Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lặng Nhìn tự tâm (thơ)

27/05/201406:53(Xem: 11312)
Lặng Nhìn tự tâm (thơ)

Buddha_103






Lặng Nhìn tự tâm

Hãy Để Tâm An Tĩnh



Hôm ấy đạo sư có việc ở làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai
đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang.
Đạo sư bảo : “ Thầy khát. Nhờ con lấy dùm thầy chút nước. “

Đệ tử mau mắn xách vò, thoăn thoắt bước tới con suối. Đến nơi, anh tần ngần nhìn dòng nước, rồi nhìn sang bên bờ kia. Bắt gặp một đàn bò còn ướt lông, hiểu ra cớ sự, anh quay lại gặp sư phụ, bộc bạch : “Thưa thầy, người ta mới vừa dắt bò qua suối. Nước bị quậy lên đục ngầu nên con không dám…”
Đạo sư ôn tồn : “ Được con. Vậy mình chờ một chút”.
Khoảng mười lăm phút sau, đạo sư bảo : “Lấy nước đi con!”
Đệ tử sốt sắng xách vò trở lại bờ suối. Anh thấy nước bớt đục hơn,
nhưng vẫn chưa thể dùng được. Lập tức quay về chỗ sư phụ, anh áy náy nói :
“Thưa thầy, cũng chưa uống được đâu ạ.”
Đạo sư mỉm cười : “Không sao, con. Mình chờ thêm một chút nữa.”
Rồi ngài xếp bằng, hai bàn tay để lên lòng, sửa dáng cho thẳng lưng,
lim dim đôi mắt, yên lặng dưỡng thân dưới bóng râm của tàn cây.
Khoảng nửa giờ sau, đệ tử ấy trở lại bờ suối. Bây giờ nước đã trong veo, có thể nhìn thấu lớp sỏi dưới đáy. Anh rón rén bước xuống để khỏi khấy động, và cố lựa chỗ tốt nhất để múc đầy vò nước mát mang về dâng thầy.
Đạo sư đón lấy cái vò, nhìn vào rồi bảo “Con xem. Làm thế nào con có được chỗ nước trong trẻo, mát ngọt này. Thật ra con chẳng làm gì cả. Con chỉ cần kiên nhẫn đợi cho cặn cáu có đủ thời gian để nó tự lắng xuống. Tâm con cũng thế. Khi tâm con nổi sóng, điên đảo, con đừng toan tính cách này cách kia để cố dẹp yên nó. Con hãy cho nó đủ thời gian để nó tự lắng xuống. Nên khi con giận ai, con đừng thèm nghĩ tới họ nữa, đừng ráng tranh cãi hơn thua. Con hãy hướng tư tưởng con sang việc khác. Tốt nhất là con làm thinh, giả mù, giả điếc và kiếm một chỗ mà ngồi thở đều đặn, nhẹ nhàng. Con chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi.”

Đệ tử đáp: “Thưa thầy, nhưng thường đang lúc tâm trạng bất bình thì con

 

lại không nhớ được cách để thoát ra !”

Đạo sư gật đầu : “Phải đó con. Thế nên chỉ sau khi phạm sai lầm xong rồi thì mình mới biết là mình sai lầm. Nhưng như thế vẫn còn khá hơn là không nhận ra sai lầm mình vừa mắc phải. Mỗi một trạng huống trong đời tu của con là một bài thi khảo sát trình độ tiến hóa tâm linh của con. Nhưng khi con ở vào trạng huống đó, thì con không hề nhớ là mình đang được thi, đang được thử thách. Đến khi kịp nhớ ra thì con đã thua mất rồi, thi rớt rồi !”

Tâm Ngôn

Trước Khi...
Trước khi định nói điều gì
Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe,
Trước khi chỉ trích, cười chê
Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.

Trước khi nổi giận, bất bình
Ngồi nghe hơi thở lặng nhìn tự tâm.
Trước khi cầu nguyện. Âm thầm
nhủ lòng dung thứ lỗi lầm tha nhân!

