là không đúng rồi.
Vì rõ ràng bản ngã thì vẫn là cái bản ngã của chúng ta còn đó, còn lý thuyết thì nó ở trong mấy quyển sách kia. Cho nên nói gì nói nếu toàn bộ tinh thần mình, vẫn còn hoài nghi và bi quan, thì không thể nào chúng ta chạy khỏi cái bản ngã được cả. Vì chúng ta nhìn theo sách, thì đó chỉ là cái nhìn lạc quan của ảo giác thôi. Còn nếu chúng ta nhìn theo hướng bi quan, thì chỉ thấy cái bản ngã nặng nề che bóng cuộc đời mình trong âm u mãi. Vì hai cách nhìn đó nói gì thì nói, thì cũng chỉ là nhìn thấy cái hình ảnh phản chiếu thông tấm gương, là cái bản ngã của chính mình mà thôi.
Vậy cho nên chúng ta tu hành làm sao vượt được lên trên cái bản ngã của mình, thì đó mới là tinh thần lạc quan tự tin đích thực, không thối chuyễn. Vì chúng ta đã dỡ bỏ được tảng đá đè nặng trên đầu của mình rồi. Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng vượt thắng được bản ngã, thì không còn bản ngã nữa là sai lầm lớn. Vì rằng đức Phật là người điều khiển được cái bản ngã đó theo ý mình. Thay vì bị nó điều khiển như con người phàm phu của chúng ta đây.
Do đó đức Phật không chấp thủ vào bản ngã và cũng không bỏ nó đi. Vì Ngài không chấp tướng mà cũng chẳng chấp không. Vì đơn giản sự vượt thắng bản ngã, chính là sự hóa giải dòng nghiệp lực mạnh mẽ bên trong tâm lý mình. Là giải thoát cho linh hồn bay lên cao hòa chung với trời đất. Là biết dừng lại trong cái tham vọng của mình khi chưa quá muộn. Là không còn cái tôi đáng ghét nữa. Là phá bỏ cái gia tài nghiệp chướng của nhiều kiếp đi. Là phá tan căn nhà làm nên thân xác này.
Vì muôn đời xưa nay giữa trời đất này, cái bản ngã là “chí tôn cửu chủ” là “duy ngã độc tôn”. Vì thế có cái bản ngã để con người dựa vào, như một sự chấp thủ hữu trụ giữa cuộc đời mênh mông này. Và do đó nó luôn giúp con người, bảo vệ những quyền lợi tinh thần của nó đến cùng, cho dù phải đánh đổi thế nào cũng mặc.
Và đó gần như là một hệ thống giáo dục cho tinh thần quyết liệt của con người, trước thời thế như những anh hùng phải là như vậy. Nhưng do sự nhồi sọ sai lầm đó, nên tất cả chúng ta đều không biết rằng, tất cả những giá trị đạo đức đó đều là ảo tưởng. Đều là những khói mây hư ảo trong tâm lý mình, mà chúng ta tự dựng lên thôi. Do đó chúng ta bỏ ra cả đời, thậm chí cả tính mạng để chấp thủ hữu trụ vào nó thì thật vô lý quá. Và kẻ “chấp không” là thường chấp vào cái ảo tưởng này đây. Vì những người này, suốt đời sống lạc loài trong những tinh cầu lạnh giá lẽ loi cô đơn một mình. Cho nên những kẻ “chấp không” này thường gàn gàn bướng bướng lập dị rất lạ đời.
Chúng ta nên biết rằng, những kẻ tà kiến thì thường là “chấp không” hoặc “chấp tướng” vụn vặt, cho dù họ cũng là những nhà trí thức nổi tiếng linh đình lắm. Họ luôn có cách nghĩ theo tam đoạn luận rằng. “Vì tiền đề nó như thế, thì diễn biến nó sẽ là như thế, và kết đề nó cũng sẽ là như thế luôn”. Và đây chính là lối tư duy một chiều theo logich hình thức thuộc ý thức.
