Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khỉ Vớt Trăng

14/06/201407:27(Xem: 13795)
Khỉ Vớt Trăng

blank





blank

Xin vơi bớt si mê.


Chiều nay ngang qua dòng sông Ni Liên chợt thấy hai con lạc đà đang nhơi lại thức ăn
và chờ chủ đến dắt về, hình ảnh con lạc đà gợi cho tôi thầm nhớ lại lời Đức Phật dạy rằng:
“Cái khổ của con lừa, con lạc đà chở nặng, cái khổ của những kẻ trôi lăn trong sinh tử luân hồi chưa gọi là khổ.
Ngu si không nhận chân được thực tướng, không biết được hướng đi ấy mới gọi là khổ”.
(Trong cuốn Sa Di Luật Giải)

Tại sao Đức Phật nói sự chở nặng của con lừa, con lạc đà và những kẻ trôi lăn trong sinh tử chưa gọi là khổ?
Là bởi vì con lừa, con lạc đà và những kẻ trôi lăn trong sinh tử chỉ khổ một đời thôi, còn đối với những
tâm hồn ngu si không nhận chân được thực tướng, không biết được hướng đi thì họ sẽ bị trôi lăn mãi mãi
trong vòng sinh tử luân hồi mà không khi nào ra khỏi. Nói như nhà thơ Vũ Hoàng Chương :

'' Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về ''.


Xin nguyện cầu cho tôi, cho cuộc đời từng ngày, từng ngày vơi nhẹ bớt si mê..
trở về cùng nguồn Tâm trong sáng.

Bodhgaya monk

blank
KHỈ VỚT TRĂNG

Xưa có bầy khỉ nọ
Lội xuống hồ vớt trăng
Vớt mãi hoài không được
Nên mặt mày.. nhăn nhăn.

Lắm khi mình giống khỉ
Tìm hạnh phúc trần gian,
Đôi tay vừa chạm tới
Ơ.. mộng vàng vỡ tan!.

Trăng nghìn thu vẫn đẹp
Vì không thuộc về ai,
Hồn khát khao chiếm hữu
Trăm năm nỗi đau dài.

Ta một đời ngây dại
Chạy đua với mặt trời.
Vừa thấy bờ hạnh phúc
Hoàng hôn phủ xuống đời.

Danh, lợi, tình mộng mị
Tợ đáy nước trăng ngà
Lặn chìm trong mê hoặc
Nên ngàn đời xót xa.

U mê.. thành kiếp khỉ
Chúi xuống dòng đảo điên.
Ai giật mình, ngước mặt
'' Vầng trăng xưa '' hiện tiền.


Thích Tánh Tuệ
blank

TỰ SOI GƯƠNG

Lúc gặp nhau, chị bạn tâm sự: "Trong thời gian chị ở nhà nuôi anh bệnh,
người bệnh vì đau nhức nên lắm lúc gay gắt quạu quọ này kia, chị tức mình hay
gây lại, vì cực khổ mà ảnh không thông cảm. Sau này chị tự tìm ra cho mình một
cách rất hay là, mỗi lần sắp "sân" lên liền chạy vào phòng mình đóng cửa lại,
nhìn mình trong gương tự hỏi " Mình đấy sao?''
Khi sân hận, mặt mày mình nhăn nhó trông rất dữ tợn... Chính hình ảnh mình
trong gương giúp mình bình tĩnh lại. Rồi sau đó mình dịu hẳn xuống, mới mở cửa
ra và săn sóc anh lại như cũ như không có gì xảy ra".

Mỗi khi ta nổi cơn Sân
Là ngay lúc đó phải cần '' soi gương ''.. nha bà con *:) happy!



blank



x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2016(Xem: 9584)
Người về giữa chốn phù vân. Sông Hàn ngấn lệ khôn ngần tiếc thương. Người về chung cuộc vô thường. Không còn mưa nắng khói sương Bà Nà. Người về tiếng khóc vang xa. Là kinh động giữa ta bà khói mây.
29/09/2016(Xem: 8291)
Cuộc sống quanh ta khóc lẫn cười Khổ đau hạnh phúc bấy nhiêu người Cái vòng xoay chuyển không cùng tận Ngày nắng đêm mưa giữa cuộc đời.
29/09/2016(Xem: 10791)
Một niệm Di Đà không niệm khác Tấc lòng thành một Pháp không sai Chẳng nhọc một khảy móng tay Tây Phương liền tới trước ngay hiện tiền
29/09/2016(Xem: 7579)
Lắng lòng nghe mọi âm vang Nghe trong hơi thở nhịp đàn tiếng tim Bước chân mỗi bước niệm thầm Thiền hành bách bộ nghiệmtầm sắckhông.
28/09/2016(Xem: 6978)
Mái chùa che đở nắng mưa Cho người lỡ bước đường chưa muốn về Bây giờ đổ nát tứ bề Người ơi ! sao lại nặng nề xuống tay
28/09/2016(Xem: 7871)
Bao la độ lượng giữa đời nầy Chất chứa khoan dung bỏ dở hay. Rác thối phân dơ đều ngậm trọn, Thây ươn gỗ mục vẫn ôm đầy. Ngàn năm chôn chặt không xao xuyến, Vạn thuở vùi sâu chẳng giãi bày. Lá biếc hoa tươi nhờ chuyển hóa, Thế gian thắm nghĩa động tâm lay.
27/09/2016(Xem: 7559)
Nghiệp ác theo ta suốt cả đời Khổ đau cùng cực chẳng nào ngơi Do nhân bất thiện từ muôn kiếp Quả báo hiện tiền ập tới thôi Nước mắt cuộc đời tuôn chảy mãi Sông dài biển rộng ngập ngàn khơi Nay ta tìm đến bờ tuệ giác Vui đạo từ bi đẹp cuộc đời .
27/09/2016(Xem: 7486)
Quảng Đức trang nhà tận Úc Châu Nguyên Tạng Tỳ Kheo xướng khởi đầu Xiễn dương Phật Pháp qua mạng lưới Thời đại @ có khác đâu
27/09/2016(Xem: 9054)
GIỮ TRỌN NIỀM TIN Đời xuất sĩ hoà mình trong cuộc sống Đi vào đời mang hạt giống tuệ bi Dẫu biết rằng thế cuộc lắm thị phi Bao tâm huyết không bao giờ thay đổi . Áo đã cởi mà tâm ta chẳng mỏi Mặc kệ đời luôn cứ mãi đãi bôi Ta chỉ cần theo pháp Phật tu bồi Dưỡng đạo đức sống đời không chấp ngã . Khi ta chết xin đưa về biển cả Rãi tro tàn trên sóng nước đại dương Xin cảm ơn dù cuộc sống có vô thường Ta vẫn giữ trọn niềm tin nơi Chánh Pháp . Tánh Thiện 26-9-2016
22/09/2016(Xem: 19646)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]