Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo

26/11/201320:43(Xem: 32313)
24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
mot_cuoic_doi_tap_4
Thỉnh Thị
Một Bộ Luật Hoàn Hảo



Tôn giả Sāriputta, sau khi ra khỏi định, giữ yên ỏ cận định, một ý nghĩ chợt khởi sanh, liên hệ đến sự tồn tại của giáo pháp nên ngài đã tìm đến đức Phật, quỳ bên chân, thưa rằng:

- Bạch đức Tôn Sư! Giáo pháp thoát khổ quả là có những công năng nhiệm mầu. Trong lo toan, bận rộn ta tìm được sự yên bình, thanh thản. Trong những lao xao, huyên náo ta tìm được sự định tĩnh, nghỉ ngơi. Trong sự nóng nảy của lửa tham, lửa sân ta tìm được sự mát mẻ và trong lành. Trong cơn đói thức ăn, đói vật thực ta vẫn giữ được sự an nhiên và vững chãi... Giáo pháp ấy mà tồn tại trên cuộc đời lâu xa chừng nào thì lợi lạc và an vui cho chúng sanh từng ấy. Vậy thì cho đệ tử được hỏi, giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào tồn tại lâu dài, và giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào không tồn tại lâu dài?

Với câu hỏi ấy, đức Phật cho biết là giáo pháp chư Phật, ví dụ như Vipassī, Sikhī và Vessabhū không tồn tại lâu dài, còn giáo pháp của chư Phật Kakusandha, Koṇāgamana và Kassapa thì tồn tại lâu dài.

Khi tôn giả hỏi tiếp lý do thì đức Phật xác định là đức Phật nào không giảng dạy giáo lý một cách cặn kẽ, thuận thứ, không ban hành những giới luật căn bản chi tiết và nghiêm minh (cụ túc giới) để ràng buộc chư đệ tử trong một nếp sống kỷ cương và thanh tịnh thì giáo pháp ấy sẽ sớm diệt vong. Rồi đức Phật giảng với ý rằng: Giống như một số bông hoa đặt rải rác trên tấm ván sàn, nếu chúng không được những sợi chỉ kết dính lại với nhau thì chỉ một cơn gió mạnh thổi đến là nó sẽ tung tóe, tản mác khắp các hướng. Cũng vậy là đời sống phạm hạnh, nếu không có sự kết dính, ràng buộc bởi giới luật căn bản thì giáo pháp ấy rồi cũng bị tàn tạ và sớm diệt vong y như thế.

Tôn giả Sāriputta cúi đầu ngẫm nghĩ một lát rồi thưa tiếp rằng:

- Đệ tử đã hiểu. Trong mấy năm gần đây, đức Thế Tôn có chế định một số học giới, đa phần là cách sống, cách ứng xử phải lẽ; ngoài ra cũng có chế định thêm một số học giới liên hệ tư cách, phẩm hạnh của sa-môn. Nhưng một bộ luật hoàn chỉnh, cụ thể là những giới luật căn bản thiết cốt(1)cho chư tỳ-khưu để giữ gìn họ trong nếp sống phạm hạnh thiêng liêng để duy trì giáo pháp được lâu dài vẫn chưa có. Vậy xin đức Thế Tôn hãy ban hành giới luật căn bản ấy.

Đức Phật nói:

- Ông nói đúng, này Sāriputta! Nhưng mà từ từ đã. Ông có để ý là trong những năm đầu tiên chúng ta có giới luật nào đâu? Ai cũng sống hồn nhiên và trong sáng. Ai cũng tự biết là việc này nên làm và việc kia không nên làm. Ai cũng có sẵn giới luật ở trong tâm và họ tự điều chỉnh lấy, chẳng cần phải ai nhắc nhở ai. Như nhóm các ông Koṇḍañña, nhóm các ông Yasa, nhóm ba mươi hoàng tử Kosala, nhóm ba anh em ông Kassapa và sau đó là các ông và Mahā Kassapa nữa...

