Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở Về Mái Nhà Xưa (thơ)

25/11/201406:44(Xem: 10750)
Trở Về Mái Nhà Xưa (thơ)

 Pagoda_3

Trở Về Mái Nhà Xưa

 

Có những phận người không mái ấm

Tuổi thơ hạnh phúc đã rách bươm

Áo cơm trộn lẫn lời cay đắng

Bán hồn nhiên - mua những tủi hờn

 

Có những phận người không mái ấm

Ôm ấp nhau mà lắm đoạn trường

Thị phi chất chứa bao điên đảo

Gian dối che mờ ánh mắt thương

 

Có những phận người không mái ấm

Lòng bơ vơ không chốn quay về

Vết thương khắp nẻo đời tranh lấn

Khát thèm an trú giữa tình quê…

 

Tìm đâu mái ấm hồn lưu lãng?

Đâu giữa vô thường chốn bình yên?...

Câu kinh ngân vọng lời thương cảm

Khơi lại nguồn xưa chút Tâm Thiền

 

Dừng tâm: về lại Mái Nhà Xưa

(Mái ấm bẵng quên - thuở luân hồi)

Quốc Độ Tâm Linh ngời tuệ giác (*)

Thương nỗi niềm du tử trùng khơi.

---

(*): Quốc Độ Tâm Linh: Biệt ngữ chỉ tâm thái

tín ngưỡng tâm linh mang tính chất tôn giáo

hướng thiện-hướng thượng (Chân-Thiện-Mĩ).

   Tâm thái tín ngưỡng này có thể hiện hữu ở

người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo.

   Một số nhà khoa học gọi bản thể tâm linh là

trường ý thức, trường điểm không, trường

tiềm năng, trường thống nhất, trường Akasha.

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

-------------

Kính mời đọc thêm:

 

Vài Trải Nghiệm Hành Thiền Của Một Cư Sĩ

- Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường) của một người dân.

- Tìm hiểu, học hỏi Chánh Pháp.

- Có khát vọng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.

- Hoan hỉ và thật tâm tôn trọng tất cả các tôn giáo, các tông phái, các pháp môn, các đường lối tu tập hướng thiện-hướng thượng tâm linh.

- Sống nương theo (tương đối) lời khuyên của Thập Thiện Đạo.

- Không chấp thủ bất kì danh-tướng nào.

- Thấy rằng bất kì nhân cách chân chính nào, bất kì sự tu tập chân chính nào cũng phải có sự ý thức về cái “tôi” vọng tưởng (ngã chấp).

- Khi cảm nghiệm tâm ý thì nhận ra rằng, cái “tôi” vọng tưởng là vận hành ngôn từ trong tâm (tâm ngôn tâm hành); diễn trình chánh tư duy cũng vậy.

- Con người có khả năng nhận ra được những nói năng, những vọng niệm trong tâm (tâm ngôn tâm hành), vì tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (Tánh Giác).

- Biết nghe lại tâm mình, tức biết sống tỉnh giác, là bắt đầu sống với Huệ Mạng (sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa).

- Tôi thực hành thiền “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh); cũng chính là quán tâm, tự tri.

- Khi có vọng tưởng thì “tự tánh” là chúng-sinh-tâm; khi vọng tưởng tịch lặng thì tự tánh là Tâm Không (Chân Tâm, Viên Giác) hiện tiền.

- Khi tọa thiền, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng là “độ thoát tất cả chúng sinh”; chúng-sinh-tâm ở cá nhân và chúng-sinh-tâm trong toàn vũ trụ là một mạng lưới tương quan tương duyên với nhau, biết tự độ là có tác dụng độ tha.

- Tâm Không là tâm Thấy biết-vô ngôn vô niệm, là Tánh Không.

- Tâm Không là pháp thân, tâm ngôn chánh tư duy là hóa thân, Lắng Nghe là báo thân; tam thân nhất thể.

- Thường sống với năng lực Lắng Nghe (báo thân); lắng nghe Tâm Không tịch chiếu là ngộ nhập bản thể; lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng, tâm ngôn chánh tư duy, tâm thái đối cảnh là diệu dụng.

- Với người sơ ngộ như tôi, quan trọng là lắng nghe cái “tôi” vọng tưởng và ngộ nhập thâm sâu bản thể bất sinh bất diệt.

- Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

- Để có thể trợ giúp các bạn lữ sơ cơ, xin tóm tắt ngắn gọn như sau:

----

SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE

Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng;  

Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy;

Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh;

Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không.

Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

***

“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).

“Phản văn văn tự tánh”-(Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).  

***

* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.

* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.                                                                      (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).                                                                         

* Tâm Không: Tánh Không, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, Viên Giác, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, Chân-Thiện-Mĩ.                                                                                                                                                        

***

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 9911)
Mười lăm năm một bước đường Đau lòng lữ thứ đoạn trường , cha ơi Đêm dài tưởng tượng cha ngồi Gối cao tóc trắng rã rời thân con
10/04/2013(Xem: 10523)
Rừng im mây đầy ôm núi ngủ Cỏ mềm xanh mướt ngập bờ hoang Thoang thoảng đêm huyền hương thạch nhũ Đầu hoa nhụy ứa gió lên ngàn.
10/04/2013(Xem: 9524)
Một bông hồng xin dâng Mẹ Một bông hồng xin dâng Cha Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu Công Cha phải nhớ làm đầu Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình
10/04/2013(Xem: 7253)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
10/04/2013(Xem: 12963)
Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết đó là đất nước của ngàn hoa... Hoàng Xuân Vinh
08/04/2013(Xem: 8686)
Đất tâm như quả địa cầu, Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi. Tâm là dòng suối nghĩ suy, Tâm và hạt giống có gì khác đâu. 5. Tâm không tu phải khổ đau, Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng, Xuống lên ba cõi trầm luân, Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
08/04/2013(Xem: 49563)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 13070)
"Ở đâu cũng có anh hùng Nơi đâu cũng có kẻ ngu người hiền, Anh hùng gặp gái thuyền quyên Ở ngay trong chốn trận tiền hiểu nhau Tình thương không có đối đầu Không phân trận tuyến không cầu mong chi Thực hành nghĩa cử Từ Bi
08/04/2013(Xem: 7324)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
05/04/2013(Xem: 16733)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567