Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. An Lạc Của Hạnh Độc Cư

15/03/201411:05(Xem: 35174)
54. An Lạc Của Hạnh Độc Cư
mot_cuoc_doi_bia_3


An Lạc
Của Hạnh Độc Cư







Vào buổi sáng hôm sau, đức Thế Tôn mang y cầm bát, không nói với ai, đi thẳng vào thành Kosambī để khất thực.

Hơn ai hết, ngài hiểu rằng, hai nhóm chư tăng ngoan cố, cứng đầu này đã không còn cách gì khuyên răn, giáo hóa được nữa. Cả ba lần hòa giải thảy đều vô ích. Lần cuối vừa rồi, chúng im lặng, nhưng là sự im lặng của rừng cây gai với những mắt, những gai nhọn, những dây quấn chằng chịt buộc dính không có cách gì tháo gỡ được. Ta ra đi như thế này là bài học cuối cùng cho chúng. Ta dạy không được thì pháp sẽ dạy. Pháp sẽ dạy cho chúng những bài học đớn đau cả thân lẫn tâm, may ra chúng mới giác ngộ bài học “khổ đế” được.

Vào khoảng cuối xuân, trời mát mẻ, đức Phật cứ một mình thong dong đi mãi. Ngày thì có bát khất thực, đêm thì có cội cây. Hôm kia, đức Thế Tôn nhắm hướng đông bắc cất bước rồi ghé vào làng Bālakaloṇakāraka - nơi đây dân chúng sống bằng nghề làm muối. Lúc đức Thế Tôn tìm một lùm cây để thọ thực thì gặp tỳ-khưu Bhagu đang sống độc cư thiền định ở đây.

Độ ngọ xong, đức Phật hỏi:

- Ông sống một mình thì có cảm giác ra sao? Có chiêm nghiệm được sự lợi lạc nào chăng?

Đại đức Bhagu đáp:

- Chiêm nghiệm được sự thanh bình và an ổn, bạch đức Tôn Sư!

- Thanh bình và an ổn như thế nào, hở Bhagu?

- Thưa, mắt đệ tử chỉ nhìn thấy màu xanh và sự tịch lặng, an ổn của ngôi rừng. Tai đệ tử chỉ nghe tiếng gió, tiếng chim, tiếng nước chảy, tiếng lá rơi hoặc tiếng của muông, thú... Âm thanh của thế giới tự nhiên và thiên nhiên này luôn thanh bình và vô sự. Cả ngũ quan của đệ tử đều như thế. Tâm ý nó cũng tương ưng như thế. Nơi đây lại còn xa vắng chỗ loài người, nghĩa là xa vắng chỗ ồn ào, huyên náo, xa lửa tham, lửa sân. Xa chuyện khẩu tranh, tương tranh, lợi tranh, thô lỗ, ác khẩu, ỷ ngữ và trăm vạn nhố nhương, phiền tạp khác. Bạch đức Thế Tôn! Sống độc cư ở đây, chẳng vào sâu các định mà tâm hồn đệ tử luôn như trú tại thanh tịnh cư thiên!

Đức Phật mỉm cười:

- Quả là vậy! Quả là vậy, này con trai! Lúc nào về các thành phố, thị trấn, ông hãy giảng thuyết những điều lợi lạc vi diệu như vậy về hạnh độc cư (Ekacarikavatta) này cho một nhóm, hai nhóm, ba nhóm... tỳ-khưu nghe!

- Thưa vâng!

- Vậy thì hạnh độc cư có chừng bao nhiêu điều lợi lạc, này con trai!

- Thưa, có chừng mười điều lợi lạc sau đây: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân - tự nhiên được hộ phòng, bảo vệ, thu thúc một cách thanh bình, thoải mái, chứ không cần phải cố gắng ngăn chặn, kềm giữ quá kịch liệt, quá sức, quá mệt mỏi!

- Đúng vậy! Đấy là năm điều lợi lạc hy hữu rồi!

- Thứ sáu là tâm ý cũng sẽ thư xả, nhẹ nhàng mà đi vào hỷ, vào an và vào cả tịnh chỉ!

- Đúng vậy, khá lắm, này con trai! Thuở Như Lai còn là một tiểu nhi năm tuổi hôm lễ hạ điền, đã để tâm trong sáng và hồn nhiên nên dễ dàng đi vào định sơ thiền. Vậy khi năm giác quan được thanh bình, an ổn thì tâm ý của ông nó có giống như tâm ý trẻ thơ không, này con trai?

- Gần như vậy mà hóa ra không phải vậy, bạch đức Thế Tôn.

- Cũng đúng nữa! Và Như Lai rõ biết là ông muốn nói gì rồi. Chúng ta tiếp tục, lợi lạc thứ bảy là gì nào?

- Thưa, là rừng có sẵn năng lượng tứ vô lượng tâm. Vậy khi tâm vắng lặng tham sân, khí huyết điều hòa, hít thở vào ra an nhiên tĩnh tại, thanh bình, siêu thoát, dẫu không miên mật tu tập thiền tứ vô lượng tâm nhưng nếu ta hướng tâm từ thì có từ, hướng tâm bi thì có bi, hướng tâm hỷ thì có hỷ, hướng tâm xả thì có xả. Đấy là thêm bốn lợi ích nữa là thành mười, thưa Tôn Sư!

