Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét chấm phá về những bài thơ của HT Trí Thủ

01/11/201420:51(Xem: 18857)
Vài nét chấm phá về những bài thơ của HT Trí Thủ


HT_Tri_Thu_2
MỘT VÀI NÉT CHẤM PHÁ
 

QUA NHỮNG BÀI THƠ CỦA HT. THÍCH TRÍ THỦ 

Đại Lãn







Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” một cách trọn vẹn như trong bài :

Đốt nén tâm hương trước Phật đài 
Phổ Hiền hạnh cả nguyện nào sai 
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo 
Cứu bệnh trầm kha khắp mọi nhà.” 
(tụng Kinh Hoa Nghiêm cảm tác)

Chính hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát đã chắp cánh cho Ngài bay lên cao hơn và, hình như Ngài đã thật sự khế hợp với pháp môn này. Qua bốn câu thơ như là vừa tán dương hạnh cả của Ngài Phổ Hiền và cũng như là vừa lập nguyện cho chính mình; những tương ưng ở đây thật tuyệt vời cho khắp không gian vô cùng và thời gian vô tận, nó nói lên chí nguyện bền chắc lâu dài qua hai đức trí tuệ và từ bi được thể hiện từ hạnh nguyện. Nhưng trước khi Ngài muốn thể hiện hạnh nguyện này Ngài đã phải trải qua những năm tháng lau sạch bình bát trong chức năng nối dòng nghiệp Thánh không biết là bao lâu, Ngài đã thật sự không còn nhớ nữa:

Tào khê nước chảy về đông 
Bình bát nối dõi lâu không nhớ ngày 
Trăng thiền nào có khác xưa 
Viên Thành ấn chứng đã dày công tu.” 
(Nước Tào Khê)

Những huân tập thiền đã đưa đến sự bùng vỡ trong tu tập “Trăng thiền nào có khác xưa” đó chính là cái nhân để từ đó Ôn cất cánh bay xa, đó cũng chính là những nổ lực ban đầu trong việc thượng cầu Phật đạo của Ngài và, chúng luôn được thể hiện qua cuộc sống sau này được thể hiện từ cuộc sống trong hạ hóa chúng sanh không bao giờ ngừng nghỉ qua việc vừa giữ tâm mình luôn luôn trong sáng cùng đem trí tuệ đó sáng soi cho mọi người:

Nội hạc chưa ngừng sân Lão thọ 
Ngàn mây còn vướng ngõ Hoàng Mai 
Non xanh, pháp nhãn hoa Linh Thứu 
Nước biếc, thiền tâm bóng Thiện Tài.” 
(cảm tác xuân Canh Tuất)

Trước hết, trong hiện tại tấm lòng của Ngài đang được những hình ảnh và các biểu tượng như nội hạc, ngàn mây, non xanh, nước biếc và cây sân Lão, ngõ Hoàng Mai, hoa Linh Thứu, bóng Thiện Tài đang nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hạt giống an lành giải thoát trong cuộc sống của chính Ngài, đó chính là cửa ngõ bước vào Không tâm của ánh sáng trăng thiền nào khác xa xưa và, sau nữa là ánh sáng đó Ngài vẫn giữ mãi nó không bao giờ đánh mất:

Đốt nén hương nguyền thề sám hối 
Trước sau giữ trọn chữ Không Tâm.” 
(Xuân Quý Mão cảm tác)

Trong phương tiện tương đối để chúng ta bước vào cửa Không của không cửa nhà Tổ thì đương nhiên những hình ảnh và những biểu tượng đó cần phải có để chúng ta lấy làm phương tiện làm nhân cho những bước đi giải thoát kế tiếp, do đó chúng ta rất cần có những phương tiện đó. Chính vì chúng là những phương tiện tạm thời cần thiết, nên chúng chính là những nhân tố không thể không có cho chúng ta trong lúc thực hiện hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa; nếu không có chúng chúng ta sẽ bị kẹt vào trong thiên chấp của sắc không và, luôn luôn bị chúng trói buộc vào tà kiến đảo điên thị phi khó thoát ra được, như vậy chúng ta cầm chắc sẽ bị trôi lăn mãi trong đường sanh tử luân hồi sáu cõi. Ở đây nếu ai ngộ ra được cảnh giới sắc không không tịch, không tự tính này thì sẽ nhận ra được Bát-nhã tính không trong suốt của không tâm và cũng sẽ nhận ra được việc làm của Ôn đối với đất nước và dân tộc này:

