Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)

17/06/201403:14(Xem: 20566)
03. Thầy tôi thế đấy (Thích Hạnh Thức)


“Chú nên tụng chú Đại Bi, mỗi ngày 21 biến” sau thời công phu sáng, trong phòng Tổ, Sư phụ đã ân cần dặn dò tôi như vậy. Đó là những buổi ban đầu, trong những năm tôi mới vào chùa. Khi mới biết đạo, thường thường người ta hay mơ tưởng những chuyện cao xa, chứng quả nầy, chứng quả nọ, đạt thần thông… Lúc đó, tâm trạng tôi còn rất bề bộn, vì thế nên khi nghe Sư phụ nói như vậy, tôi chỉ làm thinh, không có ý kiến gì. Mãi vài năm về sau nầy, khi đã “thấm tương chao”, tôi mới “thử” làm theo lời chỉ dạy của Người. Ôi cũng là một nhân duyên phước báu vì kể từ đó, cuộc đời tôi đã có nhiều thay đổi thuận lợi!…

Ở đời nầy, việc gì cũng không ra ngoài nhân duyên. Tôi “có duyên” với Sư phụ tôi từ những ngày tôi còn trong sinh hoạt Gia Đình Phật Tử. Tôi thường hay hướng dẫn các em về chùa Viên Giác sinh hoạt. Mặc dầu từ địa phương tôi ở đến chùa rất xa, đi xe hơi hết khoảng 5 tiếng đồng hồ, nhưng vì trong tổ chức GĐPT nên không thể làm khác hơn được. Từ đó, tôi gặp và quen biết Thầy. “Duyên” thứ hai nữa là Người cùng quê với tôi, cái xứ người ta hay ví von:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”!

“Duyên” thứ ba là lúc đó, tôi đang tu học bên Làng Mai, miền nam nước Pháp (tập sự xuất gia), bỗng đâu có giấy mời của Sở Lao Động gọi về. Trời mùa đông lạnh căm mà phải di chuyển ngàn mấy trăm cây số, thật là gian nan quá! Trong lúc “đau khổ” vì sự dở dang tại Pháp, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ: tại sao mình không tu tại Đức cho gần, mà lặn lội đi chi cho xa vậy? Đó là cái “duyên” thứ ba, và cũng là cái duyên “lớn” cuối cùng giữa tôi và Sư phụ tôi. (cũng còn những duyên nho nhỏ khác nữa, như là, tôi “mê” giọng xướng lễ và phục nguyện của Người. Nó rõ ràng, minh bạch, chân chất, không có vẻ “làm duyên, làm điệu”, v.v…

Sư phụ tôi người to lớn, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, sức khỏe dồi dào, làm Phật sự không bao giờ mệt mỏi. Ở Đức, cộng đồng người Việt tổng cộng trên 165.000 người (tính đến thời điểm 2005/ Wikipedia). Trong đó gồm có, người Việt tỵ nạn (bắt đầu đến đông từ năm 1979, 1980); chương trình đoàn tụ gia đình; đi du lịch rồi trốn ở lại luôn v.v… Và khi bức tường Bá Linh sụp, người Việt Đông Âu tràn qua rất đông. Nhiều chùa chiền cũng theo đó mọc lên, nhưng Viên Giác vẫn là ngôi chùa lớn nhất, vì được thành lập ngay từ lúc ban đầu và được chính phủ Đức công nhận và giúp đỡ, nên tất cả đều qui tụ về đây. Ở Đức hiện có trên 13 ngôi chùa. Hội Phật Tử VNTN Đức Quốc (chùa Viên Giác) quản lý 21 Chi Hội và 7 đơn vị Gia Đình Phật Tử... Lễ lạc, các khóa tu mở ra liên miên, hầu như tuần nào cũng có. Và ai, đơn vị nào, cũng đều mong muốn sự có mặt của “cao tăng” (Sư phụ), nên Người luôn luôn vân tập hết nơi nầy đến nơi kia. Ngoài ra, mỗi năm Người còn hướng dẫn một phái đoàn hoằng Pháp Âu Châu tại Mỹ trong vòng 1 tháng, 3 tháng nhập thất tại Úc, hướng dẫn phái đoàn đi hành hương v.v… Lúc nào Sư phụ cũng bận rộn. Cuối tuần, Phật sự đây đó, nên rất ít khi có mặt tại chùa. Nếu có tí thì giờ rảnh, người ngồi vào bàn để viết sách (đến nay đã được 62 cuốn). Với thân hình to lớn và sức khỏe dẻo dai, nên mặc dù năm nay đã trên 65 tuổi, Ngài vẫn còn đủ sức để hoạt động trong một thời gian dài nữa.

