Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lang Thang ‘Trong Những Thoáng Chốc’ Với Nhà Văn Vĩnh Hảo

12/05/201404:42(Xem: 8791)
Lang Thang ‘Trong Những Thoáng Chốc’ Với Nhà Văn Vĩnh Hảo

Trong_nhung_thoang_Choc_VH

Lang Thang ‘Trong Những Thoáng Chốc’

Với Nhà Văn Vĩnh Hảo

Huỳnh Kim Quang

Thế gian này thật là kỳ diệu. Có những thứ rất nhỏ bé, rất mong anh mà chúng ta thường không để ý đến, hoặc tưởng là không quan trọng, không vĩ đại, nhưng chính cái nhỏ bé, mong manh ấy mới là nguồn cội của tất cả mọi thứ.

Chẳng phải thế sao? Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có. Cây đại thọ cao hàng chục thước cũng vươn lên từ một mầm non bé nhỏ. Tuổi thọ hàng tỉ năm của vũ trụ cũng bắt đầu từ thoáng chốc mong manh của từng sát na thời gian.

Bởi vậy, trong Kinh Du Hành của Trường A Hàm, đức Phật dạy Tôn Giả A Nan rằng, “Như Lai có thể biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của thọ; biết rõ sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của tưởng; sự sanh khởi, tồn tại và biến mất của quán. Đó mới thật là pháp kỳ diệu chưa từng có của Như Lai, ngươi nên ghi nhớ.” (Thích Tuệ Sỹ dịch)

Thì ra là thế. Không phải sự thi triển thần thông diệu dụng biến hóa vô lường, biến mất ở quốc độ này, xuất hiện ở cõi nước kia, hay trong khoảnh khắc co duỗi của cánh tay có thể dạo đi trong vô lượng thế giới, là điểu vĩ đại. Mà biết rõ từng thoáng chốc sinh, trụ, và diệt của từng cảm thọ, từng ý tưởng mới là điều kỳ diệu.

Nhà văn Vĩnh Hảo mô tả cho chúng ta biết cảm nghiệm về điều này trong bài viết chủ đề của cuốn tùy bút và tạp ghi “Trong Những Thoáng Chốc” vừa mới xuất bản tại California, Hoa Kỳ, vào đầu năm 2014, như sau:

“Có những thoáng chốc trên đời thật đẹp, khi người ta ngưng hết những lăng xăng, toan tính, buông xả tất cả những giận hờn, oán trách, thị phi…, khi người ta ôm chặt người thân bằng vòng tay tràn ngập thương yêu. Là phút tạm biệt hay vĩnh biệt, nào ai biết được. Đôi mắt như hai giọt nước, cô đọng tất cả tinh anh của một kiếp người. Vẻ đẹp tráng lệ huyền ảo của con người, của cuộc đời dường như chỉ sáng lên trong niềm cô tịch. Nó thật là mong manh, thoáng chốc, nhưng đọng lại cả thiên thu.”

Khi con người lăng xăng, toan tính, giận hờn, oán trách, thị phi… là lúc họ chạy theo, hay nói đúng hơn là bị quá khứ và vị lai thúc bách phải chạy tới chạy lui trong cái vòng tâm thức đảo điên. Họ nhớ đến những điều không xứng ý, những việc bất mãn, những lời chê trách mỉa mai của ai đó trong ngày hôm qua, trong buổi sáng vừa đi qua hôm nay. Rồi họ nghĩ tới danh dự, phẩm chất, tư cách, nhân cách của họ sẽ bị tổn thương trong những ngày sắp tới bởi những điều như thế. Họ hoàn toàn không để ý gì đến cái thoáng chốc không quá khứ, không vị lai, không dừng trụ ở hiện tại đang có mặt ngay tức thì, ngay trong sát na mong manh nhất của giòng thời gian sinh diệt không ngừng. Tâm của họ bận rộn với chuyện đã qua, với những điều sắp tới. Con người họ bị thiêu đốt trên đống lửa tham lam, sân hận và si mê. Thế giới quanh họ chỉ toàn là môi trường bất an, khổ não. Ai chung quanh họ cũng đều là những người phải đáng đề phòng, nghi ngại, xa lạ.