Và cho chí sau này, những chuyện xảy ra tại Kosambī, Jetavana, Veḷuvana do có trường hợp cụ thể phát sanh, chúng ta mới đưa ra những học giới có tính cách đối trị chứ chưa thiết lập những giới luật căn bản (Pāṭimokkha). Giới luật căn bản và đầy đủ (cụ túc) không thể hình thành trong một hai ngày mà phải trải qua năm tháng khi có những trọng tội, những ô uế phát sanh ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng phạm hạnh. Có giết người mới thiết chế tội để trục xuất kẻ giết người. Có trộm cắp mới thiết chế tội để trục xuất kẻ trộm cắp...

- Đệ tử hiểu!

- Ông phải để ý là lúc nào chư phàm tăng quá đông, lại không được giáo dục, tu tập một cách căn bản có hiệu quả thì lúc ấy, hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào chư tăng chưa đặt đúng trọng tâm, chưa hướng đến giác ngộ, giải thoát mà cố gắng thiền định, đạt các thắng trí thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào, chư tăng chưa đặt được bàn chân đầu tiên trên lộ trình bất tử mà mãi lo trau dồi kinh pháp cho làu thông, cho uyên bác để hy vọng được làm luật sư, kinh sư, giảng sư, pháp sư có uy tín thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng! Lúc nào đời sống vật chất thịnh mãn thì danh vọng và lợi dưỡng lại trở thành ước mơ hoặc mục đích của một số tỳ-khưu Tăng ni thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào mà của cải, tài sản, y phục, vải vóc, giường nệm, tấm đắp... đa phần đều là vật trân quý nằm đầy các kho lẫm đại tịnh xá, tu viện... thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Hiện tại, chư tăng các nơi đã đông đúc, phàm tăng cũng rất nhiều, những hiện tượng mà Như Lai vừa kể, theo đó, có nẩy mầm, đang nẩy mầm, có phát sanh nhưng chưa trầm trọng lắm. Có thể vài ba năm tới, từng bước, từng bước, chúng ta sẽ hình thành bộ luật căn bản này. Cứ hễ một người vi phạm cụ thể chúng ta chế định một học giới. Hai người vi phạm cụ thể chúng ta chế định hai học giới ...

Ví như ông thầy thuốc, khi thấy một người bị bệnh, ông ta phải nghiên cứu, phải nhìn, quan sát, hỏi, nghe rồi xem mạch, sau đó mới bốc thuốc chẩn trị được. Bệnh này, phương này, bệnh khác, phương khác. Tùy bệnh cho thuốc. Có vết thương mới mổ xẻ, không vết thương mổ xẻ làm gì. Có bệnh mới có thuốc, không bệnh thì bốc thuốc làm gì. Pháp cũng y như vậy mà luật cũng phải y như vậy. Cứ thế, một trăm bệnh có một trăm toa thuốc, hai trăm bệnh hai trăm toa thuốc, dần dần nó sẽ toàn mãn, cụ túc - cụ túc giới là như thế đó, này con trai trưởng(1)!

Tôn giả Sāriputta được nghe đầy đủ như thế, rất lấy làm thỏa mãn, hoan hỷ; sau đó, ngài không quên kể lại toàn bộ nội dung bệnh và thuốc cho Mahā Moggallāna và Ānanda nghe. Bên cạnh có Nanda, Meghiya và Rāhula, họ cũng được tiếp thu để mở rộng kiến văn.



(1)Pāṭimokkha: Giới bổn của tỳ-khưu.