Ngoài sự chuyên cần, tôi còn học được ở Sư phụ rất nhiều điều. Ngài lúc nào cũng kỹ lưỡng đúng giờ, không chậm trễ. Đi Phật sự với Ngài mới thấy rõ điều nầy, Ngài tính toán trong đầu trước khi ra quyết định. Ngài nói: ngày mai 5 giờ đi! Là đúng y chang 5 giờ xe lăn bánh, không trễ một phút! Và khi đã quyết định gì rồi thì khó mà lay chuyển. Như trước đây Ngài nói: “Mỗi năm nhập thất ở Úc 3 tháng, trong 10 năm!” là đúng y chang 10 năm như vậy, mặc dù sau nầy Phật sự ở Đức có sự thay đổi khi Tu viện Viên Đức được thành lập. Lúc đó, mọi người đều muốn Ngài về đó trụ trong 3 tháng nầy (thay vì ở Úc) để hướng dẫn Phật tử tu học, nhưng không lay chuyển được quyết định của Ngài! Một thí dụ nữa là (sau khi đã lạy hết các cuốn kinh Vạn Phật, Pháp Hoa),… Ngài tuyên bố: “lạy hết bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, trong 3 tháng an cư mỗi năm, mỗi chữ mỗi lạy”! Là đừng có hòng ai đó lay chuyển được ý định nầy! Mặc dù đôi lúc Phật sự nhiều, ai cũng mệt mỏi, muốn Ngài “nới” bớt, nhưng… không được là không được!

Ngài rất chú tâm đến chuyện học vấn, luôn luôn đề cao và khuyến khích sự học. Ngài nói: “Sự học không làm nên con người, nhưng sự tu không thể thiếu sự học được!”. Để thể hiện quan điểm nầy, Ngài đã lập ra quỹ Học Bổng Tăng Ni, giúp đỡ tài chánh cho các vị xuất gia đang tu học tại các nước Ấn Độ, Đức, Mỹ, Trung Hoa, Việt Nam…). Tính đến nay, quỹ đã giúp đỡ được cho 170 Tăng Ni sinh.

