Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Vu Lan Báo Hiếu

06/08/201406:17(Xem: 12652)
Ngày Vu Lan Báo Hiếu

Me-7

Ngày Vu Lan Báo Hiếu

Thoại Hoa

 

Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ.

Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như:

Công Cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...

 

Từ xa xưa, từ thời tổ tiên cho đến ngày hôm nay, từ chốn quê đến thành thị, bổn phận làm con là phải biết yêu thương, kính hiếu cha mẹ.

Từ tạo thiên lập địa, chúng ta đã thấy Dương Âm tức là Trời Đất, người Cha tức Dương và người Mẹ tức Âm, chẳng khác nào ban ngày và ban đêm, nếu không có “Mẹ sanh, Cha dưỡng ” thì chúng ta không có ở cõi đời này.

Ca dao VN cũng có câu:

Có Cha, có Mẹ thì hơn,

Không Cha, không Mẹ như đờn đứt dây.

 

Câu ca dao này nhắc nhở chúng ta rằng, khi chúng ta được sanh ra cõi đời, mà mất cha lẫn mẹ thì khốn khổ vô cùng. Kể từ cấn thai cho đến ngày sanh nở, người mẹ phải mang nặng cái bào thai suốt chín tháng. Trong chín tháng cưu mang, sức khoẻ của người Mẹ càng ngày tiều tụy, vì ăn uống khó khăn, nôn ụa, rồi ngày tháng trôi qua, đến ngày nở nhụy khai hoa, phải đẻ đau, qua nụ cưòi...lẩn nước mắt. Người Cha, tuy không mang nặng đẻ đau như người mẹ, nhưng luôn luôn ở bên cạnh để nâng đở tinh thần và chia xẻ đớn đau với người mẹ. Ai nấy cũng vui mừng khi thấy việc sanh đẻ được suông sẻ, tốt đẹp, “Mẹ tròn Con vuông”. Đôi khi cũng nguy hiểm đến tánh mạng người mẹ nếu sanh đẻ gặp sự khó khăn.

Khi con lọt lòng mẹ, cha liền đỡ đần mẹ, cha giúp mẹ lo cho con từ tấm tả, từ manh quần tấm áo, pha từng bình sữa, giặt giũ khi mẹ còn yếu sức sau khi sanh nở. Công Cha như vậy đó, công Mẹ như thế nào? Mẹ lúc nào cũng cận kề bên con, nhìn con trìu mến với bầu sữa mẹ, con đang bú ngon lành mỗi khi con khát sữa, trong suốt ba năm nhũ bộ. Mỗi lần con mọc răng, ngứa nướu, con cắn vú mẹ, đau điếng, nhưng mẹ cam chịu đau, mừng thầm và mắng yêu, hôn phớt nhẹ trên tráng con: “Con tôi đã mọc răng sữa rồi, mẹ sẽ mớm cơm cho con ăn” Phương pháp nuôi con khi xưa thì khi con được vài tháng, thì mẹ bắt đầu nấu cháo hoặc nhai cơm cho nhuyễn với chút rau, cá hay thịt, rồi mớm cơm vào miệng cho con ăn. Nước miếng của mẹ hoà cùng với thức ăn biến đổi thành một chất sinh hóa, cho dễ tiêu. Phương pháp xưa không hạp vệ sinh theo đời nay, nhưng nó đượm cả tình thương của mẹ dành cho đứa con. Nhìn cảnh này chẳng khác nào chim mẹ đang nuôi chim con vậy! Tấm tranh tuyệt vời không bút mực nào tả hết được! Công lao của mẹ nuôi con như trên, được dân gian truyền khẩu qua ca dao:

Con mẹ, có thương mẹ thay,

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.

Cha mẹ sanh thành tạo hoá,

Nhai cơm, lựa cá, nhai cá lựa xương.

Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,

Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.

Hay là:

Đố ai đếm được vì sao,

Đố ai đếm được công lao mẫu từ.

 

Mẹ lo cho con từ miếng ăn, giấc ngủ, lo lắng khi con mọc răng, ấm đầu... Đêm, mẹ dành nơi khô ráo cho con nằm ngủ:

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.”
Rồi ngày tháng trôi qua, con biết cười, biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đi chập chững... hoà với tiếng cười mừng rở của cha mẹ khi thấy mỗi ngày con tiến bộ. Khi con đi học trường mẫu giáo, cha mẹ lo lắng đưa đón con đúng giờ, thật đúng với tục ngữ “ Cha đưa, Mẹ đón”. Tối thì dạy học cho con đánh vần, tập viết, tập đếm...

Công cha đối với con vô bờ bến như mẹ vậy vì cha mẹ mong muốn con sẽ thành người, hữu dụng với họ hàng, gia đình cũng như người ngoài. Lắm lúc cha phải lớn tiếng, la hét cho con sợ tuân lời, bởi vì chỉ có cha, con mới sợ đòn, chịu nghe lời dạy dỗ hơn mẹ, câu tục ngữ thường nói:

Mẹ đánh một trăm (*)

Không bằng cha hăm một tiếng.

 

(*) một trăm ở đây muốn ám chỉ nói 100 roi!

Hay câu:

Thương con cho roi cho vọt,

Ghét con cho ngọt cho bùi.

