Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)

17/06/201407:53(Xem: 21242)
34. Vài kỷ niệm về HT.Thích Như Điển (Thích Giải Trọng)

blank


Tôi và Hòa Thượng Như Điển có nhân duyên quen biết mật thiết với nhau, từ những ngày hành điệu cho mãi đến ngày hôm nay. Tôi và Hòa Thượng cùng một đời pháp chữ “NHƯ” thế hệ 41 tông Lâm Tế, đời thứ 8 kế thừa kệ phái Chúc Thánh Tổ Sư. Trong đạo tôi là Sư huynh của Hòa Thượng, bởi lẽ Bổn Sư của tôi là Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát hiệu Long Tông là Sư huynh của Bổn Sư Thầy là Cố Hòa Thượng thượng Chơn hạ Ngọc hiệu Long Trí. Ngoài sự quan hệ khắn khít trong tông môn pháp phái, tôi và Hòa Thượng gắn bó với nhau hơn bởi lẽ những tháng ngày tuổi thơ, chúng tôi cùng chung một lớp học, cùng tu học trong những mùa hạ tại Tổ đình Long Tuyền, Hội An.

Vào năm 1965, khi trường Bồ Đề Hội An do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam thành lập thì tôi chuyển về đây học lớp đệ thất và đệ lục. Học cùng lớp với tôi có các chú Phạm Phú Chín tức Hòa Thượng Thích Như Phẩm, chú Lê Cường tức Hòa Thượng Thích Như Điển và một vài chú nữa. Tôi sinh năm 1946, tuy lớn tuổi hơn Hòa Thượng Như Điển, Hòa Thượng Như Phẩm nhưng cùng học một lớp bởi lẽ do thân sinh tôi khai sụt tuổi xuống để tránh bắt quân dịch. Trong lớp các chú học rất đông nhưng đặc biệt chỉ có chú Như Phẩm và chú Như Điển là học giỏi hơn cả. Chú Phẩm là người thông minh vì Chú thuộc hậu duệ dòng họ Phạm Phú, một dòng họ khoa bảng nổi tiếng của đất Quảng Nam. Chú Điển là người cần cù chăm chỉ, rất siêng năng trong việc học thuộc lòng. Vì thế cả hai Chú đều luân phiên nhau đứng nhất nhì thứ hạng trong lớp và anh em chúng tôi hồi đó cương quyết không để cho học sinh ngoài đời đứng trên mình. Chỉ duy nhất một lần, bạn Nguyễn Thị Hương năn nỉ các chú nhường cho mình đứng nhất một lần. Bởi vì hồi đó đứng nhất được cấp học bổng toàn phần. Và cả hai Chú chỉ nhường 1 lần như vậy thôi.

Ở trường thì siêng học, về chùa thì siêng tu. Đó là tiêu chí của anh em chúng tôi thuở ấy. Vào những mùa hạ trước năm 1975, chư Tăng tại Quảng Nam đều tập trung về Tổ đình Long Tuyền an cư tu học. Chú Điển cũng tùng chúng tu tập. Chú rất siêng năng trong việc tu tập và đặc biệt là thời Lăng Nghiêm chưa bao giờ thiếu sót.

Sau đó, Chú Điển vào Sài Gòn tiếp tục học Tú tài I và II rồi du học Nhật Bản. Từ đó về sau, do biến thiên của thời cuộc nên anh em không còn liên lạc thường xuyên. Và Thầy Như Điển đã chọn nước Đức làm nơi hoằng hóa.

Mãi đến mùa hạ năm 2008, Thượng Tọa Như Điển có mời tôi sang dự lễ Khánh tuế 60 tuổi và tấn phong Giáo phẩm Hòa Thượng. Trải qua hơn 30 năm xa cách, anh em mới có dịp gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Thấm thoắt mới đó mà tóc đã hai màu. Với ngần ấy thời gian, thế hệ đồng tu chúng tôi cũng có người bỏ dở hành trình, đi đến hôm nay không còn được mấy người. Nhìn sự nghiệp mà Hòa Thượng Như Điển đã dày công giáo hóa tại nước Đức nói riêng và Châu Âu nói chung thì không dễ gì ai cũng làm được. Phải có nguyện lực kiên cố mới có thể thực hiện được những Phật sự to lớn như vậy.

