Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

17/06/201408:47(Xem: 19319)
62. Sư Cố là ai? (Đặng Nga)

 Theo lời thỉnh nguyện của chùa Phật Tổ Thích Ca, hằng năm vào khoảng trước Tết Nguyên Đán Thầy Phương Trượng Viên Giác đều sang Thụy Sĩ để hướng dẫn các Phật tử 2 ngày thọ Bát Quan Trai và nhân đó cũng để thăm viếng, khích lệ cộng đồng tinh tấn tu tập. Hồi đó, lúc ông xã tôi còn đi đứng bình thường và nhà cũng không xa chùa mấy nên chúng tôi thường đến chùa và được gặp Thầy một vài lần, nhưng chỉ ở xa nghe Thầy giảng thôi rồi về.

 Năm nay như một nhân duyên tốt, chị Hai tôi ở Hamburg có nhắc đến Thầy và báo tin Thầy sẽ sang Thụy Sĩ, tôi bỗng thấy nhớ đến Thầy và làm gan mời Thầy đến thăm nhà lần nữa vì cách đây lâu lắm Thầy có đến nhà tôi một lần rồi. Và Thầy nhận lời đến! Ông xã tôi bị bịnh nặng nhưng nghe Thầy thăm cũng vui mừng cố gắng ngồi xe lăn để tiếp Thầy. Con gái Út tôi cũng có ở nhà hôm đó. Câu chuyện bắt đầu là tôi nói với con nhỏ gọi Thầy là Sư Cố vì Thầy là Thầy của bà ngoại. Nó không hiểu nhưng cũng nghe lời gọi theo nhưng Thầy cười vui vẻ bảo nó gọi bằng Thầy được rồi. Sau khi Thầy về nó hỏi: ”Sư cố là ai? ở đâu vậy mẹ?”. Câu hỏi của nó bình thường tự nhiên nhưng làm cho tôi hơi chột dạ. Thứ nhất là không biết có từ Sư Cố trong Phật giáo Đại Thừa không? hay là tôi nói trật mà Thầy vẫn cười thông cảm. Thứ hai là biết nói Thầy ở đâu đây khi tôi cũng không biết, vả lại Thầy đã là người vô sự ”hưu tri” rồi thì Thầy như cánh chim bay khắp mọi nơi có biết Thầy ở đâu chắc đâu mà nói. Nhưng mà những điều đó không có gì quan trọng.

 Thầy vẫn là Thầy như thuở nào. Tôi trả lời đại khái cho xong câu hỏi. Nhưng từ câu hỏi đó làm gợi cho tôi hình ảnh về Thầy và làm duyên cho tôi hôm nay có cảm hứng viết lên những dòng về Thầy.

 Thật ra từ trước đến giờ tôi và Thầy ít gặp và biết nhau. Tôi sống xa nhà từ nhỏ. Lớn lên lại lấy chồng xa nên ít gần gũi gia đình. Má tôi thì thích tu tập theo Đại Thừa, còn tôi và người chị thứ sáu thì được người cô dẫn dắt theo truyền thông Nguyên Thủy. Do vậy các vị bên Bắc Tông tôi không biết nhiều lắm.

 Riêng về Thầy thì hồi đó khi má tôi còn sống tôi thường được nghe bà kể và nhắc về Thầy. Bà có vẻ thương quí Thầy lắm. Mỗi lần mẹ con trò chuyện đều có đề tài về Thầy. Bà kể từ lúc biết Thầy khi chưa có chùa đến khi Thầy tạo dựng được một ngôi chùa lớn tráng lệ ở Hannover, từ cuộc sống giản dị, đơn độc, khó khăn của Thầy lúc đầu ở Đức cho đến vị học trò đầu tiên Thầy thường dẫn theo đến Lebach khi đi Phật sự là Thầy Hạnh Tấn, cho đến ngày Thầy có gần trăm đệ tử xuất gia và hàng ngàn đệ tử tại gia... Câu chót bao giờ má tôi cũng kèm: “Tao phục ổng thiệt đó!”. Do nghe vậy nên dần dà tôi có cảm giác như quen Thầy từ lâu.

 Tôi nhớ lần đầu gặp Thầy lâu nhất là lúc đám tang má tôi. Thầy ở lại 2 hôm phát tang và làm lễ. Mấy ngày đó vì buồn nên tôi cũng ít thăm hỏi, trò chuyện với Thầy. Tuy nhiên do lòng từ mẫn và cảm thông nên Thầy đã ân cần chỉ dạy chúng tôi những nghi lễ cũng như cách hướng tâm cúng dường đến vong linh cho má tôi nên tôi cảm thấy được an ủi, ấm cúng phần nào.

