Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Giẻ Rách Cũng Hữu Dụng

15/03/201410:54(Xem: 33508)
47. Giẻ Rách Cũng Hữu Dụng
mot_cuoc_doi_bia_3


Giẻ Rách
Cũng Hữu Dụng





Quốc vương Udena sau khi quy y Tam Bảo bên chân đức Thế Tôn, thưa bạch lại lời thỉnh cầu của hoàng hậu Sāmāvatī rồi lễ độ ngồi xuống một bên để nghe pháp.

Đức Phật biết ông vua này trước đây bản chất hung bạo, thường săn bắn giết vật để làm thú tiêu khiển, lại còn đam mê tửu sắc, hiện vừa mới hồi đầu hướng thiện nên ngài không giảng nhiều, chỉ giáo giới ngắn gọn một vài nguyên lý thuộc về đạo trị dân, an dân; một vài đức tính, phẩm chất cần thiết của giai cấp chiến sĩ lãnh đạo, điều hành đất nước. Đức Phật cũng tỏ lời tán thán đức tin thanh khiết của hoàng hậu Sāmāvatī trước đây đã hiến cúng khu lâm viên trầm hương cho Ni chúng có chỗ tĩnh cư và chuyện thỉnh mời đặt bát cúng dường bảy ngày tại hoàng cung. Đức Phật cũng nói rõ cho đức vua biết, là ngài chỉ đi một bữa đầu tiên với năm trăm tỳ-khưu, sáu ngày còn lại sẽ có một vị trưởng lão khác đại diện dẫn đầu chư tăngi. Vì ngài còn phải để tâm tiếp độ rất nhiều gia chủ trong kinh thành nữa.

Đúng hẹn và đúng sáng hôm ấy, đức Phật với đại y vắt vai, với bình bát màu mận chín dẫn đầu năm trăm tỳ-khưu gồm: Hai trăm vị tại vườn rừng Ghositārāma, hai trăm vị tại vườn rừng Kukkuṭārāma và một trăm vị tại lâm viên Pārārikambavana; rồi họ cùng bộ hành về hướng cung vua.

Tại Kosambī, cả ba lâm viên, tăng chúng gần hai ngàn vị, nhưng họ thường chia ra hằng chục đoàn khác nhau, bố trí rải rác khắp thành phố và cả các làng lân cận để trì bình khất thực. Họ ít khi đi một đoàn đông người vì như vậy thì khó đủ vật thực nuôi mạng.

Vào các dịp an cư như năm nay, cả ba lâm viên đều đã có ba vị thí chủ lớn hộ độ hoặc mời thỉnh mời về tư gia nên trường hợp đức Phật dẫn đầu một lúc năm trăm vị tỳ-khưu đi trì bình khất thực thường là vào các dịp đặc biệt. Dân chúng hiếu kỳ đứng xem rất đông. Chuyện đức Phật và tăng chúng bị bọn du đãng, côn đồ chưởi rủa, mắng nhiếc, phỉ báng, hạ nhục chỉ mới mươi ngày trước đây đã trôi về quá khứ. Đức Phật và năm trăm vị tỳ-khưu đi hàng một, thanh thoát, chậm rãi như hình ảnh con rồng màu vàng sẫm nhịp nhàng uốn lượn trên các ngả đường như toát ra sự tĩnh tại, bình an, vô tranh, vô sự.

Đức Phật vừa đến cổng hoàng cung thì đồng lúc, lâu thành mở ra, hai tấm cửa vĩ đại bằng gỗ lim như tự động lùi sang hai bên lộ ra còn đường đá cẩm thạch hun hút đi sâu vào bên trong. Hai tháp canh hai bên cao chớn chở bỗng vọng lên hai hồi trống canh như báo hiệu “thượng khách” đã đến! Ai cũng thầm nghĩ, quốc độ Vaṃsa dầu là tiểu quốc nhưng cách bố trí vương thành kiên cố như thế này thì không dễ gì các đại quốc xâm phạm được. Có lẽ vì vậy nên ông vua này gối cao nằm nghỉ và săn bắn, tửu sắc ăn chơi hưởng thụ!

Thế rồi, buổi lễ đặt bát cúng dường ngày thứ nhất diễn ra vô cùng trọng thể. Hoàng hậu Sāmāvatī và mấy trăm cung nữ tươi rạng nét mặt, tới lui sớt cơm bánh vật thực cho đức Thế Tôn và tăng chúng. Riêng đức vua Udena, dầu vậy, đức tin chưa vững vàng, viện cớ bận quốc sự, hội họp tại triều đình. Riêng bà thứ hậu Māgaṇḍiyā thì căm tức, uất hận đầy lòng, lánh mặt trong hậu cung.

