Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát phong xuy bất động (thơ)

03/06/201412:33(Xem: 16483)
Bát phong xuy bất động (thơ)


Buddha_13


BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG (1)



"Lợi" có đến nhưng lòng không dao động

"Suy" vi nhiều vẫn vững dạ kiên trinh

"Hủy" bao nhiêu cũng phải giữ yên mình

"Dự" là điểm giúp ta hằng quán chiếu

"Xưng" tán tụng nhau khi đà thấu hiểu

"Cơ" bần lăng mạ dịp để luyện tâm

"Khổ" là thầy dạy dỗ hết mê lầm

"Lạc" tự tại hanh thông đường giải thoát (2)




Bát phong (8 ngọn gió: 4 thuận và 4 nghịch, là những điều thường xảy ra hằng ngày trong cuộc sống, khiến tâm người xao động bất an).

(1) Đó là: Lợi (lợi lộc), Suy (Hao tổn), Hủy (chê bai chỉ trích), Dự (gián tiếp khen ngợi), Xưng (trực tiếp khen ngợi), Cơ (dựng chuyện nói xấu), Khổ (gặp chướng duyên, thân tâm bức bách, khổ não), Lạc (gặp thuận duyên, thân tâm vui vẻ, hân hoan). Trong tám cái này thì có bốn cái khiến ta khởi tâm yêu thích (Lợi, Dự, Xưng, Lạc) và bốn cái gây ta khởi tâm ghét (Suy, Hủy, Cơ, Khổ). "Bát phong xuy bất động" tức là: (tám gió thổi không lay động). Ở đường tu, đây là những người mà vui, khổ, khen, chê, vinh, nhục, lợi, suy của cuộc đời không làm tâm họ xao động mà phải có tâm hồn luôn yên tịnh, thanh thản. Đây là thước đo và cũng là thử thách đối với người tu. Ai tự tại và vượt qua được “bát phong” nầy sẽ tiến nhanh trên đường đạo. Và cũng là người đáng được chúng sanh quy kính, cung dưỡng.
(2) Đức Phật dạy: "Nước trong bốn biển chỉ có một vị đó là vị mặn, giáo pháp của ta chỉ có một vị đó là vị giải thoát". Suốt cuộc đời của đức Phật, hoạt động không ngừng nghỉ chỉ để thực hiện mục tiêu giải thoát khổ đau cho con người, tức là giúp “ta” không còn bị dính mắc hay ràng buộc vào danh lợi, ngũ dục, lục trần, cứu vớt ra khỏi mọi khổ đau của cuộc đời.

Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2016(Xem: 11269)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 12225)
Chiều nay tụng kinh Vu Lan - Lời kinh gió nhẹ lá vàng trước hiên- Mùa thu cũng đến rừng thiền- Mặc nhiên lá rụng về miền đất xưa.
30/07/2016(Xem: 7978)
Không đi cũng tới được nhiều chùa Viếng khắp trang nghiêm những lễ mùa Phật tử dừng chân cầu học hỏi Đồng hương theo bước lánh tranh đua Thầy hay tùybệnh luôn cho giúp Thuốc tốt trị lành khỏi phải mua Độ chúng xả ly không vướng bận Đời tu giải thoát sướng hơn vua.
30/07/2016(Xem: 7983)
Múa may may múa quay cuồng- Chạy đôn chạy đáo như tuồng cải lương- Vai trò ngồi ghế đế vương- Có chi là thật sầu thương kép đào
30/07/2016(Xem: 7049)
Người biết đạo cõi lòng luôn thanh thản Không tham cầu tham chức chẳng tham lam Bao công danh sự nghiệp cũng không màng Sống hiểu biết yêu thương đâu là khổ
28/07/2016(Xem: 23061)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
28/07/2016(Xem: 7680)
Ngắm nhìn các vị Tỳ Kheo Chân đi từng bước cuốn theo mây ngàn Lợi danh rũ bỏ bên đàng An vui tự tại thênh thang cuộc đời
27/07/2016(Xem: 7698)
Cuộc sống âm thầm cứ mãi trôi Đến đi rồi cũng cũng vậy thôi Mây bay lơ lững trên đầu núi Nước chảy thông reo đẹp chỗ ngồi
26/07/2016(Xem: 13281)
Mùa Hiếu Vu Lan lại về - Hân hoan chào đón tràn trề yêu thương- Ân Cha Mẹ quả vô lường- Công lao trời biển tỏ tường lòng con
26/07/2016(Xem: 13909)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]