Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngợi Ca Thiện Nguyện (thơ)

16/03/201408:38(Xem: 14170)
Ngợi Ca Thiện Nguyện (thơ)



Ngợi Ca Thiện Nguyện

Bạn ơi,

Làm thiện nguyện đã có từ lâu đời trong tấm lòng của tổ tiên chúng ta:
Dù xây chín đợt phù đồ.
Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Nó khởi đi từ tấm lòng thiện luơng vốn có của con người.
Nhân chi sơ tính bản thiện
Giống như Phật tánh.

Bạn ơi,
Con người ta trông vậy mà yếu đuối.
Rất cần chia xẻ, an ủi, cảm thông.
Cuộc sống này trông vậy mà quá nhiều đau khổ:
Người ăn không hết của,
Kẻ sống nhờ cơm chay miễn phí.
Kẻ ném tiền qua cửa sổ khoe giàu sang, phú quý,
Người tối ngày chạy vạy bữa cơm.
Kẻ con cái đầy đàn,
Người neo đơn, cô độc.
Kẻ sinh ra được chào đón như công nương, hoàng tử,
Kẻ sinh ra bị vất bỏ cổng chùa,
Cô nhi từ thuở chào đời.
Kẻ được con cái quý trọng,
Người bị cháu con ruồng bỏ.
Kẻ nệm ấm chăn êm,
Người ngủ đường ngủ chợ.
Kẻ nhà lầu xe hơi,
Người lấy mái rơm hay nghĩa trang làm tổ ấm.
Kẻ chân tay lành lặn.
Người tàn tật, lết lê.
Kẻ kiêu hãnh vì mặt mày xinh đẹp,
Người tủi thân vì Trời bắt xấu.
Kẻ ngồi mát ăn bát vàng,
Người kéo xe, gánh gồng ngòai đường phố.
Kẻ trưng diện bạc vàng, kim cương, hàng hiệu, phấn son quá mức,
Người chân lấm tay bùn, áo vá.
Kẻ thông minh sáng sủa,
Người tâm thần cuộc đời phế bỏ.
Kẻ đau ốm thuốc men đầy đủ,
Người dù đã vào bệnh viện, không tiền cũng nằm chờ chết.
Nỗi buồn của đời kể sao cho xiết?

Bạn ơi,
Tôi chẳng bao giờ ngưỡng mộ hay thán phục,
Khi bạn bỏ ra ngàn đô ăn chơi lấy tiếng.
Nhưng tôi lại ngả mũ kính chào nếu bạn dùng tiền giúp đỡ…
Học sinh nghèo, cô nhi, quả phụ…
Tôi cũng chẳng bao giờ choáng ngợp hay thèm khát.
Khi nhìn một cô gái phấn son,
Quần hàng áo hiệu, xúng xính nữ trang.
Nhưng tôi lại cảm phục khi cô ăn mặc đàng hoàng,
Thăm viếng vùng nghèo, tặng áo ấm cho học sinh sắc tộc.
Thế mới hay:
Làm thiện nguyện nâng cao phẩm giá.
Làm thiện nguyện khiến lòng ta cởi mở.
Làm thiện nguyện khiến anh chị lớn lên.
Làm thiện nguyên giống như chăm lo “ruộng phúc”.
Sau này cháu con hái quả.
Giúp đỡ người đời là chia xẻ.
Là niềm vui là lý lẽ con người.

Bạn ơi,
Không một chính quyền nào có thể…
Giải quyết hết chuyện khổ của đời.
Dù biết rằng con người có số.
Do đuờng tu tích tụ,
Mà giàu-nghèo, sướng-khổ khác nhau.
Chỉ có chúng ta chung lưng góp sức.
Với tấm lòng hay trái tim “bồ tát”.
Trong tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Trong tình thương “chị ngã em nâng”.
Mà giúp nhau chuyển nghiệp trong tinh thần cứu độ.
Một đất nước chẳng mấy chốc huy hoàng,
Nếu tòan dân biết yêu thương, chia xẻ.
Một siêu cường hay đế quốc,
Cũng xụp đổ nếu con người sống bằng ích kỷ.
Nhưng này bạn ơi,
Hãy làm thiện nguyện với tấm lòng trong sáng.
Không mưu toan,
Dụ dỗ, lọc lừa.
Bằng cả tấm lòng khiêm tốn.
Của cho không bằng cách cho.
Cổ nhân thường dạy thế.

Bạn ơi,
Hãy suy nghĩ cho kỹ khi ném tiển vào những tiệc tùng hoang phí.
Nó không tăng thêm nhân cách hay phẩm giá cho mình,
Mà chỉ là những lời mỉa mai, nguyền rủa.
Chỉ có sự phục vụ tha nhân là quý giá.
Hãy suy nghĩ cho kỹ khi dán lên mình những bộ quần áo diêm dúa, đắt tiền…
Kim cương, ngọc ngà châu báu.
Nó chăng tăng thêm vẻ sang quý cho mình.
Công chúa mặc áo vá vẫn là công chúa.
Bình dân khoác “áo trời” cũng là dân giả.
Có một thứ nữ trang được người đời chiêm ngưỡng.
Đó chính là đạo đức.
Mà đạo đức tuyệt vời chính là thiện nguyện.