Độ thực xong, đức Phật ban bố một thời pháp. Ngài giảng khái quát lộ trình quẩn quanh từ cảnh giới sinh tử này sang cảnh giới sinh tử khác của tất thảy chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Và nhấn mạnh đến bốn cảnh giới đau khổ, thống khổ và các cõi an vui người và trời như thế nào. Sau đó, đức Phật khuyên răn mọi người bố thí, giữ giới, sống đời trong lành, hiền thiện.

Hoàng hậu Sāmāvatī và mấy trăm cung nga thể nữ nghe như uống cả vào lòng. Riêng cô thị nữ Khujjuttarā lưng gù thì chú tâm, tư tác lắng nghe pháp cho đến nỗi không thấy, không biết bất cứ cái gì xảy ra xung quanh. Thời pháp chấm dứt thì cô đã khắc sâu tứ lời vào tâm khảm và có thể thuyết lại cho người khác mà không bỏ sót bất cứ một ngữ nghĩa nào, một chi tiết nào. Chuyện xảy ra trong tâm tư cô thị nữ lưng gù chỉ có đức Phật và một số bậc thánh có thắng trí biết mà thôi.

Sau buổi đặt bát cúng dường còn lại, đức Phật thấy các vị trưởng lão cao hạ đang đi du hóa nhiều phương chỉ còn đại đức Ānanda là năm hạ, tương đối lớn nên có bổn phận dẫn đầu đi vào cung điện. Và rồi, sáu thời pháp của đại đức Ānanda cũng uyển chuyển, lưu loát như nước chảy của con sông dài; ngôn ngữ, đoản ngôn, kệ ngôn, dụ ngôn đều rỡ rỡ sáng trong, cụ thể. Sắc tướng của đại đức vốn quang minh, đẹp đẽ mà ngôn lời, âm thanh của ngài lại như ngọc chạm, như tiếng pha-lê reo, trầm bổng du dương... làm cho thính chúng bị cuốn hút, mê đi, chìm lắng trong biển pháp. Vậy là chỉ mới ngày thứ năm, cung nga thể nữ của chánh hậu đã dâng cúng bên chân đại đức Ānanda đến năm trăm lá y, có nghĩa là họ có bao nhiêu tấm y quý nhất, đẹp nhất do vua ban, họ chưa sử dụng do hoan hỷ quá nên họ đem dâng cúng hết.

Chuyện đến tai đức vua Udena, ông rất bực mình, tự nghĩ: “Mấy ông sa-môn này bắt đầu lộ diện chân tướng rồi! Tu hạnh xả ly, vô sản bần hàn mà lại thọ nhận một lúc năm trăm lá y quý đẹp? Rõ là lòng tham tích lũy của cải tài sản còn hơn là kẻ thường nhân nữa! Được rồi, ngày mai, trước đám đông, ta sẽ lột mặt nạ ông ta!”

Buổi lễ ngày thứ bảy diễn ra bình thường, có khác một chút là có đức vua và một số các quan trọng thần lắng nghe. Bực thì bực, ghét thì ghét nhưng quả thực là thời pháp không chê vào đâu được. Và sắc tướng, âm thanh của đại đức Ānanda còn lôi cuốn, hấp dẫn họ nữa. Tuy nhiên, đức vua Udena không quên công việc định làm của mình. Thế rồi, cuộc chất vấn bắt đầu:

- Bạch đại đức! Trẫm nghe nói đại đức đã thọ nhận của cung nữ năm trăm lá y, việc ấy là đúng sự thực hay không đúng sự thực?

- Là đúng sự thực, tâu đại vương!

- Trẫm nghe nói, một vị tỳ-khưu trong giáo hội của đức Đạo Sư chỉ được phép sử dụng ba y và không thể sở hữu nhiều hơn, có phải thế chăng?

- Quả thật là vậy, tâu đại vương!

- Nghĩa là đại đức cũng chỉ sở hữu ba y đúng như là một vị tỳ-khưu chân chính, là tri túc, xả ly và vô sản bần hàn?

- Quả vậy, tôi “đang cố gắng tu tập” như vậy đó, tâu đại vương!

- Vậy thì quả thật trẫm không hiểu là đại đức sử dụng năm trăm lá y ấy như thế nào?