Nếu có ai hỏi: Ngài tu theo Pháp môn gì? Sao Ngài không “làm mới” đạo Phật? Ngài không ngần ngại trả lời: Tôi tu theo “Pháp môn Truyền Thống!”. Lúc đầu, khi mới vào chùa, tôi không đồng với quan điểm nầy. Nhưng càng ngày tôi mới càng nhận ra, vâng, quả đúng là như vậy. Đây là điều không những khôn ngoan mà còn chính xác. Thứ nhất, trên phương diện tu hành, người xưa chắc hẳn là phải hơn chúng ta ngày hôm nay (thời “mạt Pháp” mà, khoa học tiến triển nhiều, ai ai cũng ”giải đãi”…); thứ hai, truyền thống là gì, nếu không là đúc kết tinh hoa của nhiều thế hệ tiền nhân chứng đắc? Con đường các Ngài vạch ra, từ đời nầy qua đời nọ, đã được kinh qua sự kiểm nghiệm của nhiều người, chắc hẳn không đơn giản dễ dàng để chúng ta có thể đánh đổi với những suy nghĩ cá biệt, hời hợt, nông cạn, vội vàng!... Có điều là, chúng ta nên cải cách đạo Phật cho thích hợp với thời đại; loại bỏ những hủ tục rườm rà; phải làm cho Thiền môn trang nghiêm thanh tịnh hơn, không ồn ào náo nhiệt như hiện nay; phải đem đạo Phật vào với tuổi trẻ, làm sao cho họ cảm thấy có hứng thú, lợi lạc khi đến chùa… Nhưng những điều căn bản thì phải giữ. Tôi lấy một ví dụ, như chuyện niệm chú trong các thời công phu chẳng hạn! Nhiều người cho rằng đó là mê tín, dị đoan! Không phải như vậy đâu! Đã là Tôn giáo là phải có niềm tin. Tôn giáo là gì? Là cửa sổ mở ra thế giới vô cùng (ở đây là thế giới Liên Hoa Đài Tạng, trùng trùng duyên khởi). Loài người chúng ta với con mắt trần, chỉ cảm nhận được thế giới có ba chiều (chiều ngang, chiều dọc và chiều cao). Làm sao có thể cảm nhận được những cảnh giới khác đang bao quanh chúng ta? Quanh ta là những vị Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Thiên Thần,… sẵn sàng dang đôi tay giúp đỡ, xoa dịu những đau khổ của chúng sanh. Ai có cầu, tất có ứng (Linh giả tại ngã, bất linh giả tại ngã). Kinh Hoa Nghiêm nói: “Niềm tin là mẹ của mọi công đức!”. Kinh Thánh cũng nói: “Nếu ngươi có niềm tin như cải, ngươi chỉ hòn núi nầy, bảo nó dời đi chỗ khác, tất nó sẽ dời đi”! Đời người phước mỏng, nghiệp dày, làm sao tự thân chúng ta có thể tiêu trừ hết được những nghiệp chướng nhiều đời, nếu không nhờ vào sức lực siêu nhiên? Trong việc tu hành, chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ Pháp môn nào mình thích, Thiền hay Tịnh, hay Mật v.v… đều được cả, nếu thấy hợp với căn cơ của mình. Nhưng điều căn bản là phải có niềm tin. Thiếu niềm tin là một sự mất mát rất lớn. Không phải tự nhiên mà thời kinh nào cũng có chú Đại Bi. Chẳng qua là vì mình không hiểu thấu hết mà thôi.

Phải nói, Sư phụ tôi có rất nhiều phước báu, có lẽ là do công đức tích lũy từ nhiều đời trước. Ở Đức (và luôn cả Mỹ, Úc…) có nhiều Thầy Cô giỏi, nhưng chỉ riêng Ngài là được chính phủ (Đức) yểm trợ tài chánh (và tinh thần). Trước đây, mỗi năm chính phủ yểm trợ 150.000 Đức Mã (75.000 Euro) để chi phí điện nước, làm báo, in sách v.v… trong thời gian dài 25 năm (từ 1979 đến 2004). Hiện nay, tất cả đều đã ổn định, nên sự trợ cấp không còn nữa. Mỗi lần lễ lạc, Phật tử cúng dường hàng trăm ngàn Euro. Trong mỗi kỳ lễ hoặc khóa tu, khi nào có Phật sự cần thiết, như xây cất chùa hay yểm trợ đâu đó, Ngài kêu gọi là mọi người nhao nhao hưởng ứng. Mấy Thầy biết điều nầy, nên khi nào cần sự yểm trợ để xây chùa, là qua Viên Giác, đi Phật sự theo Ngài đến các địa phương, hoặc thỉnh Ngài về trú xứ của mình trong một kỳ lễ nào đó, để nhờ Ngài lên tiếng kêu gọi, là chắc chắn thành công viên mãn, như trường hợp Thượng Tọa Minh G. chùa Vạn Hạnh Hòa Lan, Thượng Tọa Nguyên L. chùa Vạn Hạnh Pháp Quốc, Thượng Tọa Tâm H. chùa Trúc Lâm Thụy Điển, Thượng Tọa Tịnh P. chùa Phật Quang Thụy Điển, TT Hạnh Bảo, Phần Lan v.v...

