Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Rāhula Ngủ Trong Nhà Xí

15/03/201410:40(Xem: 33982)
38. Rāhula Ngủ Trong Nhà Xí
mot_cuoc_doi_bia_3


Rāhu
la
Ngủ Trong Nhà Xí






Hội chúng du hành hôm ấy, như những đám mây trời, lại ra đi, lại lên đường. Tôn giả Sāriputta, bao giờ cũng vậy, là kẻ đi sau cùng để tìm cách giúp đỡ các vị sư già yếu hoặc thình lình ốm bệnh. Tôn giả quả như là một người mẹ hiền với đàn con dại cần được chăm sóc. Sẽ có khá nhiều vị sư, vì lý do nào đó rơi rớt lại dọc đường, nên ngài thường cùng các vị tỳ-khưu trẻ trung, các vị sa-di biết việc, tháo vát sẽ cáng đáng tất cả các trường hợp bất ngờ phát sanh.

Bởi vậy, lúc ấy đã khá khuya mới đến công viên Badarikārāma, tôn giả cùng hội chúng của ngài không tìm ra nơi nào để qua đêm. Cốc liêu đặc biệt riêng thường dành cho tôn giả đã bị người khác chiếm chỗ. Đi quanh một vòng, không còn một hành lang, một gốc cây, một lùm cây nào là còn khoảng trống. Thế rồi, tôn giả phải ra ngoài trời, cột một tấm y tạm che sương, trải tọa cụ lên đất rồi ngồi kiết già suốt đêm.

Các vị sa-di theo thói quen, ghé vào các liêu thất, ngủ dưới sàn nhà của bất cứ vị tỳ-khưu nào, nhưng đều bị đuổi ra ngoài. Không ai giải thích lý do. Riêng có một vị tỳ-kheo già, thấy Rāhula, con trai của đức Phật cùng chịu chung cảnh ngộ nên đã cặn kẽ trình bày nguyên do, nói rằng:

- Này Rāhula quý mến! Trước đây sa-di ngủ chung với tỳ-khưu thì được, nhưng hôm đó, tại điện Aggāḷava, thành phố Āḷavī, đức Phật đã chế định điều luật: Tỳ-khưu không được ngủ chung phòng với người chưa thọ giới. Có lẽ Rāhula chưa nghe biết đó thôi.

- Thưa vâng!

- Chỉ mới mấy tháng trước, tại Āḷavī, nhiều tỳ-khưu-ni và nhiều nữ cận sự thường đến tịnh xá để nghe đức Thế Tôn thuyết pháp, buổi giảng pháp thường tổ chức vào ban ngày. Sau một thời gian, những thời pháp lại chuyển sang ban đêm chỉ để dành cho tỳ-khưu và cận sự nam. Sau thời pháp, chư vị trưởng lão thì có cốc liêu nên họ rút về phòng, còn chư tỳ-khưu trẻ và cận sự nam thì nằm ngủ chung chạ tại giảng đường. Khi họ ngủ, những hình ảnh thiếu mỹ cảm hiện ra. Có vị tỳ-khưu nằm ngáy khò khò vang dội. Có vị tỳ-khưu nằm há hốc như miệng cá ươn, nước dãi chảy tràn ra. Có vị tỳ-khưu nghiến răng như cóc nghiến. Có vị nằm gác chân ngang dọc, ngược xuôi lên vị khác, y áo lõa lồ, hở hang cả hạ thể trông rất khó coi. Trong hội chúng ấy có một thánh nam cư sĩ, chứng kiến hình ảnh không đẹp mắt ấy, sợ một số cư sĩ sẽ mất đức tin với chúng tỳ-khưu, nên sáng hôm sau, thưa bạch mọi điều tai nghe mắt thấy lên đức Thế Tôn. Vậy là buổi giảng pháp hôm sau, đức Phật chế định học giới ấy.

Nghe rõ nhân và quả, sa-di Rāhula tri ân vị tỳ-khưu già rồi lặng lẽ đi tìm kiếm chỗ nghỉ cho mình. Qua sân, ra vườn, Rāhula đứng lặng một hồi chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp đẽ, vô ngại của thầy mình - tôn giả Sāriputta - rồi bước vào bên sau. Đến hương phòng của đức Phật, thấy bên cạnh có phòng vệ sinh, còn chập chờn ánh đèn dầu lạc và tỏa ra mùi hương(1), Rāhula khẽ hé cửa bước vào, và chú có cảm giác ở đây như là cung điện của phạm thiên!