 

Tình thương của cha mẹ dành cho con thật bao la, vô bờ bến, mong mênh...như trời, như biễn cho đến ngày cha mẹ nhẹ bước về cõi Tây phương.

Khi con lớn khôn, công thành danh toại, cha mẹ còn lo dựng vợ gả chồng, rồi chưa hết đâu, có khi còn phải cực khổ với đàn cháu nhỏ, cháu nội, cháu ngoại nữa chứ!

Xét cho kỹ, công lao của cha mẹ đều ngang nhau, cho nên có câu ca dao:

Biết lấy chi đền đáp khó khăn,

Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.

 

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, bổn phận làm con, không những kính hiếu dành riêng cho mẹ bằng một cánh hoa hồng hay hoa trắng, mà phải lẫn kính nhớ đến cha nữa. Bởi vì đừng quên:

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

Hay là:
Con có mẹ như măng ấp bẹ

hoặc là:
Con có cha như nhà có nóc

hay là:

Còn cha gót đỏ như son,

Đến khi cha chết, gót con đen sì.

 

Hiện tại có nhiều chùa tổ chức lễ Vu Lan một cách công bằng cho cha mẹ, nghĩa là một đoá hoa hồng cho ai diễm phúc còn mẹ, hay cánh hoa trắng cài lên áo người vô phúc không còn mẹ, còn đối với cha một chiếc nơ màu xanh cho những người nào còn cha hay chiếc nơ trắng cho ai đã mất cha. Đây là một hành động công bằng cho cha lẫn mẹ vào mùa Vu Lan Báo Hiếu, để các con tạ ơn sanh thành dưỡng dục sâu dầy của cha mẹ, nếu cha mẹ còn tại thế. Còn người nào khi cha mẹ đã khuất bóng, thì người con phải có bổn phận lo mồ mả, cung kính nhờ Chư Tăng Ni cúng kiến để tụng kinh nguyện cầu cho hương linh cha mẹ sớm được vãng sanh về cảnh Tịnh Độ.

Về Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca thường đề cặp đến chữ hiếu. Chữ hiếu, một pháp hạnh được đứng hàng đầu trong các kinh. Như kinh Vu Lan, Đức Phật mô tả nghiệp báo của mẹ Ngài Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề. Mặc dù Ngài Mục Kiền Liên đã chứng được thần thông, thấy suốt ba cõi, đi xuống tận âm tỳ, nhưng than ôi, Ngài cũng không thể tự mình cứu mẹ, mà phải nhờ sức đầy nghị lực của Chư Tăng sau ba tháng nhập hạ, chú nguyện cầu siêu, nhân ngày lễ Vu Lan Tự Tứ.

Noi gương ngài Mục Kiền Liên, đến ngày lễ Vu Lan, Phật tử thập phương tựu về chùa, để sám hối, tụng kinh để cầu an cho cha mẹ hiện tiền và cầu siêu cho cha mẹ quá vãng. Đấy là bổn phận của người con đối với cha mẹ, đúng với nghĩa Vu Lan Báo Hiếu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2014(Xem: 12559)
Xót trăm nỗi mẹ quê vất vã Suốt một đời tất tả ngược xuôi. Bài thơ dâng mẹ nghẹn lời Xốn xang tấc dạ bồi hồi xuyến xao.
10/11/2014(Xem: 10974)
Thầy là thầy giáo, tôi tu sĩ Hai kẻ cùng đi một hướng về Áo trắng, y vàng chung lối mộng Bên trời sương tuyết trắng hoa lê.
08/11/2014(Xem: 12069)
Bềnh bồng trong những sát-na Ta luân hồi khắp hằng hà phút giây Dẫu là một niệm hôm nay Sẽ mang thông điệp cho ngày hôm sau
06/11/2014(Xem: 10399)
Tay bỏng còn khêu bếp hạ tàn Mặc lòng cứ gợn sóng miên man Vết khâu buốt nhói thời phiêu lãng Chực tạt vào thềm thu dợm sang
04/11/2014(Xem: 10976)
Nếu… Nếu con tự tại an nhiên Khi người chao đảo và phiền trách con; Nếu con tin tưởng mình luôn Mặc người nghi kỵ không buồn tin con; Nếu con quyết chí chờ trông, Hay người gian dối, mình không theo người, Ai sân hận, mình thảnh thơi,
03/11/2014(Xem: 10826)
Xin đừng quá ngạc nhiên Mọi điều khó định trước Tất cả là do duyên Nên không thể trách được
03/11/2014(Xem: 11555)
Tinh mơ con gái lọt lòng Chuông chùa Hải Đức vọng ngân dỗ dành Cha ngồi thấp thỏm hành lang Chưa nghe tiếng khóc con mình chào ai Chợt nghe tiếng vỗ một vài “Oa oa” điệp khúc nhớ hoài mai sau…
03/11/2014(Xem: 53226)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
02/11/2014(Xem: 14387)
Kính thưa quý vị đọc giả, những triết lý và tư tưởng trong tập thơ này đều chuyển tải một phần những chân lý: Vô thường, Duyên sanh, Vô ngã… và nhiều pháp môn tu đạo giải thoát mà Đức Phật Thích Ca đã từng dạy.
01/11/2014(Xem: 19071)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]