Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Đi Tìm Đức Phật

26/11/201319:22(Xem: 32492)
04. Đi Tìm Đức Phật
mot_cuoic_doi_tap_4

Đi Tìm Đức Phật


Đợi đến gần hết những tháng ngày nắng nóng vẫn không nghe tin tức gì, không thấy đức Phật trở lại, đại đức Ānanda đi tìm tỳ-khưu Sunakkhatta người Licchavī, đang là thị giả của đức Phật thì được tỳ-khưu Nāgita cho biết là Sunakkhatta đã bỏ đi rồi.

- Tại sao?

- Thưa, có lần y tâm sự: Tôi thỉnh thoảng được hầu đức Phật mà ngài chẳng dạy cho được một pháp gì cao siêu cả, chẳng được một chút thần thông, phép lạ vào cả.

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Thôi, chuyện đó bỏ qua! Bây giờ tôi rất nóng lòng muốn đi tìm đức Phật, ông cùng đi với tôi cho vui nhé?

- Thưa vâng! Lúc nào tôi cũng nhớ đức Tôn Sư, luôn muốn làm thị giả cho ngài, luôn muốn được hầu cận ngài để được học hỏi và tu tập .

Thế rồi, hai người lặng lẽ ôm bát ra đi.

Đại đức Ānanda suy đoán:

- Tại kinh thành Sāvatthi (Xá Vệ) đã có trưởng lão Sāriputta cùng các vị tôn giả khác; thế là ở đấy đã có người thay mặt đức Tôn Sư để giáo giới học chúng. Vậy, có lẽ đức Đạo Sư không quành lại Bārāṇasī (Ba-la-nại) để đi lên Jetavana (Kỳ Viên) mà đi về hướng các xứ Kuru, Campā... rồi lên Māgadha (Ma-kiệt-đà) chăng?

Thế rồi, hai vị lầm lũi bộ hành về hướng đông nam. Đến xứ Kuru, nơi đức Phật đã dạy Tứ niệm xứ, đến thị trấn Kammasadhamma, nơi đức Phật hóa độ cho du sĩ Magandiya, đến thị trấn Thullakoṭṭhika, nơi đức Phật hóa độ chàng thanh niên con nhà cự phú xuất gia tỳ-khưu là Raṭṭhapāla để hỏi thăm chư tăng vùng này cũng không nghe tin tức. Cả hai vị đi mãi. Đến vương quốc Aṇga, thị trấn Bhaddiya, tại đây có gia đình vợ chồng triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi. Đại đức Ānanda còn nhớ thân phụ của bà Sumanā là triệu phú Meṇḍaka có cô cháu ngoại Visākhā, năm ấy mới bảy tuổi mà đức Tôn Sư có tuyên bố là cô bé đã vào dòng! Rồi đến xứ Campā, một đất nước xinh đẹp được ân tứ của đức vua Bimbisāra, tại bờ hồ Gaggarā, nơi đây đức Phật đã hóa độ bà-la-môn Sonadanda cũng không thấy tăm bóng, không một thông tin nào. Thế rồi, hai vị đành phải trở lên kinh thành Rājagaha (Vương Xá).

Tại Veḷuvanārāma (Trúc lâm tịnh xá), chư tăng ở đây cũng đang xôn xao, lo lắng, chẳng ai biết về hành tung của đức Phật. Đại đức Ānanda trình bày cho đại chúng sự thật về câu chuyện bất hòa của hai nhóm hội chúng tại vườn rừng Ghositārāma, kinh thành Kosambī (Kiều-thưởng-di). Rồi sau đó là chư tăng ni, đức vua Bimbisāra (Bình-sa vương), thần y Jīvaka... cũng đến thăm hỏi ra chiều quan tâm, lo lắng.

Hai vị ở đây mấy hôm, rồi đi theo một lộ trình dài, vượt sông Gaṅgā ghé Vesāli, Videha, Vajjī, lên Mallā, Moriya, Koliya qua Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) ... Trên hành trình thiên lý ấy, đặc biệt khi họ được gặp các vị tỳ-khưu lớn như trưởng lão Assaji, Mahā Kassapa, Vappa, Yasa, Gayā Kassapa, Kāḷudayi... thì các vị thánh này chỉ mỉm cười và không ai nói gì, góp một ý kiến nào.

