Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12 Đại Nguyện của Phật Dược Sư (thơ)

20/03/201410:43(Xem: 28196)
12 Đại Nguyện của Phật Dược Sư (thơ)



Phat_Duoc_Su_1
12 ĐẠI NGUYỆN
CỦA ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT


Việt nghĩa: HT. Thích Huyền Dung
Phổ thơ: TK. Thích Liễu Nguyên


Nghĩa:

Đại nguyện thứ nhất, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì bản thân ánh sáng rực rở, chiếu soi vố số thế giới hệ. Thân ấy lại được trang hoàng bằng ba mươi hai tướng tốt của bậc đại trượng phu và tám mươi tướng phụ. Lại làm cho mọi người không khác gì với con.

Thơ:

Khi được tuệ giác vô thượng
Bản thân rực sáng muôn phương thế giới
Ba mươi hai tướng sáng ngời
Tám mươi vẽ đẹp, mọi người giống con.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ hai, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì thân như ngọc lưu ly, trong ngoài trong suốt, không chút vẫn đục, ánh sáng to lớn và chiếu tỏa xa rộng. Công đức đồ sộ, lại khéo an trú. Những tia sáng rực rỡ, dệt nhau như mạng lưới, và tráng lệ quá hơn nhật nguyệt. Chúng sanh tối tăm được soi sáng cả, nên tùy ý hướng mà làm mọi sự nghiệp.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng cao sơn
Lưu ly thân ngọc ngoài trong sáng ngần
Tỏa khắp mọi nẻo xa gần
Tối tăm rỏ thấy tin cần hướng theo.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ ba, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thuợng, thì vận dụng vô lượng trí tuệ và phương tiện, làm cho mọi người cùng được vô tận những vật hưởng dụng, không để cho ai thiếu thốn gì.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng ứng theo
Muôn vàn phương tiện, người nghèo ấm no
Trí tuệ hướng dẫn thí cho
Vô vàn vật dụng chẳng lo thiếu gì.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ tư, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì những kẻ đi theo tà đạo đều được làm cho ở yên trong đạo giác ngộ, những người tu theo Thanh Văn, Duyên Giác đều được xây dựng bằng pháp đại thừa.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng mọi khi
Soi đường kẻ ác quay đi đúng đường
Bỏ tà, hành thiện miên trường
Thanh văn, Duyên Giác noi gương đại thừa.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ năm, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì vô số người tu hành phạm hạnh trong chánh pháp của con, con làm cho tất cả được giới thể không thiếu sót, trọn vẹn giới pháp ba loại. Giả sử phá phạm đi nữa, nghe danh hiệu con rồi là phục hồi thanh tịnh, không rơi vào đường dữ.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng Phật thừa
Vô biên phạm hạnh tam thừa vững tu
Ba loại giới pháp đầy đủ
Nếu có kẻ phạm nghe Danh phục hồi.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ sáu, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ thân hình thấp kém, giác quan không đủ, xấu xí, u mê, mù điếc, câm ngọng, tay quắp, chân quẹo, lưng gù, phung lác, điên cuồng đủ thử bịnh khổ, nhưng nghe danh hiệu con rồi, tất cả đều đẹp đẽ, thông minh, giác quan hoàn bị, hết mọi bịnh khổ.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng đủ rồi
Thấp hèn nghe thấy được ngồi cùng con
Mù, điếc…bệnh khổ ngập non
Nghe danh hết bệnh chẳng còn khổ đau.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ bảy, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ bị mọi thứ bịnh khổ hành hạ mà không ai cứu giúp, không nơi nương tựa, không có y sĩ, không có dược liệu, không có thân thuộc, không có nhà cửa, nghèo nàn lắm khổ, thì nghe danh hiệu của con, một khi đi qua thính giác của họ, là bịnh khổ tan biến, thân tâm an lạc, nhà cửa, thân thuộc và đồ dùng đầy đủ tất cả, cho đến thực hiện được tuệ giác vô thượng.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng đồng nhau
Bao người bệnh khổ ốm đau nghèo nàn
Thiếu cả bác sĩ thuốc thang
Nghe danh con đến bình an phước đầy. (mau chống thành Phật)

Nghĩa:

Đại nguyện thứ tám, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, nếu có nữ nhân nào bị hành hạ bởi cả trăm thứ khổ sở của nữ nhân, nên cùng cực chán ngán, muốn thoát thân ấy thì nghe danh hiệu con rồi, tất cả đều chuyển thân nữ nhân thành thân nam tử, đủ tướng trượng phu, cho đến thực hiện được tuệ giác vô thương.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng tròn đầy
Nữ nhân khổ ải từ đây nương nhờ
Khổ cùng cực chán thân cơ
Nghe danh thoát kiếp, bây giờ trượng phu. (mau chống thành Phật)

Nghĩa:

