Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như hạt ngọc trong veo (bài thơ có 10 cách đọc)

04/03/201408:52(Xem: 13526)
Như hạt ngọc trong veo (bài thơ có 10 cách đọc)

Phat ngoc



NHƯ HẠT NGỌC TRONG VEO

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
01.- Dại khôn rồi cũng… chết lăn queo,
Danh lợi vàng son, nghĩ chán phèo !
Kẻ khó lỡ thời, thêm gặp khổ,
Người sang hết vận, phải lo nghèo.
Sóng trần thăm thẳm, nhiều tay lội,
Đường đạo thênh thênh, ít kẻ theo.
Thêm mối dục tình, là bể hận,
Mấy ai thoát được, nỗi sầu đeo !

02.- Sầu đeo, sầu kéo lệ trào theo,
Nào khóc chia ly, khóc đói nghèo !
Khóc cảnh đắng cay, lời thắm thiết,
Khóc đời ấm lạnh, nghĩa sơn keo.
Thương thân phiêu bạt vùi sương tuyết,
Thương kiếp trầm luân sánh bọt bèo.
Thức trắng nhiều đêm nơi đất khách,
Tâm tình than với mảnh trăng treo !

03.- Trăng treo lờ lững giữa lưng đèo,
Chắc cũng cười vui với gió reo.
Cười bởi trần duyên đâu dễ vướng,
Vui vì nhân thế chẳng buồn đeo.
Một tuồng vinh nhục đà ra khỏi,
Hai nẻo thăng trầm chớ để gieo.
Thương kẻ trần ai chưa hiểu thấu,
Minh tâm kiến tánh quyết lòng theo !

04.- Quyết lòng theo đạo hạnh tì kheo,
Xem bả phù hoa thể bọt bèo !
Thế tục mập mờ mây xám lượn,
Đào nguyên rạng rỡ hạc vàng reo.
Mất còn đâu có – mà đem buộc,
Thua được là không – lọ phải đeo ?
Sắc sắc, không không, lời pháp bão,
Ấy kìa hạt giống phải cần gieo !

05.- Phải cần gieo hạt giống trong veo,
Là đạo từ bi quyết phải theo.
Dù có nhọc lòng nên vững bước,
Cũng đừng nản chí phải lơi chèo.
Luân hồi muốn dứt, sầu lo cởi,
Nghiệp quả còn mang, khổ hận đeo.
Dẫu bậc đế vương, cùng sĩ thứ,
Không tu… sao thoát kiếp dâu bèo ?!

06.- Dâu bèo một kiếp, gió qua vèo,
Chiếc lá vàng khô phải rụng theo !
Tranh bá đồ vương, gieo hận oán,
Tham quyền cố vị, thắt sầu đeo.
Tiếc trang tài tuấn đời luân lạc,
Thương khách hùng anh phận đói nghèo.
Bể khổ trầm kha… là thế thế,
Con thuyền bào ảnh chẳng bờ neo !

07.- Chẳng bờ neo, cũng chẳng bờ neo,
Dồn dập từng cơn sóng bủa vèo !
Chìm nổi lênh đênh, tình vắng ngắt,
Mất còn lơ láo, cảnh đìu hiu.
Cung đàn Tư Mã, chùng tay phiếm,
Chén rượu Đình Hoa, đẫm mái chèo.
Phấn sáp Đài Chương, lầu gác ngọc,
Điêu tàn như thể hạt sương gieo !

08.- Hạt sương gieo tợ chỉ mành treo,
Một thoáng rồi tan, mộng nát theo !
Tài hạng Trương Nghi còn sợ khổ,
Giỏi tay Hàn Tín vẫn lo nghèo.
Đâu bằng an lạc thung thăng bước,
Há để trầm tư nhũng nhẵng đeo.
Cội phúc… do lòng tôn đạo pháp,
Tâm thành như hạt ngọc trong veo !

