Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Người Cận Sự Nữ Dâng Thịt Đùi

14/03/201423:35(Xem: 33040)
26. Người Cận Sự Nữ Dâng Thịt Đùi
blank
Người Cận Sự Nữ
Dâng Thịt Đùi


Hôm kia, đức Phật và hội chúng dừng chân ở Isipatana (Vườn Nai), thấy trú xứ này chư tăng khá đông và tăng xá, cốc liêu cũng được sửa sang lại tương đối tươm tất. Một số chư vị trưởng lão như Assaji, Vappa, Yasa, Devadatta, Kaḷudāyi... trên đường du hóa nhiều nơi, đang có mặt ở đây, thấy đức Phật đến thăm, họ vô cùng hoan hỷ.

Trong lúc hầu chuyện với đức Thế Tôn, các vị trưởng lão cho biết, ở bên này sông Gaṇgā thì giáo pháp phát triển tốt, nhưng bên kia sông, tại Bārāṇasī ngoại giáo vẫn đang hưng thịnh. Quần chúng vẫn nghiêng nặng về cúng tế, cầu nguyện chư thần ban phúc, giải họa với những nghi lễ cổ truyền. Các giáo phái khổ hạnh cực đoan vẫn được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của quần chúng ngu si, cuồng tín.

Đức Phật nhắc nhở chư vị trưởng lão rằng, đấy là đức tin ngàn đời đã bám sâu vào truyền thống, vào sinh hoạt tâm linh xã hội, không dễ gì một sớm, một chiều thay đổi tư duy và quan niệm sống của họ được. Điều quan trọng là chư tăng phải biết nhẫn nại, tu tập thêm bốn vô lượng tâm, ngoài ra phải có đời sống giới hạnh đoan nghiêm, thanh tịnh thì lần hồi cũng chuyển hóa được tâm thức xã hội, ít ra, ban đầu là từ những người có trí.

Chư vị trưởng lão im lặng thọ trì lời nghiêm huấn của đức Phật và cùng đồng ý đấy là tinh thần kim chỉ nam sinh hoạt của tăng đoàn. Sau đó, trưởng lão Yasa cũng có than phiền với đức Phật về trình độ yếu kém, giới hạnh lôi thôi của một số vị tỳ-khưu sơ tu, nơi này và nơi khác làm mất đức tin của quần chúng. Tại Bārāṇasī này cũng không ngoại lệ. Rồi trưởng lão kể hầu cho đức Phật nghe một câu chuyện vừa mới xảy ra làm cho Tăng chúng bàng hoàng, giới cư sĩ xôn xao và dư luận khắp nơi đang bàn tán không có lợi cho giáo hội chút nào.

Hơn ai hết, đức Phật đã biết chuyện gì, và đó cũng là lý do mà ngài dừng chân ở đây, nhưng ngài vẫn hỏi cho có lệ:

- Ông cứ nói! Như Lai nghe đây!

- Bạch đức Thế Tôn! Tại Bārāṇasī này có gia chủ Suppiya(1), cả vợ lẫn chồng đều là bậc có trí, có đức tin vững mạnh và có tâm hộ độ chư tăng như giếng nước đầy bên ngã tư đường.

Thường thường, cả hai vợ chồng hay đến đây, thăm hỏi chư tăng, xem ai có nhu cầu gì về tứ sự, nhất là thiếu thức ăn, vật uống gì hay đau ốm gì để họ cúng dường kịp thời. Lợi dụng điều đó, có một số phàm tăng thường đưa ra những yêu cầu quá đáng theo sở thích của mình, chẳng biết đủ, chẳng biết dừng. Cách đây ba hôm, nữ cận sự Suppiyā cũng làm vậy, vào buổi chiều, đã đi bên ngoài từ cốc liêu nầy sang cốc liêu khác hỏi thăm chư tăng, ai bị bệnh, ai cần thuốc men gì, thì có một vị tỳ-khưu có nhu cầu về thịt. Ông ta nói là vì uống thuốc xổ quá liều, nên cứ đi xổ liên tục, suốt mấy ngày không còn hơi sức, không còn một chút khí lực nào nên thầy thuốc và bạn hữu bảo là phải cần cháo thịt mới lấy lại sức khỏe được.

Nữ cận sự Suppiyā đáp:

“- Thưa ngài, ngài mai đệ tử sẽ dâng cúng món thuốc trị bệnh ấy”.

Về nhà, nữ cận sự Suppiyā bảo gia nhân ra chợ mua loại thịt đã được làm sẵn (pavattamaṃsaṃ). Nhưng ngày hôm ấy, thuộc ngày lễ ăn rau trái của đạo bà-la-môn nên khắp phố phường, chợ búa chẳng tìm ra được một chút thịt gì, gia nhân đành về thưa lại với nữ chủ sự thực như vậy.