- Phải! Đức Phật gật đầu - đây là mười điều lợi lạc của hạnh độc cư mà do ông tự chiêm nghiệm bằng sự thực chứng cụ thể, hiện tiền mà nói ra, chứ không phải do Như Lai hoặc hai vị trưởng tử giảng thuyết. Nó đúng vậy đấy, này con trai! Và nếu ông có được trí phân tích biện tài, ông còn đưa ra thêm một chục, hai chục, ba chục, bốn chục... cái lợi lạc của hạnh độc cư nữa đấy, này con trai!

- Xin đức Thế Tôn chỉ dạy thêm.

- Không cần thiết. Một, hai điều mà đôi khi lại là quá dư đủ, nhưng ba bốn chục điều, học thuộc lòng như con vẹt đôi khi cũng còn thiếu rất nhiều đấy! Chính ông phải tự chiêm nghiệm, thẩm sát thêm nữa vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, này con trai!

Nói thế xong, đức Phật đứng lên, từ giã, rời ngôi làng của dân làm muối, trả lại sự thanh bình và an ổn cho vị ẩn sĩ độc cư rồi cất bước nhẹ nhàng như đám mây trời thong dong vô sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2019(Xem: 7015)
Hôn Chân Thầy Nhìn bức ảnh khiến lòng tôi xúc động Hôn chân Thầy giữa cảnh vật lắng yên Cây lá xanh nắng chiếu khắp mọi miền Ôi nét đẹp không thể nào diễn tả. Xin cảm ơn cuộc đời em sáng toả Biết cung kính những bậc chí xuất trần Chiếc y vàng bình bát bước cô thân Đầu cạo trọc thảnh thơi đường chân lý. Tôi ngồi đây viết lên dòng suy nghĩ Hình ảnh này cảm thật quá dễ thương Tuổi của em còn nhỏ biết tỏ tường Giữa cuộc sống dẫy đầy bao tham chấp. Dallas Texas, 2-11-2019 Tánh Thiện
06/11/2019(Xem: 16158)
Kính bạch Thầy, đọc qua nhiều tin tức mấy hôm nay về vụ 39 người chết trong container đông lạnh ở UK và chính con ngay giờ phút này vẫn thấy rằng mình vẫn còn đang mộng mơ và chỉ sống bằng ảo tưởng . Thật buồn khi nhớ lại những ngày vượt biên năm xưa và cũng chỉ biết giao phó tánh mạng mình cho chủ tàu và không hề nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra sau đó . Bài học muôn đời trong xã hội thế giới loài người vẫn luôn tiếp diễn, hiện giờ con chỉ thấy mình còn chưa học được điều gì mà chỉ toàn lý thuyết ...Thẹn làm sao ! . Kính HH .
06/11/2019(Xem: 12855)
Ông là ai mà dám xúc phạm Phật Giáo Ông là ai mà lại bôi nhọ Tăng Ni Dù ông là tiến sĩ chẳng nghĩa gì Đừng cao ngạo mà mang thêm tội lỗi
01/11/2019(Xem: 7270)
Tỏ rạng mênh mang với tách trà, Thương đời chẳng khác mấy gì ta… Vì còn vướng víu nên còn cảm, Bởi nỡ bông đùa khó nỡ tha. Ướp mộng khơi niềm hoài mộng ảo, Theo thời khoe sắc cũng thời hoa. Khi mô cởi hết vòng luân chuyển! Tỏ rạng mênh mang với tách trà…
29/10/2019(Xem: 7140)
Niềm vui học đạo tháng ngày Vào chùa quét lá miệt mài công phu Canh khuya thức dậy tiến tu Con đường Phật Pháp tiếp thu dễ dàng
28/10/2019(Xem: 17372)
Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật Tâm Minh Ngô Tằng Giao
22/10/2019(Xem: 13353)
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Thử vào Google và nhập từ khóa tìm kiếm là “văn hóa đọc”, chúng ta dễ dàng tìm thấy hàng loạt các bài viết loại này của nhiều tác giả trong cũng như ngoài nước. Mặc dù vậy, tác động thúc đẩy hay tạo chuyển biến trong thực tiễn dường như chưa được là bao.
17/10/2019(Xem: 7763)
Dốc đá ven đường tiến thẳng non, Sương chùng suối róc cảnh chon von. Qui chơn thấy lẽ không tìm ngọn, Lập hạnh vun đời vẫn nguyện con. Luồng Bát Nhã hằng soi trí nõn, Cửa từ bi mãi chỉnh tâm thon. Tôn nghiêm kính lễ an người chọn, Pháp giới huân tu tuệ giác tròn.
17/10/2019(Xem: 7958)
Mây Trắng Thong Dong Kính tặng Cụ Bạch Vân Cụ Doan còn gọi Bà Tư Đi chùa học đạo đã từ nhiều năm Bạch Vân - Mây trắng thong dong Pháp danh được gọi với lòng kính thương Lời kinh nhật tụng tỏ tường Đến chùa công quả, cúng dường hỷ hoan Thương Thầy Phật sự đa đoan Cụ thường nhắn nhủ “bảo toàn pháp thân”
14/10/2019(Xem: 8343)
Dù thế giới văn minh tiến xa vượt bậc, Cảm ứng nhiệm mầu, diệu lực Quán thế Âm Nghìn mắt, nghìn tay ...tri hành Đại Bi tâm Độ thoát chúng sinh vẫn ...Như ...bao thế kỷ ! Mười chín tháng hai, sáu, chín ngầm ....đạo lý Giải Thoát...mười tám giới cảnh, thức , căn Biết rõ vọng tâm , phiền não ...với khả năng Nghe....cảm nhận tất cả tiếng lòng ...Giác Quán!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]