California Rằm Tháng Giêng 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2020(Xem: 6661)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi. Chính vì không ai có thể tránh khỏi, khổ đau trở nên bình thường trong cảm nhận chủ quan của mỗi người; và nó chỉ khởi hiện rõ rệt khi bị đẩy lên vượt mức. Đến lúc ấy, người ta mới gục đổ và chịu nhìn nhận sự thật. Chúng ta vờ quên đi rằng có một sự khổ, nhỏ hay lớn, luôn chực sẵn để đến với mình, bất cứ lúc nào. Chúng ta ngoảnh mặt với khổ đau, cố bám lấy những niềm vui tạm bợ để vượt qua đời sống này; hoặc giả, chúng ta đã tập quen chấp nhận, chịu đựng khổ đau.
23/07/2020(Xem: 7195)
“Hoa Tâm Vườn Đạo Vô Ưu” Anh đi vội quá... Bao người tiếc thương Tiễn anh tháng 6 trời mưa Lời thơ nghe đắng bên đời hợp tan Cuộc đời anh sống hiên ngang Chân thành giản dị chứa chan lòng mình Đi qua sóng gió nhục vinh Thăng trầm dâu bể tử sinh vẫn là Vẫn là đôi mắt tinh anh Đạo tâm bút lực nếp lành quê hương Anh xong một kiếp dạo chơi Nhân gian còn lại một trời văn chương Chiều mưa tháng 6 tiếc thương Vô ưu tỏa ngát một vườn hoa tâm Cõi về anh bước thênh thang Tử sinh một thoáng để mà nhớ nhau…
23/07/2020(Xem: 7184)
Nghiên cứu lại danh tăng nhân tài thời đại ! Ngưỡng phục thay... bậc gìn giữ gia tài ... Nào Phật học Tự điển, Đại tạng kinh ... miệt mài. Cùng những bài pháp thoại thâm uyên hiếm có , Từ Đấng Từ Phụ , Cha lành đã giao phó ... Cúi đầu lễ kính Tôn Túc nguyện tri ân , Tiếc hơi muộn... để có thể dấn thân , Tự hứa còn hơi thở ...sẽ còn gắng sức!
19/07/2020(Xem: 5108)
Có đôi lúc vẻ ngoài thật bình tĩnh ! Ai biết cho ....trong lại rối thế này, Tin buồn thân quyến cứ đến hàng ngày . Nhủ nhủ thầm .. cộng nghiệp của thế kỷ !
16/07/2020(Xem: 7680)
Độc cư nhiều năm chẳng đi đâu ! Nên chi phong tỏa tại Úc Châu, Chẳng nghĩ mình đang chịu quản thúc ... Hai bốn giờ ...thời gian qua mau . Từ lâu tri túc nên chưa thiếu, " Huyễn, hoá " luôn ghi nhớ trong đầu Hãy lo bồi dưỡng thêm công đức, Kiên trì.. nhẫn nại thoát bễ dâu?
15/07/2020(Xem: 5839)
Cuộc sống nơi trần gian này ngắn lắm! Muốn thanh thản an hòa học chữ buông Những lục dục thất tình khi ngồi ngẫm Có lúc thật vui nhưng cũng thật buồn "Ba vạn sáu nghìn ngày" đâu là mấy Nhắn nhủ cuộc đời ngắn ngủi ai ơi! Vì cơm áo gạo tiền nên cật lực Mấy ai tránh khỏi vất vả thân người
15/07/2020(Xem: 5466)
Mâu Thuẫn ! Kính dâng Thầy bài thơ sám hối của con mỗi khi tâm loạn động Kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH Có bao giờ tự mình thấy ra mâu thuẫn ? Quay vòng vòng trong loạn động ngã tâm Làm sao phân biệt thiện ác tránh sai lầm, Cần tinh tấn mới diều phục và tỉnh giác .
15/07/2020(Xem: 6297)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa Sinh thành dưỡng dục thấm trong ta Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha Hết cả phần đời nào quản ngại Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà Theo hương sống nguyện, sao cho xứng Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
13/07/2020(Xem: 13557)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
13/07/2020(Xem: 5726)
Đời ! Kính bạch Thầy , nhân có bạn gửi email: Than rằng nghe tin tức hoài khổ quá , con vội gửi bài thơ này . Kính dâng Thầy xem cho vui HH Bàn cờ thế giới hiện sắc không ! Đừng nhìn, nghe, đọc sẽ băn khoăn. Hãy cười tự nhủ mưa ...rồi nắng, Dành chút thời gian lặng soi mình . Lỡ vướng luân hồi chịu tử sinh, Xem như lửa cháy đến mặt . đầu Làm sao tháo gỡ mầm nhân xấu Niệm..trước chấp tàng ... đấy vô minh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]