Tâm sự sắc không ai có biết? 
Kìa gương Bát-nhã vốn trong ngời.” 
(Xuân Mậu Thân)

Ở đây, từ không tâm của phương tiện đến Không Tâm của cứu cánh, nó cũng giống như sự khác biệt giữa chữ Phật của mê và chữ Phật của ngộ vậy, có nghĩa là khi mê gọi là chúng sanh khi ngộ gọi là Phật thế thôi. Do đó cảnh giới của sắc không chúng ta cần phải thông suốt, nếu không thông suốt ắt sẽ bị chúng làm chướng ngại trong ý niệm “có-không” và, như vậy không đời nào chúng ta vượt qua khỏi sinh tử luân hồi được. Ở đây Hòa Thượng sau khi chính tự thân Ôn đã tỏ ngộ được thể cảnh giới sắc không cùng những diệu dụng của nó như thế nào rồi, thì sau đó Ngài liền nghĩ ngay đến sứ mạng hạ hóa chúng sinh của minh đói với tha nhân như thế nào?

Sứ mạng làm tròn thân đệ tử 
Chiếu đèn diệu huệ giữa đêm sâu.” 
(cảm niệm Phật thành đạo)

Sứ mạng của các hàng đệ từ đức Đạo sư là trên tìm mọi cách để chứng đạt được đạo vô thượng Bồ-đề, dưới hoàn thành sứ mệnh hóa độ mọi loài chúng sanh để họ được như mình; đây là một sứ mạng cao cả cho chính tự thân và tha nhân. Khi hai sứ mệnh này hoàn thành trọn vẹn thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn đạt được an vui giải thoát vĩnh viễn. Đó cũng chính là tâm sự gần xa của Ôn khi nhìn hòn non bộ bản đồ Việt Nam mà chạnh nghĩ đến hiện tình đất nước dân tộc và đạo pháp:

Dù cho Nam Bắc đôi đường, 
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà; 
Sớm hôm hướng nẻo Phật đà, 
“Sắc, Không” tâm sự đường xa nỗi gần.” 
(Cảm đề Non bộ bản đồ Việt Nam)

Tâm sự đường xa nỗi gần của Ôn đối với tha nhân phát xuất từ lòng từ bi được phát khởi từ trí tuệ không tâm Bát-nhã mà Ngài đã tìm lại được nơi chính mình qua diệu huệ của hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa theo gương Bồ-tát Phổ Hiền. Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợi và lợi tha Ôn vẫn bước đi không một chút do dự, miễn sao bước đi của mình vừa lợi mình lợi cho người thì Ngài không ngại:

Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ 
Con hết lòng vì đạo hy sinh 
Nương từ quang tìm đến bảo thành 
Đặng tự giác giác tha viên mãn.” 
(Quỳ trước điện)

Con đường đi đến tự giác giác tha và để hoàn thành giác hành viên mãn thì, ngoài vấn đề hy sinh chịu gian khó qua sự thể hiện đức tính từ bi còn phải có sự quyết tâm và nổ lực hết mình trong tinh tấn mới có thể hoàn thành được hạnh nguyện của chúng ta được, nếu không thì sẽ bỏ dở giữa đường, đó chính là con đường đưa đến giác hành viên mãn:

Hướng về muôn đức từ bi 
Đường lên giác ngạn quyết đi tận cùng.” 
(hướng về)

Và Ôn luôn luôn nuôi dưỡng hạnh nguyện này qua những sách tấn chính mình thường ngày trong cuộc sống. Những chất liệu nuôi dưỡng cho chính bản tâm Ngài mang chất liệu từ đức tin từ bi kiên cố vào chân lý mang đậm nét trí tuệ, cộng thêm những nổ lực tinh tiến tự nguyện của tự thân dẫn đến mọi sự an lạc cho chính Ngài trong tu tập:

Một lòng kính lạy Phật đả 
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như lai 
Con hằng bận áo Như lai 
Con ngồi pháp tọa Như lai muôn đời.” 
(tụng kinh Pháp Hoa cảm tác)