Sáng ngày, đức Phật đứng trước phòng vệ sinh và đằng hắng(2), bên trong vẳng lại tiếng đằng hắng đáp lời. Đức Phật hỏi:

- Ai đấy?

- Đệ tử Rāhula đây!

Cửa mở, Rāhula thu xếp lại y bát trên nền đất rồi đảnh lễ đức Phật.

- Sao con lại nằm ở chỗ bất tịnh này?

Rāhula kể lại mọi sự. Chú cũng không quên kể lại trường hợp tôn giả Sāriputta cũng không có chỗ nghỉ, phải qua đêm trên nền đất lạnh ngoài vườn.

Xúc động chánh pháp, đức Phật suy nghĩ: “Quả thật, ta có chế định điều đó tại Āḷavī nhưng chỉ là với nam cư sĩ, và ta cũng chưa cho tuyên bố rộng rãi lý do là vì khắp nơi cốc liêu còn chật chội. Mà cho dù với sa-di chăng nữa thì cũng chỉ là chế định mà thôi. Gọi là chế định thì bao giờ cũng tùy lúc, tùy khi, tùy trường hợp phát sanh! Cái kiểu mà chúng áp dụng cứng nhắc như vậy là giết chết sinh mạng học giới (chưa thành luật) của Như Lai, luôn cần phải uyển chuyển và thích nghi theo từng hoàn cảnh. Chuyện ấy đã tệ mà chuyện với Sāriputta còn tệ hơn! Chúng còn coi thường luôn bậc thầy của họ, dám ngang nhiên chiếm luôn tịnh thất riêng của Sāriputta thì còn chi tôn ti hạ lạp, tôn kính, kính trọng các bậc trưởng thượng?”

Thế rồi, đức Phật cứ để cho không khí sinh hoạt diễn ra bình thường như không có chuyện gì xảy ra, chỉ bảo thị giả Upavāna và các vị trưởng lão thông báo toàn thể chư tăngi ni trong thị trấn Bādarika tụ họp đông đủ tại tịnh xá để nghe ngài thuyết giảng.

Vào buổi chiều, khi hội chúng đã tụ tập đầy đủ, tràn ra cả khu vườn, mở đầu cuộc giáo giới, đức Phật hỏi:

- Này Sāriputta! Đêm hôm qua, Rāhula, đệ tử của ông, ngủ nghỉ ở đâu?

- Thưa, đệ tử không rõ, vì lúc đến đây đã khá khuya!

- Nó ngủ nghỉ trong nhà vệ sinh đấy!

Cả hội trường như thảng thốt, bàng hoàng. 

Đức Phật yên lặng một lát, đưa đôi mắt nghiêm khắc lướt quanh một vòng rồi chậm rãi nói:

- Sāriputta không biết, đúng vậy! Vì chính ông ta, một người lớn tuổi, một vị thượng thủ, một bậc thầy của giáo hội cũng phải ngồi suốt đêm ngoài sương lạnh! Lý do là tịnh thất của ông ta đã bị tỳ-khưu khác chiếm mất chỗ! Thế đấy! Chẳng lẽ nào giáo pháp của Như Lai, cái giáo hội độc thân này lại tệ hại, tệ mạt như thế? Tệ hại, tệ mạt vì trẻ thì bị vứt bỏ chẳng ai ngó ngàng đến, mà tuổi lớn, hạ lạp cao, bậc trưởng thượng lại không được cung kính và tôn trọng hay sao!?

Lời khiển trách của đức Phật làm cho cả hội trường như bị hóa đá.

Đức Phật bắt đầu xuống giọng:

- Với Rāhula mà chư tỳ-khưu còn đành đoạn quay lưng, vất bỏ như thế thì nói chi đến tình tương thân, tương ái, tương nhượng? Rồi còn rất nhiều những sa-di mới học tu khác nữa, không biết số phận còn tồi tệ đến dường nào? Rồi sau này, biết được chuyện này, có cha có mẹ nào mà còn dám cho con em họ vào học tu trong giáo pháp không có một chút quan hoài, thiếu thốn tình người như thế?

Chuyện tại Āḷavī, bây giờ Như Lai chế định lại cho rõ ràng, kẻo nhiều vị hiểu lầm, như sau:

- Tỳ-khưu không được ngủ chung phòng với nam cư sĩ, riêng sa-di, nơi nào thiếu phòng ốc, liêu xá thì cho ngủ chung được ba đêm, quá ba đêm thì phạm tội pācittiya (ba-dật-đề). Khi phạm tội này thì phải thú nhận và sám hối trước tăng. Tỳ-khưu-ni cũng tương tợ vậy. Và các vị trưởng lão phải công bố điều này một cách rộng rãi và đều khắp trong các hội chúng tu học.