Đại nguyện thứ chín, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì làm cho mọi người thoát khỏi mạng lưới của ma vương, cởi mở thắt buộc ngoại đạo. Ra khỏi rừng rậm tà kiến, và dần dần làm cho họ thực tập các hạnh Bồ tát, để thực hiện một cách mau chống tuệ giác vô thượng.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng pháp vũ
Rừng rậm tà kiến thoát mù mà ra
Tà ma lưới phủ Ta bà
Nghe danh dứt hết sanh nhà tuệ soi (mau chống thành Phật)

Nghĩa:

Đại nguyện thứ mười, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, thì những kẻ bị phép vua ghi sổ, xích trói đánh khảo, giam nhốt lao ngục, sắp bị hành hình, cộng với vô lượng tai nạn khổ nhục và bi thảm sầu muộn khác nữa, ngâm nấu bức bách, làm cho cả cơ thể lẫn tâm trí đều chịu thống khổ, nhưng nghe danh hiệu của con, thì vì năng lực phước đức và uy thần của con mà họ thoát hết mọi sự lo sợ khổ sở.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng sáng ngời
Tù nhân ngục tối nương nơi an lành
Xiềng xích đánh đập muôn lần
Nghe danh thoát hết mọi phần bình yên.

Nghĩa:

Đại nguyện thứ mười một, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ bị đói khát hành hạ, vì cầu cái ăn mà làm mọi ác nghiệp, nhưng nghe được danh hiệu của con, nhất tâm thọ trì, thì trước hết con làm cho họ no đủ cơ thể bằng thực phẩm tuyệt diệu, sau đó con sẽ đem cái vui cứu cánh của pháp vị mà xây dựng cho họ.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng rỏ liền
Tham ăn tấc lưởi triền miên tạo ác
Hôm nay thân nghèo đọa lạc
Niệm danh, no đủ, con ban pháp mầu.


Nghĩa:

Đại nguyện thứ mười hai, nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng, những kẻ nghèo thiếu y phục, ngày đêm khổ sở vì muỗi mòng lạnh nóng, nếu nghe danh hiệu của con mà nhất tâm thọ trì, thì như sở thích của họ, họ được liền những y phục tuyệt diệu, lại được những đồ trang sức bằng vàng ngọc. Hoa vòng hương xoa, âm nhạc hòa tấu và mọi kỹ thuật biểu diễn, tùy ý họ thích con làm cho đầy đủ tất cả.

Thơ:

Tuệ giác vô thượng thâm sâu
Nghèo hèn nghe tiếng tin cầu được ngay
Đói khổ bệnh hoạn hàng ngày
Nhất tâm trì niệm phước đầy giàu sang.


Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ.

Nam mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế húy thượng Như hạ Lễ hiệu Huyền Dung Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh chứng minh.

----- ooo ----

Đôi Dòng Cảm Niệm

Con kính lạy Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai., là vị Phật giáo chủ cỏi Đông Phương. Không chỉ riêng mình con mà nhiều người, vô lượng chúng sanh ở cỏi Tà Bà nhờ có phước duyên mới sanh kiếp người gặp được Phật pháp và được đức Phật Thích Ca giới thiệu đến hạnh nguyện của Ngài trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức Kinh… và từ đó mà mỗi lẫn chúng con gặp nghịch, cảnh tai ương đều trì niệm danh hiệu của Ngài thì được Ngài ứng hiện che chở, đem đến chổ an lành.

Đặc biệt, thân phụ của con vào những thập niên 80 gặp căn bệnh ung thư hiểm nghèo may nhờ các Hòa Thượng chỉ dẫn trì tụng kinh Dược Sư và trì niệm danh hiệu của Ngài: Nam Mô Dương Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, kết hợp với phương pháp dưỡng sinh Ăn Gạo Lứt Muối Mè và uống nước chè xanh mà được lành bệnh rồi giác ngộ giáo lý đại thừa. Chính ngay bản thân của con cũng vậy. Kính thưa quý Thiện Hữu Tri Thức và quý Phật tử. Đúng ra Liễu Nguyên đăng bài Tổng Hợp Dưỡng Sinh Phật Giáo trong dịp này nhưng vì chưa đủ duyện nên hẹn đăng trong một thời gian sớm nhất. Kính mong quý vị hoan hỷ.

Kính chúc quý vị và thân quyến có nhiều sức khỏe, vạn sự cát tường và luôn sống trong ánh từ quang của mười phương chư Phât.

ĐÔNG PHƯƠNG PHẬT CẢNH
Thơ: Liễu Nguyên


Trí Phật là Tuệ sáng soi
Tâm Phật biển lớn Từ bi ngất trời
Thân Phật Lưu Ly sáng ngời
Đông phương Phật cảnh trời người lạc ban.