Trí tuệ và từ bi là đôi cánh được nối thêm để Hòa thượng vượt qua biển khổ sinh tử và hoàn thành sự nghiệp giải thoát cho chính Ngài, vì vậy chúng luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chính Ngài trong việc thực hành hạnh nguyện Phổ Hiền của minh. Và cũng từ việc thực hiện hạnh nguyện của mình đối với tự thân và tha nhân qua chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh trong chức năng có được của mình đối với dân tộc và đạo pháp mà Ngài đã chịu không biết bao nhiêu là cay đắng khó khăn thậm chí đến tai tiếng nữa; nhưng Ngài với tâm không của mình vì tự lợi và lợi tha vì dân tộc và đạo pháp mà Ngài cam tâm gánh chịu mọi khổ đau và tai tiếng đó:

Cay đắng nếm dư đầu chót lưỡi 
Khen chê nghe đủ giữa vành tai.” 
(Xuân Mậu Thân)

Sự chấp nhận của Ngài qua những phản ứng chung quanh đối với Ngài không hẳn chỉ là những tiếng bất lợi mà còn có những lời khen ngợi khuyến khích nữa; nhưng giờ đây những khen chê, buồn vui đối với ngài không còn là vấn đề để đặt ra và xét lại trong phân biệt nữa, mà là một chấp nhận với tâm không, do đó Ngài luôn lưôn dùng nụ cười thay thế cho những phản ứng của Ngài về những dư luận chung quanh:

“Sáu bảy xuân thu giữa cuộc đới 
Buồn vui mừng giận khéo trêu ngươi 
Thân này đã hứa cùng non nước 
Vinh nhục khen chê chỉ mỉm cười.” 
(Cảm tác sinh nhật 67 tuổi)

Nụ cưới của không tâm luôn thể hiện, chỉ có mình biết mình mà thôi, dù thế nhân có hiểu mình hay không hiểu mình cũng mặc, vì chính Ngài mới biết được việc làm của mình và với không tâm thì sẽ không tạo ra tác nhân, mà đã không tạo ra tác nhân thì làm gì có thọ quả thế thôi. Với Không tâm đối với tự thân và đối với mọi người, thật sự giờ này có lẽ không gì có thể trói buộc được bước đi của Ngài, Ngài sống với duyên đến, theo với duyên đi, cho dù là bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa; thì việc làm đúng nghĩa tùy duyên nên trở thành tự tại.

Xuân về Mậu Ngọ tuổi lai hy 
Chẳng dám khoe chi chẳng muốn gì 
Bảo ở thì ừ hoan hỷ ở 
Kêu đi âu cứ tự nhiên đi 
Cảnh khô lá úa mai nhưng nụ 
Mây cuốn sương tan đá vẫn lỳ 
Vô tận không thời vô tân ý 
Thị chưa từng bận ngại gì phi.”

Đó chính là cách sống đúng của những người con Phật theo đúng nghĩa chỉ dạy của bậc Đạo sư trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Ngài. Lúc này mọi chướng ngại nhau trong cuộc sống sẽ được dung thông tất cả trong thời-không vô tận. Ở đây không còn bất cứ một ý niệm nào sai biệt chống trái nhau hết cho dù đó là thị hay là phi trên mặt hiện tượng tương đối của sự tướng và, thật sự đây chính là cảnh giới giải thoát hiện tiền của những người con học Phật thực hành theo Phật.