(1)Từ hạ thứ 12 này, là thời điểm tôn giả Sāriputta thỉnh thị đức Phật ban hành một bộ luật hoàn hảo, nhưng đến hạ thứ 20 - khi có trường hợp tỳ-khưu Sudina “liên hệ” với người vợ cũ - giới bất cộng trụ lần đầu tiên mới được ban hành, cũng là thời điểm để các nhà chú giải giới thiệu về tạng Luật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2018(Xem: 7772)
Kính tặng TT Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức cùng quý Thi Hữu trên Diễn Đàn Thi Ca của Trang Nhà (kính mời xem Diễn Đàn họa thơ: Trang 01, Trang 02, Trang 03, Trang 04...) Diễn đàn thi ca Quảng Đức Ngày càng rộ sắc thêm hương Sẻ chia niềm tin Phật Pháp Kết tình gắn bó kính thương .
06/07/2018(Xem: 8162)
Hè lại về, ta cùng nhau tu học. Bên mái chùa, lịch sử Chí Linh Xưa. Bao bạn trẻ, tuổi hồn nhiên tìm đạo. Dáng thanh tao, thiền lắng nhẹ chơn thừa. Hè lại về, ươm mầm Hoa Sen trẻ. Thuộc làu kinh, Phước Đức muôi mầm Đạo. Thuộc làu sám, bốn ân trong dưỡng dục. Kệ phẩm Ngàn, Tự Thắng bản trăng sao.
05/07/2018(Xem: 8055)
Về đi Con! bước chân mòn năm tháng Chuyến lữ hành thấp thoáng bóng thời gian Đi về đâu giữa sóng vỗ mây ngàn Chân lạc bước hồng hoang từ mấy độ.!?
05/07/2018(Xem: 9158)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta.
04/07/2018(Xem: 8311)
KẾT NỐI TÌNH THÂN Góp nhặt tình thương khắp mọi miền Dẫu ngàn thân ta phơi ngoài lộ Nguyện cũng vui làm người kết nối Kết nối tình thân khắp chốn này, Năng lượng tình thương lan tỏa khắp Thêm nhiều hữu tình bớt đau thương! Tâm Tịnh
04/07/2018(Xem: 8115)
Chuyện thế xưa nay vẫn luận càn, Từ nơi phố thị đến buôn làng. Suy cùng vạn sự nào ra lẽ! Biết rõ nhiêu điều chỉ rối can. Pháp bảo tâm sơ cần niệm tụng, Kinh thâm tánh lặng miễn đem bàn. Chơn như ngộ thấu bền tu học, Bát Nhã đèn thiền khổ xóa tan. 23/6/2018 Minh Đạo
01/07/2018(Xem: 9522)
Nén Hương Dâng Nguyện (Tuyển Tập Thơ) Kỷ niệm Đại Tường Sư phụ Hòa thượng thượng NHƯ hạ HUỆ Thấm thoát hiếu tang đã mãn kỳ Tấm lòng truy niệm gởi vần thi Từ bi nương đức nguồn chơn tỏa Đạo thể nhờ ơn tánh thiện huy Hư huyễn Ta-Bà mong bước xả Lạc an Tây Độ quyết tâm quy Tinh thành một nén hương dâng nguyện Linh Giác đài tiền mẫn chứng tri.
30/06/2018(Xem: 9019)
Phút Giây Sum Vầy Kính dâng Sư Phụ Xa xăm cách trở gặp nơi đây Giữa chốn trời Nam thật đậm đầy Vạn kiếp ngàn năm, quay trở lại Trăm năm cõi tạm, phút sum vầy Đường trần cất bước chia hai lối Đất Phật cùng nhau hẹn một ngày Gặp gỡ ra đi người mỗi ngã Tình Thầy, nghĩa tử.. thật vui thay. Nam Mô A Di Đà Phật Sài Gòn 30-6-2017 Quảng Pháp Ngôn NVT
27/06/2018(Xem: 9759)
Thiền sư hướng dẫn học thiền Bao nhiêu đệ tử khắp miền về đây Một anh chàng trong nhóm này Đêm thường lén dậy chuồn ngay ra ngoài Vượt tường xuống phố dạo chơi Lang thang khắp nẻo dưới trời thong dong. Một đêm đi kiểm soát phòng Thiền sư thấy một giường không có người Vắng đi một đệ tử rồi Nhìn quanh sư thấy ở nơi sát tường
26/06/2018(Xem: 8864)
Thầy Tâm Ngoạn (76 tuổi) đến Hoa Kỳ tỵ nạn vào tháng 4 năm 1975 cùng thời với tác giả (Tánh Thiện) và TT Từ Lực (Chùa Phổ Từ) vừa phải cưa mất một chân vì bệnh tiểu đường, Thầy là cháu ruột gọi Ni sư Trí Hải (viên tịch) bằng Dì. Vừa rồi, Thầy Từ Lực có vào thăm Ngài . Thỉnh thoảng con cũng gọi thăm Thầy . Con và Thầy Tâm Ngoạn có rất nhiều kỷ niệm từ lúc chùa VN ở Los Angeles thành lập. Hôm nay, con viết bài thơ này kính dâng Thầy Tâm Ngoạn với lòng con luôn nhớ mãi về Thầy và kính nguyện Chư Phật gia hộ cho Thầy sớm bình phục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]