Ta bà cũng được phước ân
Thích Ca Phật dạy nhớ ân đức Ngài
Mỗi khi có bệnh trong ngoài
Niệm danh một tiếng hết ngay nảo phiền.

Ai bị nghiệp xấu triền miền
Nghe danh là hết sanh liền bình an
Niệm ngài sanh phước giàu sang
Mau thành Phật quả tịnh ban một nhà.

Địa ngục ngạ quỷ thoát ra
Tam đồ vắng bóng chính là Đông phương
Dược Sư, người khổ nhớ nương
Nghèo nàn, bệnh tật, tai ương dứt liền.

Được Ngài dạy pháp bình yên
Sanh thân Bồ Tát nối liền pháp thân
Lục độ gió mát trăng ngần
Trên đầu hiện Phật dưới chân sen vàng.

Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ.

Tập thơ này được trích từ:GIÓ MÂY HÓA KIẾP– Liễu Nguyên(Tuyển tập thơ)

Ý kiến bạn đọc
31/01/201805:42
Khách
Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2014(Xem: 12028)
Nhất tâm niệm Bụt DI ĐÀ Đàm kinh nhập diệu voi già khiêm cung!
23/10/2014(Xem: 9862)
Chào đời có biết gì đâu Lớn lên mới hiểu thâm sâu cuộc đời Trần gian cũng rất tuyệt vời Mẹ cha thầy bạn những lời dạy khuyên Quê hương đất nước tổ tiên Chúng sanh các loại gắn liền trước sau Tương quan mật thiết với nhau Vui buồn chia sẻ dồi trau tâm mình Nhu hòa thuần thiện chân tình Điểm tô đời đạo nhân sinh kiếp người Thế nhân cần sự vui tươi Cần nên có một nụ cười an nhiên
22/10/2014(Xem: 11084)
ĐÔNG Dơi nhập thiền Rét đậm Thắm hoa trạng nguyên ƠN THẦY Ngọng nghịu i… tờ Thầy dìu dắt Nên vần thờ… ơ thơ
22/10/2014(Xem: 15512)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
21/10/2014(Xem: 10136)
Chiều đã kéo mây về phơi chóp núi Mà ta còn lầm lũi ở trần gian Ôm hơn thua để phỏng tay trần trụi Đâu biết đời tan hợp tợ khói giăng Hãy để thơ chơi giữa miền thường tại Tung chân thật thôn tính hết dối gian Dẫu nghiên lệch mực khô câu rớt vận Cũng chẳng cầu phủi sạch bụi trầm luân Hãy để thơ chia với đời khốn khổ Nghe lũ chà nhức nhối tước thềm thơ
20/10/2014(Xem: 11298)
Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng Chim về tắt nắng gió lừng chiêm bao Ngồi đôi mắt chết phương nào Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay
19/10/2014(Xem: 17566)
Nhẫn nhịn cho đời luôn được yên Hơn thua tranh cãi chỉ thêm phiền Thắng người chưa chắc về an giấc Kẻ bại hận thù lẽ tất nhiên
19/10/2014(Xem: 10037)
Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá Hãy quây về tìm nó ở trong ta Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất
19/10/2014(Xem: 11044)
Cuộc đời này vốn vô thường, huyễn mộng… Là con Phật thì ai cũng rõ biết. Kiếp người là giả tạm, phù du, mong manh ngắn ngủi… là người học Phật thì ai cũng đã thấu hay. Quy luật “sinh trụ hoại không” của muôn đời thật phũ phàng và vô cùng nghiệt ngã, hỏi có mấy ai vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa chặt chẽ của nó? Dẫu rõ biết, dẫu thấu hay, nhưng vì vẫn là một chúng sanh, một sinh linh bé nhỏ, đang còn hụp lặn giữa bể khổ trầm luân, trôi lăn giữa dòng sinh tử luân hồi, nên chúng ta cứ luôn luôn sẵn sàng cho những giọt nước mắt tuôn rơi không chỉ khi tiếc nuối đau buồn với tổn thất, mà còn với lúc hạnh phúc mừng vui. Nước mắt lưng tròng, rơi rớt đầm đìa, trào tuôn ràn rụa… thì cứ để chúng tự nhiên xuất đáo, tự do bay nhảy, không chuyện chi phải kềm nén, đắp đê ngăn đập để chặn đường rơi lối chảy của chúng. Khóc được cứ khóc, đó là chuyện bình thường. Khóc với tâm bình thường thì vẫn không hề xa Đạo.
18/10/2014(Xem: 10614)
Nâng bàn chân Mẹ hôn lên Bàn chân nhỏ nhắn thuyền lênh đênh dòng Hôn nhăn nheo gót từng hồng Bao năm lặn lội đường trần nhiêu khê Bàn chân tất tả đi, về Đường phù hoa phố, đường quê mùa làng Bàn chân từng bước cao sang Từng hành khất gạo lo tròn bữa cơm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]