09.- Trong veo hạt ngọc, phải cần gieo,
Mãi mãi giồi trau, cố gắng theo !
Dù lúc mưa chan, không hối tiếc,
Hoặc khi nắng gội, chớ eo xèo.
Phải tu nghiệp đức đừng rơi lại,
Tránh để tình si cứ bám theo.
Luôn nhớ chữ “Tâm” nào phải “Phật”,
Quên Tâm quên Phật mới trong veo !

10.- Trong veo… là chỗ chẳng gì đeo,
Hạt bụi trần ai mất chỗ theo !
Lưu luyến, luyến lưu, cười nghiệp dứt,
Ngộ mê, mê ngộ, lựa đường gieo.
Nhớ chi cố sự, say hồ rượu,
Quên cả tiền duyên, quẳng mái chèo.
Cuộc thế vần xoay, trời định sẵn,
Dại khôn rồi cũng chết lăn queo !

Nhật Hồng Nguyễn-Thanh-Vân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2020(Xem: 8718)
Ngưỡng kính được Bồ Tát giải đáp vài thắc mắc... Học được rằng : Luật nhân quả chẳng hề sai! Nhưng thế kỷ này hết đại dịch đến thiên tai, Mãi kéo dài dường như chẳng bao giờ kết thúc?
29/10/2020(Xem: 8805)
Từ lâu tôi đã được nghe rằng:”một người được sống trên một quốc gia nào đó trên nửa đời người thì nơi ấy gọi là quê hương”. Trước thì 60 năm cuộc đời ngày nay có thể lên đến 80 nhưng nếu lấy trung bình 70 năm thôi... thì nước Úc và Việt Nam đối với tôi đều là quê hương cả.
26/10/2020(Xem: 9605)
Kính dâng Thầy bài thơ về Mẹ và kính chúc Thầy thật sớm có ngày về thăm Cụ Bà Tâm Thái như ước nguyện. “Mẹ là Phật, là Phật hằng hữu Cho cuộc đời con mãi thắm tươi“ Lời ca tha thiết vọng tim người Như nước nguồn chảy hoài vô tận
25/10/2020(Xem: 7001)
Dù đôi lần bị xem thường như hạt cát! Vẫn tự tin giá trị thực của mình, Đặc biệt, duy nhất sống giữa hành tinh. Bản chất thiện lương có tên trong vũ trụ!
23/10/2020(Xem: 6463)
Tại vương quốc Kô Sa La, Thuở xưa là một quốc gia hùng cường, Ba Tư Nặc là quốc vương Khắp trong nước Ấn bốn phương vui vầy,
23/10/2020(Xem: 5934)
Ngày xưa có kẻ tử tù Một ngày vượt ngục chạy như điên cuồng Trốn cho mau, vội tìm đường, Phía sau lính gác rộn ràng rượt theo Xua hai voi dữ hiểm nghèo
23/10/2020(Xem: 7044)
Ngày xưa ở nước Trung Hoa Có hai người bạn rất là thân nhau Một người tài nghệ hàng đầu Chơi đàn điêu luyện ai đâu sánh cùng,
23/10/2020(Xem: 6778)
Kính dâng Thầy bài thơ cảm tác khi học về Tổ Quy Sơn và khi nghe bài nhạc “Đời cho Ta Thế “ trong thiền ca âm nhạc Bài pháp thoại Tổ Quy Son còn nhớ! Quy tắc "Ba Không" giữ mãi trong lòng, Không NHỚ, không NGHĨ, không QUÊN có chút thông, Hôm nay lại nghe nhạc " ĐỜI CHO TA THẾ"
23/10/2020(Xem: 9370)
Một miếng khi đói giữa cơn lụt lũ, Gửi ngàn, chục ngàn bánh tét bánh chưng. Tấm lòng vàng chất phát tuy chỉ tượng trưng, San sẻ chút tình nhân ái... hồn dân tộc!
19/10/2020(Xem: 7212)
Đạo dạy “Sống là thuận thiên lập mệnh” Melbourne vừa nới rộng khoảng đường xa, Thì nghe tin lụt sạt lở chốn quê nhà, Bao thương cảm chợt tuôn dòng lệ nóng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]