- Thưa, tất thảy tôi đều đã cúng dường lại cho những vị tỳ-khưu có y cũ rách!

Đức vua lộ vẻ ngạc nhiên: 

- Đại đức cúng dường trở lại hết à? 

- Thưa vâng!

- Thế đại đức không để dành cho mình một tấm y quý đẹp nào trong năm trăm tấm y ấy?

- Thưa không, không cần thiết. Vì tấm y cũ tôi đang dùng đây nó vẫn còn tốt!

Đức vua lặng người khi biết rằng mình đã ngờ oan cho người ta rồi, nhưng do tò mò, ông làm như thản nhiên, hỏi tiếp:

- Vậy thì năm trăm vị được đại đức dâng cúng y mới, thế y cũ của họ, họ dùng làm gì?

- Thưa, họ sẽ cúng dường lại cho những vị có y cũ rách hơn nữa!

- Rồi thì năm trăm tấm y quá rách nát ấy, họ sử dụng vào việc gì?

- Thưa, họ làm tấm trải giường.

- Vậy sau trải giường?

- Thưa, họ lót trên sàn, trên nền tại các liêu cốc.

- Sau đó nữa?

- Tâu, họ làm giẻ chùi chân!

- Rồi sau khi không còn sử dụng được nữa?

- Không phải là không sử dụng dù cái mà thế gian đã quăng bỏ đi. Miếng giẻ chùi chân đã phế thải ấy, môn đệ của đức Thế Tôn sẽ xé nhỏ ra, quết cho nhuyễn với đất sét để trám vào các lỗ thủng, lỗ hư trên các vách tường liêu thất, tâu đại vương!

Đức vua Udena hỷ lạc dâng đầy tràn trong tâm đến nỗi tê rần cả người, ông đổ gập người xuống, quỳ bên chân đại đức Ānanda, thốt lên:

- Ôi! Cao quý thay là đệ tử của đức Vô Thượng Giác. Đến nỗi khi thọ nhận vật dụng của thí chủ, dù một miếng giẻ chùi chân cũng không bỏ sót, cũng trở nên hữu dụng. Ôi! Tấm lòng biết trân trọng ấy, trên đời này có ai có thể bằng được một phần mười sáu đệ tử của đức Tôn Sư?

Thế rồi, theo với niềm vui của mình, đức vua Udena sai quan thủ khố cho người mang thêm năm trăm lá y quý đẹp nữa đem dâng cúng thêm cho vị pháp sư. 

Đại đức Ānanda sau khi thọ nhận, ngài chợt mỉm cười tươi tắn như nụ sen vừa mới nở, cất tiếng lời lảnh lót, thanh tao như tiếng chim ca-lăng-tần-già để giáo giới thêm cho đức vua:

- Tâu đại vương! Môn đệ của đức Đạo Sư, của đức Thế Tôn, của đức Chánh Đẳng Giác sống giữa cuộc đời, khi đi vào giữa xóm làng với chiếc bát xin ăn, bao giờ cũng chỉ thọ nhận vừa đủ từ tấm lòng của bá tánh với tâm bình đẳng, nhẫn nại, rỗng rang, tịch lặng, không hận, không sân. Như con ong chỉ khẽ khàng tìm chút nhụy lót lòng nhưng không làm hại nụ hoa, cánh hoa! Như bài kệ sau đây:

- Như ong kiếm tí mật thôi

Sắc hương chẳng hại, lá chồi cũng không

Khẽ khàng chút nhụy lót lòng

Bậc thánh như vậy, thong dong vào làng!(1)

Ngoài ra, họ còn biết tôn trọng và tri ân quốc vương, quốc độ; tôn trọng và tri ân bá tánh, chúng sanh và xã hội. Mục đích của chư môn đệ là luôn tâm niệm mang đến an lạc và hạnh phúc cho mình và cho người, tâu đại vương!

Đức vua Udena quý kính tận đáy lòng:

- Trẫm đã sáng mắt, sáng lòng ra rồi, thưa đại đức! Trẫm hiểu rồi và hiểu sâu xa vô cùng! Tri ân đại đức cùng đại chúng tỳ-khưu tăng!



