Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như hạt ngọc trong veo (bài thơ có 10 cách đọc)

04/03/201408:52(Xem: 13451)
Như hạt ngọc trong veo (bài thơ có 10 cách đọc)

Phat ngoc



NHƯ HẠT NGỌC TRONG VEO

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
01.- Dại khôn rồi cũng… chết lăn queo,
Danh lợi vàng son, nghĩ chán phèo !
Kẻ khó lỡ thời, thêm gặp khổ,
Người sang hết vận, phải lo nghèo.
Sóng trần thăm thẳm, nhiều tay lội,
Đường đạo thênh thênh, ít kẻ theo.
Thêm mối dục tình, là bể hận,
Mấy ai thoát được, nỗi sầu đeo !

02.- Sầu đeo, sầu kéo lệ trào theo,
Nào khóc chia ly, khóc đói nghèo !
Khóc cảnh đắng cay, lời thắm thiết,
Khóc đời ấm lạnh, nghĩa sơn keo.
Thương thân phiêu bạt vùi sương tuyết,
Thương kiếp trầm luân sánh bọt bèo.
Thức trắng nhiều đêm nơi đất khách,
Tâm tình than với mảnh trăng treo !

03.- Trăng treo lờ lững giữa lưng đèo,
Chắc cũng cười vui với gió reo.
Cười bởi trần duyên đâu dễ vướng,
Vui vì nhân thế chẳng buồn đeo.
Một tuồng vinh nhục đà ra khỏi,
Hai nẻo thăng trầm chớ để gieo.
Thương kẻ trần ai chưa hiểu thấu,
Minh tâm kiến tánh quyết lòng theo !

04.- Quyết lòng theo đạo hạnh tì kheo,
Xem bả phù hoa thể bọt bèo !
Thế tục mập mờ mây xám lượn,
Đào nguyên rạng rỡ hạc vàng reo.
Mất còn đâu có – mà đem buộc,
Thua được là không – lọ phải đeo ?
Sắc sắc, không không, lời pháp bão,
Ấy kìa hạt giống phải cần gieo !

05.- Phải cần gieo hạt giống trong veo,
Là đạo từ bi quyết phải theo.
Dù có nhọc lòng nên vững bước,
Cũng đừng nản chí phải lơi chèo.
Luân hồi muốn dứt, sầu lo cởi,
Nghiệp quả còn mang, khổ hận đeo.
Dẫu bậc đế vương, cùng sĩ thứ,
Không tu… sao thoát kiếp dâu bèo ?!

06.- Dâu bèo một kiếp, gió qua vèo,
Chiếc lá vàng khô phải rụng theo !
Tranh bá đồ vương, gieo hận oán,
Tham quyền cố vị, thắt sầu đeo.
Tiếc trang tài tuấn đời luân lạc,
Thương khách hùng anh phận đói nghèo.
Bể khổ trầm kha… là thế thế,
Con thuyền bào ảnh chẳng bờ neo !

07.- Chẳng bờ neo, cũng chẳng bờ neo,
Dồn dập từng cơn sóng bủa vèo !
Chìm nổi lênh đênh, tình vắng ngắt,
Mất còn lơ láo, cảnh đìu hiu.
Cung đàn Tư Mã, chùng tay phiếm,
Chén rượu Đình Hoa, đẫm mái chèo.
Phấn sáp Đài Chương, lầu gác ngọc,
Điêu tàn như thể hạt sương gieo !

08.- Hạt sương gieo tợ chỉ mành treo,
Một thoáng rồi tan, mộng nát theo !
Tài hạng Trương Nghi còn sợ khổ,
Giỏi tay Hàn Tín vẫn lo nghèo.
Đâu bằng an lạc thung thăng bước,
Há để trầm tư nhũng nhẵng đeo.
Cội phúc… do lòng tôn đạo pháp,
Tâm thành như hạt ngọc trong veo !

09.- Trong veo hạt ngọc, phải cần gieo,
Mãi mãi giồi trau, cố gắng theo !
Dù lúc mưa chan, không hối tiếc,
Hoặc khi nắng gội, chớ eo xèo.
Phải tu nghiệp đức đừng rơi lại,
Tránh để tình si cứ bám theo.
Luôn nhớ chữ “Tâm” nào phải “Phật”,
Quên Tâm quên Phật mới trong veo !

10.- Trong veo… là chỗ chẳng gì đeo,
Hạt bụi trần ai mất chỗ theo !
Lưu luyến, luyến lưu, cười nghiệp dứt,
Ngộ mê, mê ngộ, lựa đường gieo.
Nhớ chi cố sự, say hồ rượu,
Quên cả tiền duyên, quẳng mái chèo.
Cuộc thế vần xoay, trời định sẵn,
Dại khôn rồi cũng chết lăn queo !

Nhật Hồng Nguyễn-Thanh-Vân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2014(Xem: 12883)
Có Xuân nào, Không mai vàng trước ngõ Không câu đối giao mùa, Tỉnh thức – Xuân từ đó… Giọt sương trong – Phật Thừa !
31/03/2014(Xem: 13065)
đám mây đi qua dòng sông tôi mất bóng và tôi vỡ ra dập dềnh trôi xác ma quá khứ tế bào óc tim tóe lên ánh lửa bập bùng bên này leo lét bên kia bít bùng thế giới đa tri đường ngược đường xiên
29/03/2014(Xem: 11127)
Đi tu chẳng phải trốn đời Đi tu cốt để chuyển dời tánh, tâm. Đi tu chẳng mộ tiếng tăm Đi tu chỉ để âm thầm Độ, Tha (*) Đi tu thức giấc Nam Kha Đi tu để thoát Ái hà mênh mông .
29/03/2014(Xem: 16303)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
26/03/2014(Xem: 11191)
Sen kinh Phật Loài hoa tiết hạnh dị thường Đêm đêm giữ ngọc, gìn hương cho đời Trinh nguyên lay động đất trời Thơm câu kinh Phật, ngát lời ca dao.
26/03/2014(Xem: 11491)
Nếu đánh mất đi Nhiệt Tâm Con người trở nên lạnh nhạt Năm tháng trôi qua âm thầm Một ngày, một đời không khác.
26/03/2014(Xem: 12075)
Chúng ta đều đã lên tàu Thời gian không định biết về đâu, Ga cuối cuộc đời tất phải đến Bây giờ còn sống hay thương nhau...
26/03/2014(Xem: 11936)
Chuyến Tàu Định Mệnh Chào đời là đã lên tàu Chuyến tàu định mệnh biết về đâu? Qua bao ghềnh thác bao đồi núi Người lên kẻ xuống bến ga nào!
23/03/2014(Xem: 32237)
Một thường lễ kính chư Phật Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh Kính Phật phước đức an lành Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài.
22/03/2014(Xem: 13502)
Tiếng Chuông (thơ) Thích Tánh Tuệ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]