(1)Bất cứ đại tịnh xá nào cũng có thiết kế hương phòng, nhà vệ sinh riêng cho đức Phật (các công trình này thường thiết kế rất khéo léo, tế nhị, mỹ cảm; luôn có đèn, có hoa, có hương thơm phảng phất - không do thí chủ tạo thì cũng do chư thiên làm). Đôi nơi có thêm liêu thất của hai vị đại đệ tử nữa.

(2)Thói quen lịch sự của ngài, dù có người hay không có người ngài cũng lên tiếng đằng hắng như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2017(Xem: 9936)
Bài Thơ Dâng Người (thơ) - Rất ít người làm nên lịch, rất ít cuộc đời được viết thành thơ, trong số ấy với tôi, người là một, vượt thời gian người xây dựng cơ đồ
30/07/2017(Xem: 7083)
Tháng chín ngày về thăm lại Quê hương thành phố thân yêu Sau bao năm trời xa cách Suối nguồn non nước kính yêu .
28/07/2017(Xem: 7902)
Tình đồng đạo muôn đời luôn bền chắc Mãi hướng về Đấng Điều Ngự Trượng Phu Đêm ngày không bỏ dở bước đường tu Dù bận rộn tháng ngày trong cuộc sống .
26/07/2017(Xem: 8482)
Duyên đến duyên đi cũng là duyên Cớ chi ta lại phải ưu phiền Tuỳ duyên ta sống cho đúng đạo Cứ để dòng đời chảy tự nhiên .
22/07/2017(Xem: 8846)
Tại vương quốc Kô Sa La, Thuở xưa là một quốc gia hùng cường, Ba Tư Nặc là quốc vương Khắp trong nước Ấn bốn phương vui vầy, Phật còn tại thế thời này Đạo vàng gieo rắc đó đây giúp đời. Trong cung vua có một người Cô nàng Mạt Lợi xinh tươi diễm kiều Vua Ba Tư Nặc quý yêu Vuốt ve âu yếm cưng chiều nhất thôi.
22/07/2017(Xem: 8526)
Dưới chân ngọn núi Phổ Đà Có chàng đồ tể thật là tệ sao Hung hăng, nóng nảy, hỗn hào Sống cùng mẹ góa từ bao lâu rồi, Anh chàng bất hiếu nhất đời Lúc say đánh mẹ, mặc người cười chê, Mẹ hiền lành đủ mọi bề Nghĩ mình nghiệp chướng nặng nề bản thân Nên bà sám hối thành tâm Phụng thờ tượng Quán Thế Âm trong nhà Quỳ xin Bồ Tát giúp bà, Mong con ngỗ nghịch rồi ra có ngày Thoát cơn mê, về đường ngay Sống cho phải đạo, mai này hồi tâm.
22/07/2017(Xem: 9982)
Khóm trúc nghiêng minh nhớ dáng ai Chia tay ròng rã mấy năm dài Người đi như thể trời im nắng Rầm rập mưa buồn buổi sớm mai Chiều nay ai có về quê mẹ Cho gởi lòng theo những bước chân Cố hương xa tít bao giờ lại Nhìn biển, nhìn sông, núi Ngũ Hành Đàn voọc chân nâu sầu thế cuộc Mắt buồn hiu hắt hỏi trời cao Ôi núi Sơn Chà ai thảm sát Để biển xanh đau hóa biển đào?
20/07/2017(Xem: 26336)
Do duyên lành thù thắng, được Chư Tôn Đức cùng Thiện-hữu Tri-thức gần xa hết lòng hỗ trợ và khuyến khích nên từ ngày 9. 9. 2009, chúng con đã khởi soạn “Thi hóa TRƯỜNG BỘ KINH” gồm 3 Tập, chuyển thể thơ tất cả 34 Kinh, đã được hoàn tất vào ngày 15. 7. 2011. Ba Tập đã lần lượt được ấn hành do Nhà Xuất Bản Phương Đông (Saigon, Việt Nam).
18/07/2017(Xem: 10099)
Chủng Tánh Phật luôn tiềm tàng hiện hữu Trong lòng mình cùng tất cả chúng sanh Dẫu cho ta chưa nhận biết chung quanh Tánh Phật mãi vẫn thường luôn trong sáng .
15/07/2017(Xem: 10089)
Tôi nhìn sang trái cuộc chơi, Hoa tươi đã héo gục nơi huy hoàng, Hiên ngang bỗng chốc ngỡ ngàng, Xôn xao hoen gỉ mộng vàng lên mây
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]