Ngoài phước báu ra, Sư phụ tôi còn có một trí nhớ vô tiền khoáng hậu. Đọc qua vài lần là nhớ, và nhớ mãi không quên!. Có những bài thơ từ hồi xửa hồi xưa, Ngài đều nhớ, đọc vanh vách như lôi từ trong ruột ra một tràng dài, không vấp một chữ!, từ Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Văn Tiên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, thơ Tiền chiến, thơ mới, v.v…, Ngài đều thuộc hết! Ngài thường hay kể lại chuyện lúc nhỏ đi học, “lúc nào cũng đứng đầu lớp”. Phật Giáo Việt Nam hải ngoại hẳn có nhiều bậc cao tăng, nhưng riêng Ngài (và cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm) đã được chính phủ Sri Lanka tuyên dương năm 2011 và được Thủ Tướng trao quạt quốc sư. (Đã có một phái đoàn Tăng Ni và Phật tử đi theo hộ tống rầm rộ trong ngày trọng đại đó, nhiều bài viết tường thuật chuyến đi nầy đã được đăng trên báo Viên Giác cuối năm 2011).

Nói tóm lại, ở Sư phụ tôi cái gì cũng “lớn lao”! Người to lớn, chùa to lớn (nhất nước Đức, và trước đây, nhất Âu Châu), đệ tử… “lớn” (đông và giỏi), công việc “lớn”, ý định “lớn”, công đức “lớn”….

Nhưng… nhân vô thập toàn. Trên đời nầy, có ai toàn hảo 100% đâu? Đã sinh ra làm kiếp con người là phải như vậy (“Ái bất nhiễm bất sinh ta bà” mà!). Người ta vốn dĩ có “tật”, đặc biệt là những người càng giỏi thì … “tật” càng nhiều. Nếu không thì đã thành “thánh nhân” hết cả rồi, phải không?.

Điều trước tiên tôi cảm nhận được cái “tật” của Sư phụ tôi là Ngài ăn quá… nhanh, và vài cái là xong! Hỏi ra, được trả lời rằng, tại hồi đó Sư phụ du học ở Nhật, nên ăn theo thói người Nhật quen rồi!... Người Nhật dĩ nhiên có rất nhiều điều rất hay để chúng ta học hỏi, nhưng… ăn nhanh cái kiểu đó thì chắc chắn là không hay rồi!

Thứ hai là, trong những lúc rảnh rỗi, Sư phụ thường hay kể lại những kỷ niệm khó quên hồi còn nhỏ, trong đó có chuyện mẹ Ngài thường răn dạy “không được ăn cơm cháy”, vì ăn cơm cháy học không theo kịp người khác! Đó là “triết lý” của một người mẹ thương con. Ôi, lời răn của mẹ cho đứa con thơ giống như một lời nguyền, sẽ đi theo người con suốt cả cuộc đời!

Điều thứ ba là, ngày Thầy Hạnh H. “âm thầm” rời bỏ chùa không một lời thưa thỉnh, là điểm cao của sự bất đồng thầy trò chúng tôi. Thầy Hạnh H. là thế hệ thứ ba của “ba đời dòng dõi xuất gia”: cô Hạnh C. (đời thứ nhất), cô Hạnh B. (đời thứ hai), và thầy Hạnh H. là đời thứ ba. Ba đời đều nương tựa vào bóng chùa Viên Giác, nên Sư phụ rất tin tưởng, đặt rất nhiều kỳ vọng. Vậy mà… đùng một cái, Thầy bỏ đi!….

Sư phụ của tôi là vậy. Ôi công đức của Người thật quá lớn lao. Và những lỗi lầm -lớn hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng-, là tùy theo quan điểm và nhận xét của mỗi người. Nếu tôi có thể làm được điều gì để đền ơn đáp nghĩa, tôi mong sao cho có được một bầu trời trong vắng, để những gợn sóng li ti kia không còn khuấy động mặt hồ thanh tịnh; để Người mãi mãi là một bậc vĩ nhân!

