Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Trao Gia Tài

15/03/201408:34(Xem: 28935)
39. Trao Gia Tài
blank

Trao Gia Tài


Ngày đi, đêm nghỉ, lần hồi đức Phật và đại chúng đã về đến Sāvatthi, tịnh xá Kỳ Viên. Vậy là mùa an cư thứ mười bốn, đức Phật nhập hạ ở đây.

Hôm nọ, tôn giả Sāriputta đến gặp Phật, trình bày là sa-di Rāhula nếu tính từ trong bụng mẹ thì năm nay đã hai mươi tuổi rồi.

- Vậy ông thấy trình độ tâm của Rāhula đã thật sự vững chãi chưa?

- Giới hạnh rất tốt, lại khiêm cung và lễ độ nữa, bạch đức Tôn Sư.

- Thế trình độ trí đã sẵn sàng để tiếp nhận những pháp cao hơn không?

- Cũng đã rất sẵn sàng, bạch đức Tôn Sư.

- Vậy thì ông hãy làm những gì mà ông thấy là hợp thời và đúng lúc.

Thế rồi, sau đó, tôn giả Sāriputta làm thầy tế độ (upajjhāya), tôn giả Mahā-Moggallāna làm thầy đọc tuyên ngôn (ācariya) cùng một số vị trưởng lão cho sa-di Rāhula thọ đại giới, dẫn đến đảnh lễ đức Phật rồi ngồi một nơi phải lẽ.

- Đây là tân tỳ-khưu Rāhula - Tôn giả Sāriputta nói - bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật nhìn ngắm tăng tướng, phẩm mạo sáng đẹp, uy nghi của Rāhula, ngài hỏi:

- Mấy ngày hôm nay, tại giảng đường chùa Kỳ Viên, nhị vị đại đệ tử đã thay nhau thuyết những bài pháp về “Mười loại cỏ”, về “Mười một pháp của người chăn bò khéo giỏi” và “Khúc gỗ trôi sông”, con có chăm chú lắng nghe và có khéo tư duy về những ngữ nghĩa, ẩn dụ trong mấy thời pháp ấy không, Rāhula?

- Đệ tử nắm bắt khá tốt, bạch đức Thế Tôn.

- Thế con tâm đắc nhất trong ba thời pháp ấy là gì? Cái cô đọng, cái tinh tủy, cái còn lại trong con là cái gì, nói thử xem nào, Rāhula?

- Đệ tử tâm đắc nhất câu nói dõng mãnh, đầy tự tin của chú chăn bò Nanda là: “Con sẽ không bị tấp vào bờ này, sẽ không bị tấp vào bờ kia, sẽ không bị chìm giữa dòng, sẽ không bị mắc cạn trên cồn đất nổi, sẽ không bị người đời nhặt lấy, sẽ không bị phi nhân nhặt lấy, sẽ không bị lọt vào vùng nước xoáy, sẽ không bị mục nát bên trong” bạch đức Thế Tôn!

- Và khúc gỗ ấy, chắc chắn sẽ thuận dòng trôi về biển lớn chứ, Rāhula?

- Chắc chắn như vậy, bạch đức Thế Tôn.

- Vậy thì con có thể giải thích toàn bộ một cách ngắn gọn được không, này Rāhula?

Rồi sau khi tân tỳ-khưu Rāhula tóm tắt rất rõ ràng, mạch lạc bài kinh được hỏi, đức Phật gật đầu:

- Tốt, được rồi! Vậy thì ngày mai, con hãy cùng đi trì bình khất thực với Như Lai.

Cuối nửa canh ba hôm sau, đức Thế Tôn khởi lên tư niệm: “Tâm và trí của Rāhula đã thuần thục, đã sẵn sàng, vậy ta hãy trao cho nó cái gia tài mà thuở xưa nó đã xin ở nơi ta!”

Và rồi, sau khi đức Phật và vị tân tỳ-khưu thong dong đi trì bình vừa đủ dùng, ngài dẫn Rāhula đi thẳng vào rừng Andhavana.

Trong lúc đó, chư thiên tại tịnh xá Kỳ Viên và khắp vùng, xôn xao bàn tán: “Hôm nay, tại khu rừng Andhavana, đức Chánh Đẳng Giác sẽ trao cho con trai của mình kho tàng vô giá. Hãy cùng nhau đến nghe xem để cùng hoan hỷ và cùng lợi lạc”.

Tại một cội cây mát mẻ, sau khi độ thực, uống nước, rửa tay xong, đức Phật chợt hỏi Rāhula:

- Sáu căn dính mắc là tấp vào bờ này, sáu trần dính mắc là tấp vào bờ kia; hôm qua con đã tóm tắt như vậy là tạm đủ. Tuy nhiên, có thể tóm tắt gọn hơn thế nữa, được không, Rāhula?

- Có thể được, bạch đức Thế Tôn!

