Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Ngọn Lửa Hận Thù

15/03/201410:55(Xem: 32013)
48. Ngọn Lửa Hận Thù
mot_cuoc_doi_bia_3

Ngọn Lửa Hận Thù




Sau bảy ngày đặt bát cúng dường và nghe pháp, biệt cung của hoàng hậu Sāmāvatī như được tiếp thêm sinh lực mới, nhiên liệu mới. Họ trang hoàng lại khắp mọi nơi, mọi chỗ. Tại phòng hội, họ quét dọn, lau chùi, mở các cửa sổ, thay đổi các bức rèm cho có màu sắc tươi sáng, thanh nhẹ hơn. Họ thay đổi những hương liệu xa xỉ thay thế bằng hương liệu thanh tao, khiết nhã từ hoa, từ chiên đàn, từ đinh hương, hồi hương. Hoa được thay đổi mỗi ngày và chưng vào các kệ gỗ nhỏ sát tường trông vui tươi và mát mẻ như không khí mùa xuân. Họ lót những tấm thảm lớn làm chỗ ngồi thiền. Một pháp tọa thấp có lót thảm vàng dành chỗ cho pháp sư, và đó chính là thị nữ Khujjuttarā lưng gù.

Tại sao lại có chuyện ấy xảy ra? Vì mỗi ngày sau khi nghe pháp, rất đông cung nữ không nắm bắt hết ý nghĩa. Tối lại, nơi phòng hội này, cô thị nữ đã thuyết lại toàn bộ cho họ nghe mà không bỏ sót bất cứ đoạn nào. Và những ngày hôm sau đều diễn ra như vậy. Lại nữa, cô thị nữ này còn có cả một kho tàng giáo pháp tích luỹ được từ những dịp được phép ra ngoài, hầu như cô cũng không bỏ sót buổi thuyết pháp nào cho các hàng cư sĩ tại gia ở cả ba lâm viên. Có lần, tại vườn rừng Ghositārāma, đức Thế Tôn đã tuyên dương cô là “nữ cư sĩ pháp sư cung đình” đấy. Thế nên, cách bố trí căn phòng này là theo ý của hoàng hậu. Một là, vào mỗi buổi chiều, cô thị nữ Khujjuttarā phải có một thời pháp cho mọi người cùng nghe. Hai là, ai muốn tĩnh tâm, tham thiền thì lấy không gian thanh tịnh này mà tu tập. Và thị nữ Khujjuttarā đã làm trọn vẹn phận sự của mình tại“tịnh xá” học tu này.

Nói về thứ hậu Māgaṇḍiyā thì bà luôn gườm gườm, đăm đăm tìm mưu kế trả thù.

Sau khi theo dõi, bà biết vào mỗi buổi chiều, hoàng hậu và cung nữ đều tụ họp tại phòng hội. Bà mừng quá vì biết rằng “ việc lớn sẽ thành”!

Hôm ấy, lợi dụng khi đức vua đi tuần du các thị trấn ngoại thành, bà mật bàn với ông chú quốc trượng của mình là Cūḷa Māgaṇḍi phương kế hãm hại hoàng hậu Sāmāvatī và mấy trăm cung nữ tu theo ông Cù Đàm! Theo với kế này, ông quốc trượng được phép mở kho vải, cùng một số thân tín tay chân, dùng vải ấy nhúng dầu rồi quấn quanh các cây cột gỗ tại biệt cung của hoàng hậu. Tính toán kỹ càng, đúng vào thời điểm mọi người đang nghe pháp là họ ra tay, sau đó, họ còn âm thầm và nhẹ nhàng khóa kín tất thảy mọi cánh cửa để không ai có thể thoát ra lối nào.

Thực hiện hoàn hảo kế hoạch từ đầu đến đuôi, rồi họ cho người ở sân xa, bắn vào bên trong vài chục mũi tên lửa là biệt cung bốc cháy rần rật. Và sự việc diễn tiến đúng như thế thật.

Than ôi! Lúc mọi người biết ra thì đã muộn quá rồi. Lửa bên ngoài nổ lốp bốp đã lần sang mái biệt cung, khói tỏa ngùn ngụt, mịt mù, đã gây ra cảm giác khó thở. Cánh cửa này, cánh cửa kia đều bị những cây sắt khóa chặt. Sức lực nữ nhi thì biết làm gì, có thể dùng cánh tay liễu yếu đào tơ đập vỡ những tấm gỗ lim dày cứng hay sao? Họ đã trơ mắt, bất lực, mệt lả; đã có vài tiếng khóc tỉ ti, nức nở được kìm nén những vẫn thoát ra ngoài bằng những âm thanh ư ử, hích hích...

Hoàng hậu Sāmāvatī trầm tĩnh nhất, bảo mọi người đừng có hỗn loạn, hãy cùng ngồi xuống bên nhau rồi bà ban lời giáo giới như sau:

- Chị em chúng ta đã từng phiêu bạt, lang thang trong vòng luân hồi tử sinh thống khổ từ muôn xưa đến nay, chẳng biết đâu bến, đâu bờ. Duyên may, chúng ta gặp được đức Thế Tôn và giáo pháp thoát khổ, chúng ta đã có ngọn đèn soi sáng để lên đường trong đêm tối. Vậy chẳng có gì đáng để sợ hãi cả. Ngọn lửa hung bạo nầy có thể thiêu rụi thân xác chúng ta nhưng nó không thể đốt cháy trí tuệ của chúng ta, ý chí và nghị lực kiên cường một lòng với giáo pháp của chúng ta. Vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta hãy công phu tu tập tinh tiến ngay từ giờ phút này.