“Mỗi phận người trong giòng sông đời cũng thế. Trôi lăn. Bươn bả.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”) Cuộc đời trôi đi như thế thì còn phút giây nào, còn tâm trạng nào để chiêm nghiệm vẻ đẹp nhiệm mầu trong những thoáng chốc!

“Mạnh dạn lên đường sá gì những chông gai

Ơi người viễn hành lang thang cô độc”

Chỉ khi nào con người dám trở thành gã “viễn hành lang thang cô độc” thì hắn mới có thể chiêm quan được thoáng chốc kỳ diệu của cuộc sống này. Cô độc ở đây là cô độc thật sự, cô độc tận cùng trong chính cõi tâm sâu thẳm, không bị vướng quá khứ, không bị lôi kéo theo tương lai, không bị buộc vào bất cứ điều gì.

“Khi chân trần chạm đến chóp đỉnh tịch liêu hiu hắt nhất, ngươi sẽ nhìn ra tất cả những gì kiếm tìm.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”)

Kiếm tìm gì, trong khi “Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế”? (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”)

Thật ra kiếm tìm mà chẳng tìm kiếm gì cả, bởi vì không có gì tồn tại thực sự trong sát na thứ hai, trong thoáng chốc đã qua. “Chẳng có gì được hay mất trong những xó xỉnh mộng huyễn chiêm bao.” (Vĩnh Hảo, “Trong Những Thoáng Chốc”)
vinhhao
Nhà Văn Vĩnh Hảo (xem bài)


Cuộc đời chỉ là chiêm bao! Có chăng là những thoáng chốc mong manh hư ảo.

Đọc “Trong Những Thoáng Chốc,” người đọc không chỉ thưởng thức được những áng văn chương đặc sắc qua tài nghệ điêu luyện của nhà văn Vĩnh Hảo, mà còn chiêm quan được vẻ đẹp tuyệt vời của cuộc đời trong những thoáng chốc mầu nhiệm có mặt khắp nơi trong chính cuộc đời mình mà chúng ta đã vô tình hững hờ bỏ mất.

“Trong Những Thoáng Chốc” của nhà văn Vĩnh Hảo gồm gần 60 bài tùy bút và tạp ghi về những cảm nghiệm đối với từng “thoáng chốc” đi qua trong cuộc đời của tác giả trong đoạn đường đời mười bốn năm.

Được biết, nhà văn Vĩnh Hảo đã từng xuất bản nhiều tác phẩm gồm, “Mẹ, Quê Hương Và Nước Mắt” (tập truyện, 1989), “Núi Xanh Mây Hồng” (truyện ngắn, 1991), “Biển Đời Muôn Thuở” (tập truyện, 1992), “Thiên Thần Quét Lá” (tập truyện, 1993), “Phương Trời Cao Rộng” (truyện dài, 1993), “Sân Trước Cành Mai” (tâm bút, 1994), “Bụi Đường” (truyện dài, 1995), “Ngõ Thoát” (truyện dài, 1996), “Chạnh Lòng Tiếng Thơ Rơi” (tập thơ, 1996), “Cởi Trói I & II” (truyện dài, 1997), “Con Đường Ngược Dòng” (tâm bút, 1998), “Giấc Mơ Và Huyền Thoại” (tập truyện, 2001), “Trong Những Thoáng Chốc” (tùy bút & tạp ghi, 2014).

Tác phẩm “Trong Những Thoáng Chốc” dày 350 trang in bìa màu trang nhã và bằng loại giấy in sách Mỹ thật đẹp. Tác phẩm được in bởi công ty phát hành sách lớn nhất thế giới Amazon qua chương trình “Print on demand” (POD). Giá bán 25 USD.

Độc giả có thể liên lạc với tác giả Vĩnh Hảo ở hộp thư: P.O. Box 849, Midway City, CA 92655, USA, hay qua email: vinhhao@vinhhao.info, hoặc vào thăm trang nhà www.vinhhao.info.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2010(Xem: 25379)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 8041)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 6664)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 10207)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 7733)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 12228)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 7522)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 31237)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567