Nữ cận sự Suppiyā tự nghĩ:

“- Đã hứa thì không thể sái lời. Lại là lời hứa đối với một vị tỳ-khưu thì lại càng không thể thất tín. Vả lại, nếu uống thuốc xổ đã sức cùng, lực kiệt, nếu không có cháo thịt để tẩm bổ thì cơ thể lại càng suy giảm, nguy hại tính mạng hơn nữa!”

Nghĩ thế xong, nữ cận sự Suppiyā vào phòng kín, lấy con dao hơ lửa sát trùng rồi vén xiêm, cắt một miếng thịt đùi. Với dụng cụ đâu đó đã được chuẩn bị sẵn, bà tự băng bó vết thương cho mình, trấn tĩnh cơn đau, ra ngoài, trao miếng thịt cho một nữ gia nhân thân tín:

“- Hãy tức khắc hầm cháo rồi mang đến Vườn Nai dâng cho vị tỳ-khưu bị bệnh”.

Bảo thế xong, bà quay vào trong, dặn dò số gia nhân còn lại:

“- Có ai thăm hỏi, kể cả phu quân của ta, nói là ta bị ốm bệnh, đang nằm nghỉ trong phòng”.

Người chồng, nam cận sự Suppiya đi công việc về, hỏi thăm vợ, vào thăm, ân cần hỏi nguyên nhân bệnh. Đối với chồng, bà thật tình kể lại, không dám giấu giếm điều gì.

Nghe xong, thay vì nổi giận, thay vì buồn rầu, ông ta cảm thán, hoan hỷ thốt lên:

“- Ôi! Thật là kỳ diệu thay! Thật là phi thường thay - về tâm, về trí, về đức tin của người bạn đời thương quý của ta! Nàng đã an trú vào giáo pháp một cách vững chắc, không lay động, hơn cả ta nữa đấy, nàng biết không? Bởi vì, ngay miếng thịt trên tấm thân ngọc ngà, ngàn vàng này mà nàng còn cắt bỏ đi được - thì những vật ngoại thân khác, có gì mà nàng không vứt bỏ được đã chứ ?”

Bạch đức Thế Tôn! Tôn giả Yasa nói tiếp - Sau đó, nam cận sự Suppiya hôm qua đã đến đây gặp đệ tử, có mặt chư tôn giả Vappa, Assaji... kể lại chuyện trên với tâm hân hoan không diễn tả được. Đệ tử tự nghĩ: Vợ chồng gia chủ kia thật là tuyệt vời; tâm, trí, công hạnh, đức tin gì gì cũng bất khả tỷ, bất khả tri lượng. Chúng đệ tử kính trọng họ vô cùng. Nhưng theo đệ tử, thiển kiến của đệ tử thì vị tỳ-khưu kia đã hơi quá đáng, có mấy vấn đề cần phải nghiên cứu, rà soát lại, cụ thể, là có hai điều nên được đức Thế Tôn quan tâm, giáo giới!

- Ừ, ông cứ nói! Như Lai nghe đây!

- Bạch đức Thế Tôn! Tôn giả Sāriputta lúc bị bệnh đau bụng, chỉ tình thực kể chuyện lại về món cháo ăn vào là lành bệnh thuở còn tại gia cho tôn giả Moggallāna nghe. Chư thiên biết được, mách bảo thí chủ dâng cúng món cháo ấy cho tôn giả Moggallāna, nhưng tôn giả Sāriputta không chịu thọ dụng, bảo đấy là do gợi ý mà có, là tà mạng. Câu chuyện ấy là cả một tấm gương soi rạng ngời cho Tăng chúng. Vị tỳ-khưu bị bệnh kia gợi ý về món cháo thịt đã là tà mạng rồi, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, Như Lai rõ rồi! Còn điều thứ hai?

- Có lẽ, khi một vị tỳ-khưu thọ thực, phải suy luận, phải quan sát, phải để tâm xem thử thịt ấy là thịt gì... chứ chẳng lẽ nào thịt gì cũng dùng được? Câu chuyện cận sự nữ Suppiyā cắt thịt đùi của mình để nấu cháo dâng cúng cho vị tỳ-khưu kia quả thật là xúc động đến quá nhiều người, bạch đức Tôn Sư!

- Chính xác! Như Lai sẽ để chuyện ấy vào những điều học mà chư tỳ-khưu phải thọ trì!

Câu chuyện vừa bàn xong thì nam cận sự Suppiya cũng vừa đến Vườn Nai, vui mừng đảnh lễ đức Thế Tôn, sau đó ông cung kính thỉnh mời đức Phật và chư vị trưởng lão ngày mai đến gia đình để ông được thiết lễ đặt bát cúng dường.

Hôm sau, khi đến tư gia, đức Phật ân cần thăm hỏi sức khỏe của nữ cận sự Suppiyā thì được biết, nàng đang bị sốt, còn nằm trên giường bệnh chưa ngồi dậy được.

Đức Phật mỉm cười, nói với gia chủ Suppiya:

- Không sao! Ông hãy ẵm bồng phu nhân ra đây để Như Lai thăm hỏi một chút nào!

