Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

18/03/201415:02(Xem: 16461)
Dòng Cổ Nguyệt (Tuyển tập thơ)

Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga

Nhận Định Tổng Thể Về Thơ Tuệ Nga


Trong văn học Trung Hoa, từ thời đại xa xưa, Chu Hy cho rằng “nhân chi sơ tính bản tĩnh”. Từ “bản tĩnh”, do cảm xúc của dục tính mà “tĩnh” chuyển sang “động”. Và một khi tâm đã động thì trí sẽ vận dụng đến suy tư, khi đã suy tư thì phải thốt lên bằng tiếng nói. Lời nói không đạt tới được cái tận cùng của cảm xúc nên sinh ra vịnh thán. Khi đã vịnh thán thì không thể không vận dụng đến tiết tấu tự nhiên từ mối rung động xốn xang... Và từ mối rung động đó mà một thể tính cảm xúc xuất hiện. Người ta gọi đó là nguồn thơ.



Tất cả những người làm thơ đều có nguồn cảm xúc giống nhau, như nhau. Khác nhau là ở cái căn nguyên từ đối cảnh, đối tình của mối rung động. Nguồn cảm xúc ấy vượt lên trên, không chỉ là một tâm sự tách bạch. Một bài được gọi là thơ, diễn đạt để phô bày một tâm trạng chưa hẳn là một bài thơ, đó không phải là nguồn thơ. Nguồn thơ là dòng chảy mênh mông bất tận, dẫu cho đến khi cuộc sống có mỏi mòn, thể xác kia có già nua thì nguồn thơ vẫn không tàn héo.

Tuệ Nga chưa hẳn đã đi tìm ngọn ngành của nguồn thơ như ý người xưa mà tôi vừa biện dẫn. Cũng không phải ngẫu nhiên để bà có những tác phẩm với các tựa đề: Suối, Suối Hoa, Suối Trầm Tư, Hoa Đài Dâng Hương, Hoa Sương, Về Bên Suối Tịnh, Từ Giòng Sông Trăng và nay là Dòng Cổ Nguyệt… đó là những thi phẩm tập hợp nhiều mối cảm xúc từ một nguồn thơ lai láng trong tâm hồn tác giả.

Thơ Tuệ Nga thường tập trung vào ba chủ đề chính, thể hiện cảm xúc chất chứa dạt dào từ trong tâm khảm: Mẹ, Quê Hương và Tâm Đạo. Ba chủ đề, ba nội dung này có khi trộn lẫn, chan hòa, xen kẽ vào nhau, người đọc dễ dàng nhìn thấy trong từng bài thơ, trong từng chương đoạn, dù không được sắp xếp rạch ròi.

Mẹ – một hình ảnh, một biểu tượng đẹp tự nhiên muôn thuở của nhân loại, nhất là đối với Á Đông, và với con người Việt Nam.

Mẹ - với Nhà thơ Tuệ Nga không còn trong phạm trù mẫu tử, Mẹ là vầng trăng vằng vặc, là đóa hoa tươi thắm, là làn hương thơm ngát, là thanh âm dịu ngọt:

Từ tình cảm mẫu tử thiêng liêng đằm thắm, dưới ngòi bút Tuệ Nga, mẹ đã hoá thân thành quê hương, hay đúng hơn quê hương đã hoá thân thành người mẹ, một sự đồng hóa chỉ có ở những tâm hồn dạt dào lòng yêu nước, yêu quê hương của mình. Với Tuệ Nga, hai hình ảnh – quê hương và mẹ đã hòa nhập thành một chủ thể cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ: Tình Mẹ và Tình Quê. Mẹ và Quê Hương là một.

Đọc những bài thơ Tuệ Nga nói về trăng, về quê, về mẹ mới thấy ở tâm hồn nhà thơ là cả một trời cảm xúc dạt dào, cả một nguồn cảm hoài lai láng về tình mẹ, về vầng trăng Việt Nam, về mảnh vườn, về con sông, thành phố, ruộng đồng: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Sài Gòn...

Từ nơi đây, trên quê người xứ lạ, nhà thơ chắt chiu từng hình ảnh, từng kỷ niệm để mà bâng khuâng, để mà hoài vọng: Từ hoài vọng đó nhà thơ ngồi soi rọi, nhìn vào tâm khảm để thấy, để biết mình có gì, còn gì và mong ước những gì.


Về Thơ Đạo, Tuệ Nga không đi tìm nguyên khởi của Đạo mà từ Đạo, chứng nghiệm lẽ đạo vào cuộc nhân sinh, vào nhân duyên nghiệp quả để “ngộ” lẽ vô thường, từ đó phóng suy tư vào cuộc sinh tồn, vào lẽ sắc không thanh thản.


Như hầu hết những người Việt Nam lưu vong tỵ nạn, chưa một lần về thăm lại quê hương. Quê hương từ ngày quay gót ra đi, đã bao lần ngoái nhìn về cố xứ, quê hương từ ngày “tiễn khách sầu xa quê”, “nhìn mây trời giăng mắc. Rừng xanh chắn nẻo về” hình như không bao giờ vơi nguôi trong đoái tưởng của nhà thơ.