Nhưng nếu bạn cứ suy luận và nghĩ như thế mãi, là cuối cùng cũng bế tắc luôn. Vì đó chính là sự xác nhận, cho cái thế giới vật chất hữu vi bên ngoài đời sống mà thôi. Vì con người chỉ nhìn thấy cái bên ngoài như vậy thôi, thì bế tắc là phải rồi. Và điều đó xảy ra là bởi chúng ta, không có khả năng xoay trở sang hướng khác, khi mình đang mắc kẹt trong sắc tướng ngoại vật. Do đó người chấp ngã thì sẽ không tránh khỏi chấp tướng, hoặc chấp không. Và chính những con người này là rất khổ, mà còn kéo theo những người xung quanh mình khổ theo luôn.
Vì thượng đế toàn năng tạo ra thế giới này, là luôn vận hành bù đắp cho nhau đầy đủ, bởi các lực khác nhau bên trong và bên ngoài của nó. Do đó vạn pháp vô ngã trong thực tại, là có một đời sống tự nhiên sinh sôi này nở hoàn toàn vô tâm, không khách quan mà cũng không chủ quan. Vì bản chất của tạo vật là “hai trong một” nên nó mới có mặt trên đời này được một cách “có qua có lại” như thế chứ.
Và chính đức Phật đã chứng ngộ được điều này, cho nên Ngài rất khó nói ra như thế cho chúng sanh hiểu được lắm. Do đó ai hiểu tới đâu thì cứ hiểu tới đó. Tuy nhiên suy nghĩ nhiều mà không biết yêu thương, mở lòng ra với đời thì cũng vô ích thôi. Vì sự hiểu biết đó chỉ phục vụ cho cái ác mà thôi. Vì thực ra con người bình thường có đầu óc hợp lý mà muốn hiểu đạo lớn thì cũng không được. Vì khi bạn nghĩ cái gì cũng rạch ròi trắng đen rõ ràng hết là trật lất rồi, thì làm sao hiểu đạo được đây.
Vì thế tạo hóa đã tạo ra thế giới vật chất và tinh thần này, bằng cách là trong âm có dương, và trong dương có âm, phi thời gian, phi không gian. Đó chính là đại pháp vô vi niết bàn duy nhất mà chứa tất cả. Và chúng ta chỉ như con kiến bò trên miệng chén, nên có thấy nó được đâu. Nhưng cái “nữa này nữa kia, dở dở ương ương” đó chính là sự thật của chân lý đó! Và đó chính là là sự im lặng vĩ đại nhất, cao hơn tất cả những ngọn núi cao nhất trên thế gian này.
Vậy cho nên để giải quyết vấn đề bế tắc trong suy nghĩ của con người, thì chúng ta không thể đánh giá áp đặt triệt để nó chỉ như vậy là xong. Có nghĩa là chúng ta quen nhìn vấn đề trên bề mặt theo kiểu ác là ác, và thiện là thiện. Và nhìn đức Phật như Ngài không phải đã từng là con người vậy. Và khi Ngài sống ẩn danh, thì không có nghĩa là ai cũng muốn ăn hiếp Ngài được đâu nha! Vì nhiều khi có những việc khác quan trọng hơn nên Ngài không nói. Chứ Ngài mà nói ra là như sấm nổ trên trời. Vì nếu Ngài không phải là người mạnh mẽ đại hùng đại lực, thì làm sao thu xếp giang hồ bốn biển quy về một mối được đây. Hí hí!
Cho nên sai đúng thiện ác luôn thay đổi, trong sự biến thiên của thời gian và không gian, cùng các lực của mọi vật xung quanh nó. Cho nên khi chúng ta càng mở rộng tầm nhìn ra xa, thì phải càng giảm bớt tính chất chính xác rạch ròi của nó đi. Vì hôm nay vấn đề này nó sai, là vì nó chưa đúng vào thời điểm thích hợp của nó. Nhưng ngày mai nó sẽ khác thì sao. Vì thế chúng ta phải đánh giá vấn đề khách quan trên chủ kiến của mình, trong tương quan chung là chúng ta có thể thoát khỏi bế tắc. Và hãy nhìn thấy những vấn đề phi lý, như là những cánh cửa lớn cần mở ra cho cuộc đời, thì hay hơn là cứ nguyền rũa nó mãi.
……………………………………………………
Bên trong sự phi lý có chứa một viên kim cương sáng chói.
Thích Hoằng Toàn.
15.1.2014