- Thế nào?

- Sáu giác quan mắt tai mũi lưỡi thân và ý, sáu đối tượng của sáu giác quan ấy là hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và ý niệm; theo đó, chúng sẽ phát sanh sáu cái biết là thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ chạm và tâm thức; vậy là chúng luôn luôn duyên sanh, luôn luôn thay đổi, rỗng không, không có tự tính, không có cái gì ở đó là tôi, là của tôi cả, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, đúng vậy! Đức Phật gật đầu - tức là mười tám giới căn trần thức ấy luôn luôn vô thường, vô ngã có phải con muốn nói như vậy không?

- Vâng, bạch đức Thế Tôn!

- Một hạt cát cũng vô thường, vô ngã, một cọng cỏ cũng vô thường vô ngã, một hạt sương cũng vô thường vô ngã. Cho chí mặt trời, mặt trăng, biển cả, núi Tu Di cũng vô thường, vô ngã. Vậy vô thường, vô ngã ấy là định luật tự nhiên của trời đất! Nếu nó mà không vô thường, không vô ngã thì thiên hà vạn tượng không tồn tại, này Rāhula! Con có thấy như thế không?

- Đệ tử có thấy, nhưng vô thường, vô ngã của ngoại giới, của vạn hữu như đức Thế Tôn vừa nói, chúng không đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não (dukkha), bạch đức Tôn Sư!

- Thế vô thường, vô ngã nào mới đưa đến toàn bộ dukkha ấy, này Rāhula?

- Chính chấp thủ mắt tai mũi lưỡi thân ý ấy là ta (ngã) và của ta (ngã sở); chính chấp thủ sắc thanh hương vị xúc ấy là ta và của ta; chính chấp thủ cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái sờ, cái suy nghĩ ấy là ta và của ta mới đưa đến các trạng thái tâm lý, đổi thay liên tục các trạng thái tâm lý, kết dệt nên một cái ngã không thực có: Là tôi thích, tôi không thích, tôi thương, tôi yêu, tôi buồn, tôi oán, tôi giận, tôi nóng nảy, tôi khoái, tôi đam mê, tôi chán chường mới chính thực sự là dukkha, là núi lớn dukkha, là biển cả dukkha trên trần gian này, bạch đức Thế Tôn!

- Đúng vậy! Hãy tóm tắt điều con vừa nói thử nào, Rāhula?

- Là thân thể, là các cảm thọ, là những tưởng tri, là các trạng thái tâm lý, kể cả tâm ý thức; cái ngũ uẩn ấy là vô thường, vô ngã, là không phải ta, không phải của ta! Ai thấy rõ như vậy, minh tri như vậy, liễu tri như vậy, thấy như thực thấy như vậy thì kẻ ấy thoát ly tất thảy mọi dukkha, bạch đức Thế Tôn!

- Có thể nói cách khác không, này Rāhula?

- Có thể được! Ai chấp thường, chấp ngã là bị dukkha chi phối; ai thấy rõ vô thường, vô ngã thì có trong tay chìa khóa mở được cánh cửa giải thoát, Niết-bàn, bạch đức Thế Tôn!

Thấy Rāhula nắm chắc giáo pháp, biết rõ, thấy rõ giáo pháp một cách quán triệt, thông tuệ. Nó đã đi từ da, qua thịt, đến xương, gặp tủy rồi - nên đức Phật thử đặt một câu khó:

- Vậy thì ý niệm cuối cùng mà con vừa diễn đạt, cái chìa khóa mở cửa Niết-bàn ấy, nó nằm ở đâu, này Rāhula?

- Nói là chìa khóa cho có hình tượng, chứ thật ra không có chìa khóa ấy. Nó chính là “lưỡi kiếm của tuệ hành xả”, nó chặt đứt luôn ý niệm giải thoát cuối cùng, vì nó không phải là ta, không phải là của ta, chẳng phải tự ngã của ta, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật biết rõ đóa hoa giác ngộ trong lòng của Rāhula, trải qua thời gian, nắng mưa sẽ sắp sửa mãn khai nên ngài tiếp thêm một chút duyên, một tia nắng ấm của giáo pháp nữa:

“- Do biết vậy, thấy vậy nên các vị đa văn Thánh đệ tử của Như Lai đã yểm ly tất thảy, xả ly tất thảy, không còn chấp thủ, dính mắc bên trong, không còn chấp thủ dính mắc bên ngoài. Nhờ xả ly, nhờ ly tham, vị ấy lìa tất thảy mọi nội ngoại triền, hữu kiết sử nên được giải thoát. Khi giải thoát vị ấy biết mình đã giải thoát: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, mọi việc cần làm đã làm xong, không còn trở lui các trạng thái tâm trầm luân, hệ lụy, hệ phược đời này nữa.