Thích Hạnh Thức

Viết tại chùa Viên Giác 27.02.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2024(Xem: 1331)
Đào nở đẹp tươi khắp cửa thiền Hoa xinh cảnh tịnh thiệt lung linh Gió nhẹ hoa bay thêm huyền ảo Đủ mùi hương vị giải thoát thay.
30/07/2024(Xem: 3462)
Nhớ lại câu hò tiếng mẹ ru Thuở còn ẳm ngửa những ngày thu Dẫu lớn khôn rồi, tâm thức cũ Hiện về nhân ảnh tuổi phàm phu.
30/07/2024(Xem: 1532)
Vầng trăng trí tuệ ngời ngời Mừng người đem đạo vào đời an nhiên Ba ngàn cảnh giới an nhiên Thấm nhuần đạo cả, nguồn thiền Như Lai Thơm danh trưởng tử mừng người: Hòa Thượng Thích Như Điển Đạo đời viên dung Trăng mêng mang, sáng tầng không Đường về bến Giác, sen hồng dâng hương.
30/07/2024(Xem: 2359)
Tâm trí phàm phu luôn kích thích sự kiêu ngạo ! Vì củng cố bản ngã, tiếp tục tạo khổ đau Không biết rằng người xung quanh ta, được vũ trụ gửi đến, nhằm muốn gửi trao … Tín hiệu phản ánh những góc khuất, tiềm năng mình đang sở hữu!
28/07/2024(Xem: 2016)
Kính dâng Thầy bài thơ con cảm tác khi được đọc chi tiết bài kinh Trung bộ 3, phẩm thứ 110 “TIỂU KINH MÃN NGUYỆT được dịch là Đoản khúc đêm trăng rằm”:do HT Bhikkhu Bodhi chú giải, mới thấy mình đại Phước duyên có được 3 thứ trân báu trong đời ( 1- Người Thầy hiền trí , 2- Nhóm bạn Tốt, 3-Tam tạng kinh điển và sách quý ). Kính chúc sức khỏe Thầy và kính tri ân Thầy , HH
25/07/2024(Xem: 1391)
Mẹ tôi mất lúc tôi năm tuổi Còn quá nhỏ để có hiểu biết Mất mẹ là thiếu vắng vòng tay Ôm ấp vỗ về dịu đắng cay. Làm sao biết tình mẹ thương con Bao la vĩ đại như thế nào? Đời từ nay hụt hẫng trống trải Ngậm ngùi nuốt lệ tiếc nhớ thương.
22/07/2024(Xem: 3343)
Vạn vật bao trùm tính nhị nguyên trong một hiện tượng! Ý thức và vật chất hai thái cực khác nhau Dù tương phản lại không tìm ra điểm bắt đầu Vậy nên đừng tách biệt mà hãy nhìn về sự tương tức (1)
22/07/2024(Xem: 2434)
“Lo hoán cốt”. Lo nghĩa là chăm lo. Hoán nghĩa là làm thay đổi. Cốt là xương. Lo làm thay đổi xương cốt của mình. Xương cốt của mình là xương cốt của nghiệp. Bởi thân mình là thân nghiệp. Vì vậy tham dự khóa học, hằng ngày hằng giờ hằng phút hằng giây mình tu tập tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, sám hối, nghe pháp, công phu công quả làm các việc lành là nhằm để chuyển hóa xương cốt của thân nghiệp của mình để cho thân của mình mỗi ngày mỗi nhẹ mỗi giờ mỗi nhẹ, mỗi phút mỗi nhẹ mỗi giây mỗi nhẹ.
15/07/2024(Xem: 4732)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
14/07/2024(Xem: 2247)
Rất hiếm cơ hội tham dự buổi Thiền trà thật ý nghĩa Trân quý thay tình đạo pháp, khi hoà hợp bên nhau Dù luôn giữ Chánh niệm từng giây phút, mọi cử chỉ nào Vẫn mang thông điệp chia sẻ niềm vui thật tinh tế !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]