 Thời gian trôi qua khoảng 2 năm sau tôi được gặp lại Thầy tại chùa Phật Tổ Thích Ca. Do hoan hỷ nên sau buổi lễ tôi mời Thầy và phái đoàn về nhà tôi dùng cơm tối. Tôi quên mất hôm ấy là chủ nhật nên không có chợ để mua thức ăn. Tôi thật ái ngại và lo lắng vì không có chuẩn bị thức ăn trước nên đành cúng dường một bữa cơm đơn sơ đến phái đoàn và vị cao tăng như Thầy. Thầy điềm nhiên độ thực và vui vẻ như ở chùa. Sau đó Thầy có đốt cho má tôi một nén nhang và nói rõ cho mọi người biết tên tuổi lẫn pháp danh của bà. Tôi thật sự vô cùng cảm động và kính phục trước trí nhớ cẩn mật và đức độ của Thầy. Sau đó phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình về Đức. Cuộc gặp gỡ tuy thật ngắn nhưng Thầy đã để lại nơi tôi một ấn tượng thật thân thiện và an lành. 

 Sau gần 10 năm vì hoàn cảnh gia đình tôi không có dịp đi chùa như trước nữa nên dần dà cũng ít liên lạc với các Thầy và các bạn hữu. Khi được chị Hai nhắc là Thầy qua lại Thụy Sĩ, bỗng nhiên trí óc tôi gợi lên những ký ức cũ về Thầy và tôi đã cố gắng đến thăm Thầy tại chùa. Tôi nghĩ chắc Thầy không nhớ mặt tôi đâu vì tôi thuộc loại tín nữ vô danh, tiểu tốt bao năm trời biệt vô âm tín, nên khi đến nghe Pháp tôi ngồi vào một góc nghe Thầy giảng. Bất ngờ Thầy gọi tên tôi để hỏi pháp giữa đám đông và còn chỉ điểm đúng danh là Phật tử Nam Tông chính thống. Tôi hết hồn kinh ngạc và khâm phục Thầy vô cùng. Dường như Thầy luôn là như vậy, hay quan tâm đến mọi người dầu người ấy có lưu lạc hay xa cách Thầy bao lâu, nhưng khi gặp lại Thầy vẫn ân cần như trong thân thuộc. Cử chỉ đó, đức hạnh đó khiến nọi người cảm thấy gần gũi với Thầy. Rồi Thầy đến nhà thăm theo lời mời, nhân tiện thăm ông xã tôi đang bị bịnh. Con gái Út cũng được một lần hội ngộ với Sư Cố. 

 Do câu hỏi của nó nên tôi mới ngẫm nghĩ. Sư Cố ”là ai?. Có phải Sư Cố là sự phụ của bà ngoại hay không? mà sao lại không quản ngại đến thăm một gia đình không cùng Tông phái Đại Thừa? Hay Sư Cố là người luôn với tấm lòng rộng lượng phóng khoáng không phân biệt giai cấp tín ngưỡng, luôn mở rộng tầm tay và tâm hồn với mọi người nên có khả năng thu phục được cả ba thế hệ? Hoặc Sư Cố có phải là vị Phương Trượng có đông học trò mà trong đó có những đệ tử tài đức và những Tăng túc uyên thâm? hay Ngài là vị Tăng lỗi lạc đã đóng góp một phần quan trọng trong việc truyền bá Giáo Pháp Đại Thừa tại Châu Âu mà cả Phật Giáo thế giới cũng công nhận công lao hoằng pháp này? Hay Sư Cố là một vị Tăng đã ly gia cắt ái nhưng vì hạnh nguyên độ đời vào giữa thế gian để dìu dắt người qua sông mê biển khổ? Cho dù Sư Cố là gì đi nữa thì với tôi Thầy đơn giản chỉ là vị Thầy khả kính với đầy đủ ý nghĩa và đi đến đâu Sư Cố cũng đem sự an bình, ấm áp cho mọi người.

 Còn “Sư Cố ở đâu?”. Người xuất gia có chỗ nào để buột chân đâu. Bốn bể năm châu đều là nhà mà. Thầy tuy tạo ra nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không trụ vào nơi nào cả vì đối với Thầy tất cả đều là hư huyễn. Thầy đến và đi như là “như điển”. Vậy thì nghe Thầy ở đâu biết Thầy ở đó vậy thôi. Có phải chẳng Thầy là người mà:

 

Bình bát cơm ngàn nhà.