(1)Pháp cú 49:“Yathā pi bhamaro puphaṃ vaṇṇagandhaṃ aheṭhayaṃ; paleti rasaṃ’ādāya evaṃ gāme munī care”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2018(Xem: 9741)
Tĩnh (Quảng Chơn Thiên Hương), Rồi sẽ như ánh nắng Sưởi ấm hoa cỏ thơm Rồi sẽ như sương hồng Thánh thót rơi buổi sớm Rồi sẽ như trăng thanh Khe khẽ tiếng nguyệt cầm Rồi sẽ như hạt tuyết Trong ngần sáng mênh mông
11/03/2018(Xem: 8885)
Mang mang, mang mang Bụi hồng quanh quẩn như mây như khói Vấn vít tơ trời như gió như sương Tan cơn mộng mị, Tỉnh giấc nam kha Đời tĩnh lặng Khi tâm mình tĩnh lặng
10/03/2018(Xem: 7366)
Chiến công hiển hách rạng Thiên Trường Hào khí lưu danh cõi Việt Thường Lẫm liệt mục đồng Đinh Bộ Lĩnh Oai hùng nhi nữ Triệu Trinh Nương Chiêu an huynh đệ Trần Quang Khải Kết nghĩa hiền tài Hưng Đạo Vương Đất nước thiếu chi nơi tán luận Mà cầm bút vẫy tụng Tầm Dương* Mị Châu chung thủy đành ly biệt Trọng Thủy bạc tình có vấn vương? Cốt cách anh nhi Trần Quốc Toản Tinh thần dũng tướng Nguyễn Tri Phương Bình Ngô Nguyễn Trãi yên làng xã Diệt Tống Nhân Tông (1) định xóm phường Như Nguyệt sông Hồng đầy chiến tích Mắc chi ca ngợi sóng Tiền Đường**
10/03/2018(Xem: 8994)
Vay Trả Miên Man Giờ mùa Đông chỉ là giờ mượn tạm Cuối tuần này nhớ trả lại thời gian Một tiếng đồng hồ vay trả miên man Như đời sống: kim vần xoay lên xuống! Thời gian còn có vay có trả Huống chi ta trong cuộc bềnh bồng Nổi trôi hoài trên đại dương vay trả Có rảnh phút nào sạch cả vào ra? Ta vay đời cả thân tứ đại Ta mượn người vạn mảng buồn vui Nhưng không ai chờ trông đòi lại Nên cứ từ hòa vay trả nhẹ nhàng thôi ! Dallas 10-3-2018 Khánh Hoàng
10/03/2018(Xem: 8607)
Mong sao ý thức được rằng Thiên nhiên tài sản không gì quý hơn Luôn luôn gìn giữ sớm ngày Chăm lo coi ngó như người con thân Rừng vàng, biển bạc, núi non Là nơi muôn thú cá chim sinh tồn Nhưng nay biển chết rừng thưa Trăm ngàn cá chết thú chim vơi dần Than ôi trái đất nóng dần Như trong lò lửa thiêu thân hữu tình Lúc thì bão tố đùng đùng Mưa tuôn xối xả nước dâng trùng trùng Nhân do cái ngã lòng tham Ngu si khờ dại tan tành thế gian!
09/03/2018(Xem: 12050)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
09/03/2018(Xem: 7540)
Từ lâu gánh nỗi muộn phiền Oằn lưng gánh những nỗi sầu oan khiên Chân bước nặng, mắt đoanh tròng Rưng rưng dấu lệ trên đường vòng vo
09/03/2018(Xem: 8513)
Cho nhau nụ cười thân thương Cho lời nói mật mang lại niềm vui Cho nhau ánh mắt hiền hòa Mang lại giây phút ân tình người ơi Cho nhau những lúc cơ hàn Phật Bà vừa ý, Phật Ông vui cùng Cho nhau ý nghĩ trong lành Đẹp đời sáng đạo người người lạc an! Brisbane, Úc Châu 9/3/2018 Tâm Tịnh
08/03/2018(Xem: 6654)
Sỏi tròn rơi động bàu sen Từ đâu Ai ném hỏi tìm thăm nhau Lặng yên Rồi động đậy bàu Sen lay gọi gió Gió cau có buồn
07/03/2018(Xem: 7813)
Bốn mùa tang tóc cứ mãi chia đều Hạnh phúc đem trồng giữa cảnh hắt hiu Chưa đủ mầm an vội vàng giã biệt Cút côi đau đớn tựa cửa trông chiều Nước bồng Đất hối hả đắp quê hương Đâu biết bùn non ẩn giấu đoạn trường Đất Nước vô tình tìm về bản quán Nào hay em vùi thân giữa đêm trường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]