Khi ông Suppiya ẵm bồng bà vợ quỳ trước mặt đức Phật và chư vị trưởng lão, đức Phật chú tâm nhìn lướt một vòng từ đầu đến chân thì nàng Suppiyā liền cảm thấy một nguồn khí ấm áp, tê rần chạy khắp châu thân, cuồn cuộn một năng lượng lạ lùng, chữa trị ngay vết thương và sức khỏe cũng theo đó mà hoàn toàn hồi phục. Cận sự nữ Suppiyā vùng dậy trên tay chồng, quỳ phục bên chân đức Đạo Sư, hân hoan, sung sướng thốt lên:

- Ôi! Diệu kỳ thay là ánh mắt của đức Chánh Đẳng Giác! Chỉ cái nhìn lướt qua của ngài mà vết thương của đệ tử được liền lại, cảm giác nó đã đâm da non, và toàn thể thân sắc của đệ tử như trở lại thời còn là con gái.

Ông Suppiya chăm chú nhìn vợ. Ông bán tín, bán nghi chuyện đang xảy ra trước mắt. Cô vợ của ông chợt như trẻ lại mươi tuổi, cả làn da, thân vóc, ánh mắt, nụ cười là của cô tiểu thư Suppiyā thuở còn xuân xanh!

Cả hai quỳ sụp xuống, cảm động đến không thốt nên lời. Sau đó, họ hoan hỷ, phấn chấn, tự tay sớt vật thực thượng vị loại cứng, loại mềm đến đức Phật và chư vị trưởng lão.

Lúc đã thọ thực xong, bàn tay vừa rời khỏi bình bát, ông bà gia chủ Suppiya và thân quyến quỳ xuống một bên thì đức Phật với những pháp thoại đúng căn duyên, tăng trưởng niềm tin và đặt họ vững vàng bước chân theo chánh pháp rồi giã từ.

Sự kỳ diệu về ánh mắt của đức Phật, từ đó nó lan nhanh cả kinh thành Bārāṇasī, ai ai cũng lấy đó làm câu chuyện đầu môi. Họ tôn kính năng lực siêu phàm của đức Chánh Đẳng Giác. Họ ngưỡng mộ đức tin cúng dường của nữ cận sự Suppiyā.

Đức Phật còn ở lại Isipatana mấy hôm nữa. Ngài đã la rầy vị tỳ-khưu xin thịt, nhưng vì lý do lần đầu phạm tội nên chỉ giáo giới và khiển trách là chính.

Đức Phật còn cặn kẽ bảo chư vị trưởng lão nên phổ biến điều học là vị tỳ-khưu khi thọ dụng phải để tâm quan sát xem thử đấy là thịt gì, dù nó đã thuộc tam tịnh nhục để tránh phải thọ dụng thịt người! Ngoài ra, đức Phật cũng chế định loại thịt gì không được dùng dựa theo tình cảm xã hội hoặc phong tục, truyền thống...

Và tóm tắt những chế định ấy là như sau:

- Thọ dụng thịt người như trường hợp vừa xảy ra thì phạm trọng tội (thullaccaya).

- Thọ dụng thịt mà không quán xét thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

- Thọ dụng thịt voi, thịt ngựa, thịt rắn, thịt chó, thịt sư tử, thịt cọp, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói... đều phạm tội tác ác (dukkaṭa)...

Đức Phật chỉ chế định chừng ấy rồi lại cùng với hội chúng lên đường...


(1)Theo kinh sách ghi, chồng Suppiya và vợ Suppiyā, cùng một tên!.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11544)
Mười lăm năm một bước đường Đau lòng lữ thứ đoạn trường , cha ơi Đêm dài tưởng tượng cha ngồi Gối cao tóc trắng rã rời thân con
10/04/2013(Xem: 12132)
Rừng im mây đầy ôm núi ngủ Cỏ mềm xanh mướt ngập bờ hoang Thoang thoảng đêm huyền hương thạch nhũ Đầu hoa nhụy ứa gió lên ngàn.
10/04/2013(Xem: 11634)
Một bông hồng xin dâng Mẹ Một bông hồng xin dâng Cha Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu Công Cha phải nhớ làm đầu Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình
10/04/2013(Xem: 10235)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
10/04/2013(Xem: 16231)
Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết đó là đất nước của ngàn hoa... Hoàng Xuân Vinh
08/04/2013(Xem: 10238)
Đất tâm như quả địa cầu, Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi. Tâm là dòng suối nghĩ suy, Tâm và hạt giống có gì khác đâu. 5. Tâm không tu phải khổ đau, Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng, Xuống lên ba cõi trầm luân, Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
08/04/2013(Xem: 55489)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 14700)
"Ở đâu cũng có anh hùng Nơi đâu cũng có kẻ ngu người hiền, Anh hùng gặp gái thuyền quyên Ở ngay trong chốn trận tiền hiểu nhau Tình thương không có đối đầu Không phân trận tuyến không cầu mong chi Thực hành nghĩa cử Từ Bi
08/04/2013(Xem: 10784)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
05/04/2013(Xem: 20855)
Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]