Trong gia đình có một người đi tu thì đã quý và hiếm. Đặc biệt gia đình Hòa Thượng Như Điển có hai vị đi xuất gia. Đó là Hòa Thượng Như Điển và Hòa Thượng Bảo Lạc. Cho đến nay, cả hai vị đều được Giáo Hội tấn phong hàng Giáo phẩm Hòa Thượng. Và nhị vị Hòa Thượng đã cống hiến rất nhiều cho sự phát triển Phật giáo tại Châu Âu và Châu Úc, cũng như trước tác, phiên dịch nhiều kinh luận, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại hải ngoại.

Năm nay, nhân mừng sinh nhật lần thứ 65, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm ngày Hòa Thượng xuất gia tu học, tôi có mấy lời ghi lại kỷ niệm về Thầy. Cầu nguyện Tam Bảo gia hộ Hòa Thượng thân tâm an lạc để làm chỗ dựa tinh thần cho Tăng Ni Phật tử tại Châu Âu nói riêng và hải ngoại nói chung. Tôi xin cảm niệm công đức của hai vị song thân Hòa Thượng là Cụ ông Lê Quyên pháp danh Thị Tế và Cụ bà Hồ Thị Khéo pháp danh Thị Sắc đã cống hiến cho Phật giáo hai người con ưu tú, góp phần rất lớn trong sự nghiệp phát triển của Phật giáo Việt Nam. ◙

(Long Tuyền ngày Phật Đản Sanh)

Pháp huynh

Như Thể - Thích Giải Trọng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2023(Xem: 2858)
Nhòa nhạt nẻo TÂM chỉ khép đời, Ngát hương TÂM nhật sánh xanh trời. Hoa tàn, cảnh mệt TÂM rầu nhớ, Đạo có, TÂM lành phúc khó rơi.
27/04/2023(Xem: 2900)
Mai này đi vào núi Đường mây bặt dấu hài Thân tâm chút cát bụi Điểm hồng đời thêm vui!
27/04/2023(Xem: 5427)
Kính đa tạ quý Giảng Sư đã truyền trao kinh nghiệm, Khi chọn lựa chủ đề tinh yếu giáo pháp Như Lai Hành trình độ sanh, xuyên suốt 45 năm dài Mà kinh “Tứ Thập Nhị Chương” có thể gọi là tiêu biểu !
27/04/2023(Xem: 5039)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 4168)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 5388)
Cuộc đời vốn dĩ vô thường Xuân sang năm ấy bây giờ tàn phai Giật mình tỉnh giấc bàn hoàn Kiếp người nhanh quá chỉ mành treo chuông
26/04/2023(Xem: 2708)
Học lời dạy Phật là bước đầu căn bản Tìm thấy trong Kinh, Luật, Luận đấy mà Tuỳ căn cơ tìm phương tiện hợp ra Với MP3, video pháp thoại chủ đề thực tiễn !
26/04/2023(Xem: 2343)
Mạt Pháp nào hay sanh nhầm thời Oán kết nhau chi đáng nực cười Cá chậu,chim lồng ai giải thoát ? Chiến tranh, dịch bịnh thảm đầy vơi!
25/04/2023(Xem: 3431)
“Con đường trúc biếc“ là tuyển tập 40 bài thơ của nhà thơ Thanh Trúc, trải dài hơn 50 năm của một dòng sống, kể từ lúc tác giả còn ngồi ở ghế nhà trường cho đến bây giờ. Với tác giả, dù mái tóc đã trải qua hai giai đoạn đen và bạc, và dù hai mái đầu tuần tự nhường chỗ cho nhau nhưng vẫn còn đó một tâm hồn không hề đổi thay trong dâu bể và tâm hồn ấy vẫn trong trắng tinh khôi màu nguyên thể, màu của trúc biếc, màu của chân tâm thường trú, bất sanh bất diệt.
25/04/2023(Xem: 4404)
Thầy hát cùng chúng tôi bằng cả trái tim. Thầy rất thích nghe các con của Thầy hát bài này. Bài thơ ấy cũng hàm chứa một sự thực tập rất sâu sắc mà Thầy muốn nhắn nhủ. Đêm nay, giữa khung cảnh ấm tình này, Thầy đã hát và phát âm rõ ràng nhiều từ. Các con của Thầy vui quá, xúc động quá, nhiều sư em đã vừa hát vừa đưa tay lên quẹt những giọt nước mắt không ngăn được. Mà thực sự không ai cần phải cố gắng ngăn cản những giọt nước mắt hạnh phúc ấy. Các anh chị em đã nói lên niềm vui khi nghe được những từ Thầy phát âm tròn chữ trong bài hát. “Bạch Thầy, Thầy hát rõ chữ lắm!”,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]