Mọi người thảy đều nghe lời, không gian đã trở nên yên lặng. Hoàng hậu Sāmāvatī nói tiếp:

- Cô Khujjuttarā lưng gù, là bạn lành của chúng ta, là thầy của chúng ta, đi mua hoa chưa về; nếu có cô ấy thì cô ấy cũng sẽ nói như sau: Trong hoàn cảnh cái chết kề bên lưng như thế này, thì tùy theo tâm tánh và sở thích của mỗi người để lựa chọn đề mục thích hợp cho mình. Có thể tĩnh tại niệm hơi thở vào ra. Có thể quán sự khổ, khổ thân, khổ của sự chết. Có thể quán ngay đề mục lửa. Có thể quán vô thường, vô ngã của ngũ uẩn, thập nhị duyên khởi... Chúng ta cứ thực hành như thế để có được sự lợi lạc tối thượng. Và khi ấy thì cái sống, cái chết của cái thân này có ý nghĩa gì đâu!

Sau đó, dường như một phép lạ đã xảy ra. Bên ngoài lửa cháy ngất trời, trống đánh, chiêng đánh, thanh la, não bạt đánh, tiếng người hô hoán, rầm rập chạy đi cứu lửa thì trong căn phòng khói phủ mịt mù, hoàng hậu Sāmāvatī và mấy trăm cung nga thể nữ yên lặng tọa thiền, người định, người quán an nhiên, tĩnh mặc. Cuối cùng, khi xác thân họ bị thiêu cháy thì số ít đạt tam quả, một phần được nhị quả, số còn lại đều đạt đệ nhất quả chảy vào dòng sinh an(1).

Hôm sau, chư tăngi vườn rừng Ghositārāma, và nói chung cả Kosambī đang xôn xao bàn tán hung tin ấy. Có người đau lòng bi thương. Có người hoài nghi nhân quả. Có người không biết kiếp trước họ làm việc ác gì mà kiếp này bị trả quả kinh khiếp như vậy. Có người lại khởi tâm muốn biết cảnh giới lai sanh của họ ra sao, do việc thiện vừa mới làm thì nghiệp dữ tức khắc đến kéo lôi đi? Lại còn chuyện cô thị nữ lưng gù, tại sao lại được thoát chết, rồi còn do nhân quả như thế nào mà lại có khả năng thông suốt giáo pháp để giảng nói lưu loát, rành rẽ như vậy?

Đức Phật hướng thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, sanh tử thông nên thấy, nghe, biết tất cả mọi sự nhưng vẫn lặng lẽ chưa nói gì vì ngài biết rõ là cái nghiệp riêng kia, cái nghiệp chung kia nó vẫn còn tiếp diễn.



(1)Ở đây có một câu hỏi được đặt ra, là tại sao, hoàng hậu Sāmāvatī sử dụng năng lực tâm từ để vô hiệu hóa mũi tên của đức vua, vậy tại sao khi lửa thiêu cháy cung điện, hoàng hậu lại không sử dụng năng lực của tâm từ? chỉ có một câu trả lời là, khi nghiệp dữ đến thì năng lực thần thông cũng bất lực, lại càng bất lực hơn khi đấy còn là năng lực của cộng nghiệp?!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2021(Xem: 7346)
Tân niên đáo quê người đất khách Thêm một mùa xa cách quê hương Năm xưa Tết đến quây quần Giờ còn đâu nữa họ hàng gần xa
04/02/2021(Xem: 11390)
L Ờ I N G Ỏ Từ lâu nhóm Phật tử Đà Nẵng chúng tôi đã có tâm nguyện xuất bản một tập thơ của Thầy Viên Minh mà chưa đủ thuận duyên. Nhân hôm Thầy về Đà Nẵng có tặng chúng tôi tập thi kệ CỨ ĐỂ MÂY BAY do sư cô Pháp Hỷ sưu tập và ấn hành nội bộ thì tâm nguyện trên lại trở về hiện thực. Được sự cho phép của Thầy và sự nhiệt tình hỗ trợ của sư Tánh Thuận, cô Pháp Hỷ, chị Thùy Chung, Chơn Phúc, Huyền Hậu, Phong Linh, Minh Nguyên, Minh Nhiên, Tuệ Phương, Thi Hiên, Ý Thảo, Mallika v.v. cùng các anh chị em Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Đà Nẵng, việc xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn đã được tiến hành thuận lợi.
04/02/2021(Xem: 8230)
Tết Sửu xin mừng những bạn xa, Thầm yêu thiện hữu kết bao nhà… Nhiêu điều cảm nhận bài không rã, Mấy chuyện vòng quanh nẻo vẫn hoà. Sáng tỏ lời hay về đạo nhã, Trong ngần ý đẹp bởi niềm tha. Mong cầu hạnh phúc muôn loài cả, Xướng, luận, thơ,vè mãi nở hoa.
04/02/2021(Xem: 5201)
Chuông ngân tiếng thấy vương tâm dạ Như nhủ ta buông xả giận hờn Đừng nên tính chuyện thiệt hơn Cho lòng thanh thản tâm hồn tịnh yên
03/02/2021(Xem: 7255)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7279)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
03/02/2021(Xem: 19242)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6432)
Hãy khéo luyện lòng mình luôn quảng đại Để những điều chướng ngại được dung thông Khổ đau buồn tức để chi trong lòng Sống tốt đẹp bằng trái tim rộng mở
01/02/2021(Xem: 7053)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8387)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]