Thế là sau khi trở lại tịnh xá Jetavana (Kỳ Viên) trình bày mọi chuyện cho hai vị đại đệ tử hay rồi, họ an cư mùa mưa ở đây. Rồi tình trạng chư tăng ni, đức vua, triều đình, các đại phú hộ, trưởng giả, các gia chủ, hai hàng cư sĩ... cũng xôn xao, bàn tán, quan tâm, lo lắng cho đức Phật cũng tương tợ như ở tại Rājagaha (Vương Xá) vậy.

Tôn giả Sāriputta và thỉnh thoảng tôn giả Mahā Moggallāna vân du đâu đó trở về, cả hai vị thay nhau giáo giới đại chúng, tăng ni cũng như hai hàng cận sự. Việc đức Thế Tôn “mất tích”, hai vị phải nhiều lần giải thích, đại lược như sau:

- Một đức Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, bao giờ cũng mưu cầu đem lại lợi ích cho phần đông. Ngài giáo giới trời, người, chúng sanh các loại bằng thân, bằng khẩu và bằng ý cùng vô lượng phương tiện thiện xảo khác. Cho đến nỗi, ngài im lặng cũng giáo hóa, ngủ nghỉ cũng giáo hóa mà bỏ đi đâu đó cũng giáo hóa. Hai nhóm hội chúng tỳ-khưu cứng đầu, ngoan cố ở vườn rừng Ghositārāma tại Kosambī là ví dụ của trường hợp sau cùng, đức Phật đã dạy cho họ một bài học.

Ai đời chúng ta lại lo lắng chuyện này chuyện kia cho một bậc Xuất Trần Thượng Sĩ bao giờ!? Hành trạng của Người, chúng ta không thể tưởng nghĩ, suy luận, phỏng đoán như thế này, như thế kia được đâu. Đúng lúc, đúng thời, đức Thế Tôn sẽ trở lại thôi.

Mọi người an tâm.

Tuy nhiên, khi gặp riêng nhau, tôn giả Mahā Moggallāna nói với tôn giả Sāriputta:

- Có lẽ sau an cư, chúng ta nên đi đón đức Tôn Sư về đây chăng? Ai ai cũng nóng lòng trông đợi, cũng thấy thương cho họ!

- Chuyện ấy đúng - tôn giả Sāriputta gật đầu - nhưng chúng ta sẽ không đi!

- Tại sao?

- Sẽ bị đức Tôn Sư rầy la đấy!

Ngẫm ngợi một chút, tôn giả Moggallāna gật đầu đồng tình:

- Phải rồi!

Tôn giả Sāriputta mỉm cười:

- Vậy đức Tôn Sư sẽ rầy la như thế nào nào?

- Ngài sẽ “cảnh cáo” như sau: “Các ông làm cái gì vậy? Bổn phận và trách nhiệm của các ông là giáo giới các nhóm hội chúng tăng tục và đem đến lợi lạc, an vui cho họ, ai bảo các ông bỏ thì giờ để đi đón Như Lai? Các ông không biết việc gì đáng làm và việc gì không đáng làm sao? Các ông không biết việc gì là chính, việc gì là phụ sao? Vậy, cái tâm bất động của các ông để đâu? Cái tuệ bất động của các ông để đâu? Hãy để cho sự xôn xao, đón đưa, nghinh rước ấy cho chư phàm tăng và hai hàng cư sĩ họ làm! Các ông hãy ghi nhớ đấy! Đừng làm ‘mất mặt’ hội chúng thánh nhân của chư Phật ba đời!”

- Đúng là vậy! Tôn giả Sāriputta gật đầu - đúng là chúng ta sẽ bị “mắng” như vậy đấy!