Trước khi giọt nước mắt lăn
Biết dừng chân, kẻo ăn năn muộn màng.
Trước khi tính chuyện đá vàng
Thử mua dây.. tự buộc ràng xem sao!

Trước khi nói chuyện trời cao
Xem đi dưới đất bước nào chông chênh.
Trước khi ước vọng nhìn lên
Môt lần ngó xuống có thêm thương đời .

Trước khi mua sắm, vẽ vời
Phải chăng.. cám dỗ gọi mời rủ rê ?
Trước khi hẹn ước, nguyện thề
Vấn lòng xem có vẹn bề trước, sau.

Trước khi muốn bỏ cuộc mau
Nhớ tâm nhiệt huyết buổi đầu dấn thân.
Trước khi từ biệt dương trần
Sống Cho đi, thể tri ân cuộc đời.

Trước khi muốn thấy ai cười
Đầu tiên hàm tiếu trên môi nở chào.
Trước khi muốn nếm ngọt ngào
Tình thương dâng hiến, gửi trao thật thà

 Trước khi muốn thoát Ta bà
Nhớ chân thành niệm Di Đà nhất tâm.

Thích Tánh Tuệ


NGÓN ÚT

Những ngón tay lao xao

Tranh giành từng cấp bực

Ngón tay Giữa cao đầu

Bảo rằng tôi lớn nhất

Thôi đi anh trật lất

Ngón tay Trỏ cất lời

Tôi mới là quan trọng

Sai sử mọi việc đời

 

Chẳng phải đâu Ông ơi !

Tôi mới là chủ yếu

Ngón tay nhẫn đời người

Thiếu tôi ai lo liệu

 

Ngón tay Cái không chịu

Tất cả nói sai rồi

Tôi mới là số một

Sức mạnh về tôi thôi

 

Từng ngón tay cứ thế

Chẳng ai chịu ngường ai

Chỉ ngón Út lặng lẽ

Nhìn các anh thở dai

 

Khi bàn tay chấp lại

Trang nghiêm trước Phật Đài

Ngón Út đứng trước cả

Đối diện cùng Như Lai

 

Thích Tánh Tuệ


 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 26204)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 12451)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 8601)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
23/09/2014(Xem: 9552)
Nỗi trôi từ độ vô minh Đớn đau từ thuở thác sinh làm người. Sóng dồi bão dập ... tả tơi Đời tan tác mộng , nghiệp phôi pha tình.
22/09/2014(Xem: 9120)
Đừng trách đừng buồn đừng thở than Đừng hờn đừng giận đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng
21/09/2014(Xem: 10006)
Cõi tạm ta bà, cõi nghiệt oan, Can chi sân hận đến hơi tàn. Một nhành dương liễu xua ba nghiệp, Bốn tiếng hồng danh (*) độ sáu đàng. Ma đạo lộng hành thời mạt pháp,
21/09/2014(Xem: 9584)
Không vui, không buồn Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỷ không? Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn? Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? Thật như vậy, này Hiền giả.
18/09/2014(Xem: 8025)
Pháp quốc mười năm vắng bóng Thầy Tử tôn đại chúng vọng trời Tây Linh tại ngã, bất linh tại ngã Sơn cao quán tưởng Thầy còn đây !
18/09/2014(Xem: 8948)
Quán đây là tánh lắng nghe, Thế gian bể khổ mà se cỏi lòng. Âm thanh vang dội trên không, Bồ Đề kiên cố ngóng trông cứu đời. Tát tha kéo khỏi rối bời, Cứu người đau khổ mau rời cõi mê.
18/09/2014(Xem: 11848)
Ao chùa dưới ánh bình minh, Muôn hoa đua nở cảnh tình mến thương. Cánh sen còn đọng giọt sương, Cánh này đầy hạt bóng gương đón mời,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567