Này Rāhula! Đấy là gia tài trân bảo mà Như Lai không chỉ trao cho con, mà còn trao cho tất thảy những ai cần cầu tu tập trên cuộc đời này, là rốt ráo phạm hạnh, là viên mãn sang bờ kia vậy!”

Đức Thế Tôn kết luận tối hậu như thế, tân tỳ-khưu Rāhula, ngay sát-na ấy, giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ. Quả vị A-la-hán tối thượng tôn đã đến với con trai đức Phật. Toàn bích và viên dung.

Và đối với hàng ngàn chư thiên hôm ấy, có nhiều vị được sáng mắt, có nhiều vị pháp lạc phát sanh, có nhiều vị khởi lên pháp nhãn ly trần, vô cấu để bước vào dòng thánh, thọ hưởng an vui nhiều đời, không còn rớt xuống những cảnh giới đau khổ nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2021(Xem: 7355)
Tân niên đáo quê người đất khách Thêm một mùa xa cách quê hương Năm xưa Tết đến quây quần Giờ còn đâu nữa họ hàng gần xa
04/02/2021(Xem: 11396)
L Ờ I N G Ỏ Từ lâu nhóm Phật tử Đà Nẵng chúng tôi đã có tâm nguyện xuất bản một tập thơ của Thầy Viên Minh mà chưa đủ thuận duyên. Nhân hôm Thầy về Đà Nẵng có tặng chúng tôi tập thi kệ CỨ ĐỂ MÂY BAY do sư cô Pháp Hỷ sưu tập và ấn hành nội bộ thì tâm nguyện trên lại trở về hiện thực. Được sự cho phép của Thầy và sự nhiệt tình hỗ trợ của sư Tánh Thuận, cô Pháp Hỷ, chị Thùy Chung, Chơn Phúc, Huyền Hậu, Phong Linh, Minh Nguyên, Minh Nhiên, Tuệ Phương, Thi Hiên, Ý Thảo, Mallika v.v. cùng các anh chị em Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Đà Nẵng, việc xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn đã được tiến hành thuận lợi.
04/02/2021(Xem: 8240)
Tết Sửu xin mừng những bạn xa, Thầm yêu thiện hữu kết bao nhà… Nhiêu điều cảm nhận bài không rã, Mấy chuyện vòng quanh nẻo vẫn hoà. Sáng tỏ lời hay về đạo nhã, Trong ngần ý đẹp bởi niềm tha. Mong cầu hạnh phúc muôn loài cả, Xướng, luận, thơ,vè mãi nở hoa.
04/02/2021(Xem: 5208)
Chuông ngân tiếng thấy vương tâm dạ Như nhủ ta buông xả giận hờn Đừng nên tính chuyện thiệt hơn Cho lòng thanh thản tâm hồn tịnh yên
03/02/2021(Xem: 7270)
Đón Tết năm nay thấy ...khác xưa , Bạn bè biền biệt ...vãng lai thưa Một mình cô quạnh ..gian nhà trống Ông Táo ngày mai .. vẫn phải đưa ! Xuống phố, ừ ..mua cam, mứt, quả Chuẩn bị tuần nữa cũng là vừa Hai chậu Vạn Thọ trước nhà ... Tết ! Xuân đến ... quan trọng nhất Giao Thừa.
03/02/2021(Xem: 7291)
Tùng xèng tùng xèng Chuông đồng hồ reng Giật mình tỉnh giấc Hăm ba tháng Chạp Mang gấp khẩu trang Kính tâu Ngọc Hoàng
03/02/2021(Xem: 19252)
Vừa qua nhóm ảnh Nhất Chi Mai thuộc tu viện Phước Hòa (Đồng Nai), được sự hướng dẫn của Thượng toạ Viện chủ đã đến Buôn Mê Thuột để quay những thước phim đầu tiên về nhạc sĩ Hằng Vang. Cùng với cố nhạc sĩ Lê Cao Phan, Bửu Bác... được xem như lớp tiền phong của dòng tân nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Hằng Vang tên thật là Nguyễn Đình Vang, sinh năm 1933 tại Huế. Trong hơn 60 năm sáng tác, ông có hàng trăm ca khúc về đề tài này, nổi bật nhất là ca khúc Ánh Đạo vàng (1958) đã thấm sâu vào lòng Phật tử suốt thời gian dài từ khi ra đời.
01/02/2021(Xem: 6437)
Hãy khéo luyện lòng mình luôn quảng đại Để những điều chướng ngại được dung thông Khổ đau buồn tức để chi trong lòng Sống tốt đẹp bằng trái tim rộng mở
01/02/2021(Xem: 7060)
Chữ “chùa” thường dễ khiến người ta liên tưởng đến những… chữ khác như kinh-kệ-chuông-mõ-sư-sãi…Xa hơn, có thể gợi nhớ đến chữ… thơ (vì, tu sĩ và thi sĩ vốn là bằng hữu, trong truyền t
01/02/2021(Xem: 8403)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]