Sau khi hội ý một hồi, cả hai vị nhất trí để việc này cho tỳ-khưu Ānanda đại diện đi đón đức Thế Tôn là hợp tình, hợp lý và đắc thế nhất. Cái tâm, cái tình của tỳ-khưu Ānanda, và cả thị giả Nāgita, đội nắng dầm sương, đường xa ngàn dặm, lặn lội đi tìm đức Đạo Sư không ai là không biết, không ai là không cảm động! Đấy không là bài học ngàn đòi hay sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2020(Xem: 7038)
“Hoa Tâm Vườn Đạo Vô Ưu” Anh đi vội quá... Bao người tiếc thương Tiễn anh tháng 6 trời mưa Lời thơ nghe đắng bên đời hợp tan Cuộc đời anh sống hiên ngang Chân thành giản dị chứa chan lòng mình Đi qua sóng gió nhục vinh Thăng trầm dâu bể tử sinh vẫn là Vẫn là đôi mắt tinh anh Đạo tâm bút lực nếp lành quê hương Anh xong một kiếp dạo chơi Nhân gian còn lại một trời văn chương Chiều mưa tháng 6 tiếc thương Vô ưu tỏa ngát một vườn hoa tâm Cõi về anh bước thênh thang Tử sinh một thoáng để mà nhớ nhau…
23/07/2020(Xem: 7058)
Nghiên cứu lại danh tăng nhân tài thời đại ! Ngưỡng phục thay... bậc gìn giữ gia tài ... Nào Phật học Tự điển, Đại tạng kinh ... miệt mài. Cùng những bài pháp thoại thâm uyên hiếm có , Từ Đấng Từ Phụ , Cha lành đã giao phó ... Cúi đầu lễ kính Tôn Túc nguyện tri ân , Tiếc hơi muộn... để có thể dấn thân , Tự hứa còn hơi thở ...sẽ còn gắng sức!
19/07/2020(Xem: 4984)
Có đôi lúc vẻ ngoài thật bình tĩnh ! Ai biết cho ....trong lại rối thế này, Tin buồn thân quyến cứ đến hàng ngày . Nhủ nhủ thầm .. cộng nghiệp của thế kỷ !
16/07/2020(Xem: 7549)
Độc cư nhiều năm chẳng đi đâu ! Nên chi phong tỏa tại Úc Châu, Chẳng nghĩ mình đang chịu quản thúc ... Hai bốn giờ ...thời gian qua mau . Từ lâu tri túc nên chưa thiếu, " Huyễn, hoá " luôn ghi nhớ trong đầu Hãy lo bồi dưỡng thêm công đức, Kiên trì.. nhẫn nại thoát bễ dâu?
15/07/2020(Xem: 5732)
Cuộc sống nơi trần gian này ngắn lắm! Muốn thanh thản an hòa học chữ buông Những lục dục thất tình khi ngồi ngẫm Có lúc thật vui nhưng cũng thật buồn "Ba vạn sáu nghìn ngày" đâu là mấy Nhắn nhủ cuộc đời ngắn ngủi ai ơi! Vì cơm áo gạo tiền nên cật lực Mấy ai tránh khỏi vất vả thân người
15/07/2020(Xem: 5350)
Mâu Thuẫn ! Kính dâng Thầy bài thơ sám hối của con mỗi khi tâm loạn động Kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH Có bao giờ tự mình thấy ra mâu thuẫn ? Quay vòng vòng trong loạn động ngã tâm Làm sao phân biệt thiện ác tránh sai lầm, Cần tinh tấn mới diều phục và tỉnh giác .
15/07/2020(Xem: 6175)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa Sinh thành dưỡng dục thấm trong ta Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha Hết cả phần đời nào quản ngại Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà Theo hương sống nguyện, sao cho xứng Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
13/07/2020(Xem: 13410)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
13/07/2020(Xem: 5597)
Đời ! Kính bạch Thầy , nhân có bạn gửi email: Than rằng nghe tin tức hoài khổ quá , con vội gửi bài thơ này . Kính dâng Thầy xem cho vui HH Bàn cờ thế giới hiện sắc không ! Đừng nhìn, nghe, đọc sẽ băn khoăn. Hãy cười tự nhủ mưa ...rồi nắng, Dành chút thời gian lặng soi mình . Lỡ vướng luân hồi chịu tử sinh, Xem như lửa cháy đến mặt . đầu Làm sao tháo gỡ mầm nhân xấu Niệm..trước chấp tàng ... đấy vô minh
12/07/2020(Xem: 6077)
Rạng sáng ngồi vui với tách trà Bao điều đắng ngọt chuyện cùng ta Hương tràn đọng thấm quanh thềm cỏ Khói tỏa quen đùa khắp nhánh hoa Mấy khỏang xuân sang nào chậm lại Nhiêu lần hạ đến vẫn đều qua Thời gian,vạn vật luôn bình thản Chỉ có con người… cứ thở ra….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]