Qua những vần thơ chúng tôi trích ra từ tập I trong ba tập của Trí Thủ toàn tập, cho chúng ta một cái nhìn đúng hơn về Ngài và, cho chúng ta thấy được cái vĩ đại của Ngài trong chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, cùng sự thể hiện nếp sông tự tại qua cuộc sống. Chúng ta những kẻ hậu bối đi sau chỉ ghi lại những gì có được một cách ít ỏi qua những bài thơ của Ngài để lại, đối với toàn bộ những gì Ngài đã cống hiến cho Phật Giáo Việt Nam và dân tộc này qua sự nghiệp giáo dục và văn hóa của Ngài như lược sử và những cống hiến được ghi lại qua ba tập Trí Thủ Toàn tập đã ghi lại để chúng ta có thể nhận thức đúng hơn về Ngài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2020(Xem: 6440)
Chan chứa niềm vui Phật đản sinh Trăng rằm tháng hạ, ánh lung linh Đóa Vô Ưu nở bừng hy vọng Khắp cõi ta bà thắm đức tin
14/05/2020(Xem: 11283)
Từ tuổi còn niên thiếu dù chưa trưởng thành nhưng nhờ suốt thời gian trong ngày ngoài việc học tập tôi thường bên cạnh sát thân phụ tôi nên rất hiểu những cay đắng của cuộc đời và mỗi lần khốn khổ hoạn nạn gì thì dường như có một ai đó vươn tay ra vỗ về và an ủi hay ban cho điều mà tôi mong ước . Dù người đó đôi khi là một doanh nhân , một vị giáo sư chỉ biết dạy học nhưng cũng có thể yểm trợ một chút về vật chất và rất nhiều về tinh thần hoặc một người bạn chí thân rồi hình bóng họ lại biến mất khỏi vài năm sau đó dù tôi cố tìm lại để đền đáp ân tình mà mình đã mang trọn trong tim ... nhưng không thể nào có cơ hội .
14/05/2020(Xem: 8636)
Cháu về chơi nhà ngoại Thăm vườn Lâm-Tỳ- Ni Thích ghê, muốn ở lại Ngắm đức Phật Hài Nhi
13/05/2020(Xem: 5413)
Gió rít từng cơn giật mình tỉnh mộng Nhìn đồng hồ vừa mới đến canh hai Cách giãn xã hội nào có gặp ai Nên bè bạn gửi email mời xướng họa! Gọi là vui chút thôi , đề tài khác lạ . Cười người khoác lác hay nổ lấy le , Trên trời dưới đất đủ chuyện để khoe. Tưởng rằng thoảng chỉ nghe khi niên thiếu
09/05/2020(Xem: 7745)
Đường hạnh đạo hướng về cõi Phật Bước chân tu nơi đất phương xa Nghìn trùng cách biệt quê nhà Gởi lòng tưởng nhớ mẹ già kính yêu Thương xót Mẹ sớm chiều quạnh quẽ Nhớ quặn lòng con trẻ phương xa Quạt nồng ấm lạnh chiều tà Chén cơm bát nước tuổi già một thân Đêm nhớ mẹ tay lần hạt chuổi Ngày hồi tâm những buổi cầu kinh
08/05/2020(Xem: 7556)
Kính tặng TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và Mẫu thân của Thầy, Cụ Bà Tâm Thái Khi con nhìn ảnh Thầy và Cụ Bà Tâm Thái mà ánh mắt và nụ cười đã diễn tả hết ... Nhân ngày của Mẹ , kính dâng Thày và các bạn tâm trạng một người mẹ và một người con mà con đã kinh qua . . Kính đa tạ Thầy HH Khoa học dù tiến bộ khó mà diễn tả. Tình mẹ Âu Tây , Đông Á thế nào ? Khác biệt hay chung một điểm giống nhau , Trọn đời hy sinh mà chẳng mong đền đáp trả !
08/05/2020(Xem: 7273)
Mẹ kể: không biết Mẹ đã ăn trầu từ khi nào, chỉ nhớ là khi về làm dâu Nội. Vì Ông Bà Ngoại mất sớm nên khi làm dâu Mẹ như dồn hết tình thương cho Ông Bà Nội, như con gái ruột trong nhà. Và từ đó sau những ngày đồng áng nương rẫy, Mẹ tận tụy chăm sóc cho Ông Bà, những chuyện vui buồn Bà thường sẽ chia với Mẹ, những buổi chiều tối trời se lạnh, những buổi sáng mưa bấc cóng người thì miếng trầu như thật gần gũi ấm lòng. Và tình thương Mẫu tử thiêng liêng ấy cứ tăng dần lên cho đến khi Ông Bà quá vãng.
08/05/2020(Xem: 6014)
“Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi” Ca dao xưa càng nghe càng thấm thía ! Hải ngoại phương xa bao bà mẹ cô đơn , Trời cuối thu mưa lạnh gió hét từng cơn . Thêm tin nhắn đề phòng nhiều thảm họa !
06/05/2020(Xem: 5767)
Mẹ mà nở những nụ cười Lúc nào cũng chiếu sáng ngời đẹp thay, Mẹ ôm ấp trong vòng tay Mang niềm vui tới bao ngày trong ta.
06/05/2020(Xem: 6051)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]