Trong thi phẩm Từ Giòng Sông Trăng, tác giả đã lấy hình ảnh Rừng Xanh để ẩn dụ về một quê hương còn nhiều nghịch lý, bất trắc, còn những tráo trở, bất an, chưa đủ an toàn cho một ngày sum họp hoan ca của những người con lưu lạc. Trong tâm hồn nhà thơ, ước vọng một ngày về vẫn là “Nửa đời cơn mộng huyễn. Tuyết sương chắn nẻo về” (Vầng Trăng Cổ Độ), và cứ như thế quê hương và ngày về như một ray rứt, một ám ảnh không rời.


Băn khoăn với những gì có hôm qua, với những gì mất hôm nay, thời gian và lẽ biến thiên của cuộc nhân sinh tại thế - quê hương đã xa, tuổi trẻ đã mất, người Phật tử thuần thành Tuệ Nga quán triệt cái giả tạm, cái vô thường của cuộc nhân sinh, thơ không còn là tiếng buồn của muộn phiền, ủy mị. Nhà thơ nhìn lại cuộc đời, nhìn vào lẽ đạo để thấy một thực tại phản chiếu, để rồi thấy lòng thanh thoát, an nhiên tự tại, “bởi đã hiểu đời là quán tạm” trên “một chuyến xe đời”, “một vòng tử sinh”, một “bữa tiệc đủ đầy vị chua vị ngọt ”, và có đủ tiếng chim hót, có nắng ban mai - thuở rộn ràng của buổi đầu đời hoa mộng, cho đến ngày sau, chặng cuối, có tiếng vọng đại hồng chung ngân dài, gọi con người tìm về hài hòa an lạc...


Tuệ Nga đã có trên mười tập thơ xuất bản, trong đó tập SUỐI đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa của Văn Học Miền Nam năm 1974. Tác giả đã có hàng mấy chục bài thơ được phổ nhạc; từng cộng tác với nhiều tờ báo, tâïp san, tạp chí tại hải ngoại.

Có thể nói giới nữ-thi-nhân trong làng thơ Việt Nam cận đại, Tuệ Nga là một nhà thơ đã sống trọn cuộc đời với Thơ, cho Thơ và vì Thơ. Bà là một trong số ít ỏi nhà thơ nữ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam hải ngoại và trong nước hiện nay. Bà đã góp vào kho tàng Văn chương Nghệ thuật nước nhà những áng thơ, những tác phẩm có giá trị văn học nhất định.


Song Nhị



Dong_Co_Nguyet_Tho_Tue_Nga_bia
Xem nội dung PDF (483 trang):
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2020(Xem: 7277)
Chuyến đò ngang sinh mệnh Kính bạch Thầy ,ba năm rồi vào tháng bẩy là đến giỗ mẹ , nhìn lại đời mình sao giống con đường mẹ đã đi qua Tất cả chỉ là ân nghĩa , tất cả đều đã an bày và mình chỉ phải vun bồi công Đức mới tạo thêm năng lượng trên hành trình này . Kính dâng Thầy bài thơ và kính chúc sức khỏe Thày, HH Tháng bảy đến, mưa đêm buồn xa vắng ! Lòng vương mang tang mẹ đã tròn 3 ( ba) , Phong tỏa , cô quạnh ...chỉ ta lại với ta , Dùng kinh kệ thành tâm nguyện hồi hướng .
19/08/2020(Xem: 6967)
Thức Tỉnh Một kiếp nhân sinh, một kiếp sầu. Vô thường có hẹn với ai đâu! Đã chưa tát cạn sông phiền não, Thì vẫn xoay vòng bể khổ đau! Bởi chẳng nhân lành từ kiếp trước, Nên không quả ngọt ở ngày sau. Nhất tâm thường niệm Di Đà Phật, Mới thấy vô biên lẽ nhiệm mầu!
17/08/2020(Xem: 7205)
Trải Nghiệm và Thăng Trầm Giọt lệ mừng rơi mỗi khi tỉnh giấc ! Văng vẳng lời pháp thoại đã giúp trừng tâm, Lắng gạn nhiễm ô vi tế âm thầm, Vọng tưởng Ngã. Nhân cầu ...hành tác ! Những thăng trầm làm cái nhìn đổi khác, Lý thuyết ngôn từ ... chạy theo đã quá xa Căn bản phiền não càng phát tán rộng ra Đạp gai mới dừng lại ... cái đau trải nghiệm !
16/08/2020(Xem: 6374)
Y vàng dứt bỏ giận hờn Vai oằn sứ mạng, pháp môn độ người Sứ giả dẫm bước muôn nơi Xiển dương chánh Pháp cho đời bình an. Trần gian có lúc thăng trầm Thuyền từ vững chắc chèo dần qua sông, Mặc cho sóng gió, bão dông
14/08/2020(Xem: 8783)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
14/08/2020(Xem: 7580)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người. * Một là “nhan thí”: nụ cười Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình Hân hoan, niềm nở, chân thành Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.
14/08/2020(Xem: 6605)
Đi làm Phật sự phải tùy tâm Nếu không, vướng mắc những sai lầm Thần tiên ngó xuống đều bất mãn Phật và Bồ-tát chẳng tán ngâm
14/08/2020(Xem: 9224)
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ não sẽ theo ta Như xe , theo vật kéo. Thế gian tâm vốn đứng đầu Là duyên kết nối là cầu tương giao Nhiễm tâm sóng biển xôn xao Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi. Khổ đau trong kiếp luân hồi
13/08/2020(Xem: 10901)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]