Thân chơi muôn dặm xa.

Mắt xanh xem người thế

Mây trắng hỏi đường qua?

 

Thuỵ Sĩ, 30.05.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2020(Xem: 6354)
Con vẫn tin có phép mầu hiện đến ? Vào giây phút nghiệt ngã nhất trong đời . Tin xấu dịch bệnh lan nhiễm khắp mọi nơi Người dương tính tăng mỗi ngày nghiêm trọng.
02/08/2020(Xem: 5644)
Có bao giờ em cảm nhận từ trực giác? Mỗi giai đoạn, môi trường phương tiện thích nghi , Điều gì cần làm, đúng hướng phải đi ? Như thôi thúc “ Này lắng nghe cho kỹ! “
30/07/2020(Xem: 5687)
Phong tỏa tạm dừng du lịch mấy tháng nay . Mượn Internet thám hiểm thay chuyến bay, Ba tháng ...ngày mấy lượt đi, về khắp chốn Thuận duyên tìm hiểu được tăng sĩ Đông, Tây,
27/07/2020(Xem: 5805)
Có chàng chiến sỹ thuở xưa Tìm qua thăm hỏi thiền sư một lời: "Thiên đường, địa ngục đôi nơi Thực chăng hay chỉ nói chơi đặt bày?" Ngài bèn lên giọng hỏi ngay: "Anh là ai vậy? Tới đây làm gì?" Cửa thiền vang tiếng chàng kia: "Tôi là hiệp sỹ chuyên nghề kiếm cung!"
27/07/2020(Xem: 6005)
Đừng ước mơ sẽ đến hướng Tây Đông! Thực tại hiện tiền ...bài học phải thông , Dù ngàn sóng …chống chèo cho thật vững . Chớ ảo vọng, đã liễu được Huyễn, Không !
27/07/2020(Xem: 6000)
Nghe nhạc Phật bạn được nghe tình khúc Chuỗi yêu thương lắng đọng nốt Từ Bi Bằng tâm tư rạng ngời dòng đuốc tuệ Mãi muôn đời sáng dịu ánh trăng khuya Những lời ca toát ra ngoài khuôn khổ Lên giao hoà tạng pháp giới lưu ly Nét sinh động tắm hương ngàn biển phố Tựa bước chân thiền khách nhẹ bước đi
27/07/2020(Xem: 6598)
Mình tự tại dạo chơi bằng Trí Đức... Phá ngã chấp gìn lòng khơi tâm thức Hướng đạo thành xây công đức cho đời Mang tình thương trải rộng khắp muôn nơi Niềm an lạc thảnh thơi vui bước tới.
25/07/2020(Xem: 7055)
Những dòng sữa pháp ! Kính dâng đến Thầy bài thơ để tri ân những bài pháp thoại của Thầy gần 4 tháng nay . Kính chúc Thầy pháp thể khinh an để tiếp tục mang pháp âm của Phật Tổ gieo rắc tâm chúng đệ tử Kính HH Từng dòng sữa pháp ngọt lịm và thẩm thấu , Đang chảy tan len lỏi khắp trong thân. Lời dạy Thế Tôn dù nghe đến vạn lần . Mỗi hoàn cảnh, mỗi kiếp đời đều thực đúng ! Tinh tấn hành chuyên sẽ biến thành diệu dụng Nhờ pháp thoại , hạt giống thiện đã gieo mầm Tự mình tưới tẩm nở nhuỵ diệu tâm Tri ân Giảng Sư , đại tài kiệt xuất ! Những điều đã học tưởng như quên mất , Nay được thuần ôn niệm niệm trong đầu . Mặc cho kiếp người chịu cảnh bể dâu Vẫn tự nhủ trả cho xong nghiệp quả ! Sống thiện lương, bao nạn tai chuyển hoá .... Melbourne 25/7/2020 Đệ tử Huệ Hương
25/07/2020(Xem: 6547)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi. Chính vì không ai có thể tránh khỏi, khổ đau trở nên bình thường trong cảm nhận chủ quan của mỗi người; và nó chỉ khởi hiện rõ rệt khi bị đẩy lên vượt mức. Đến lúc ấy, người ta mới gục đổ và chịu nhìn nhận sự thật. Chúng ta vờ quên đi rằng có một sự khổ, nhỏ hay lớn, luôn chực sẵn để đến với mình, bất cứ lúc nào. Chúng ta ngoảnh mặt với khổ đau, cố bám lấy những niềm vui tạm bợ để vượt qua đời sống này; hoặc giả, chúng ta đã tập quen chấp nhận, chịu đựng khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]